3.2.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế của địa phương
Định hướng phát triển kinh tế của huyện Tam Nông trong giai đoạn sản xuất 2006 - 2020 là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 15%, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng sản xuất tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng trên 6%, giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng tăng trên 35%, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng trên 10%.
Chỉ tiêu kinh tế:
a) Tổng giá trị sản xuất (giá cố định): 574 tỷ đồng, tăng trên 15% Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: 183 tỷ đồng, tăng trên 6%. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng: 194 tỷ đồng, tăng trên 35%. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ: 170 tỷ đồng, tăng trên 10%.
Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp: 36,14%; Công nghiệp xây dựng: 33,22%; Dịch vụ: 30,64%.
b)Thu hút vốn đầu tư trên địa bàn trên 1.200 tỷ đồng. c) Tổng sản lượng cây con có hạt ước thực hiện 27.504 tấn.
e) Tổng thu ngân sách huyện: 88,028 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 19,526 tỷ đồng.
3.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề chính của huyện Tam Nông
Năm 2010 tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Nông GDP đạt 13,08% so với năm 2009. Trong đó:
Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng: 204 tỷ đồng chiếm 27,15% so với tổng giá trị sản xuất; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp: 286,1 tỷ đồng, chiếm 38,27% so với tổng giá trị sản xuất; Giá trị sản xuất dịch vụ: 258,57 tỷ đồng chiếm 34,58% so với tổng giá trị sản xuất.
Vốn đầu tư cả năm: 247 tỷ đồng trong đó: Ngân sách nhà nước: 134 tỷ đồng
Từ doanh nghiệp: 30 tỷ đồng. Vốn đầu tư trong dân: 83 tỷ đồng.
Trồng rừng tập trung mới: 200 ha tăng 0,8% so với năm 2009.
3.2.1.3. Kinh tế lâm nghiệp
Giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 18,27%, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Độ che phủ rừng 25%.
Thị trường lâm sản chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy và gỗ bóc, gỗ lạng làm bao bì sản phẩm.