Về sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 51)

Bảng 3.5: Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm của Công ty

Hạng mục ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng rừng Ha 180 225 200 150 150 Chăm sóc Ha 609 634,7 605,7 575,70 500 Bảo vệ rừng khép tán Ha 379,3 480,6 682,5 742,2 837,8 -Sản lượng gỗ khai thác m3 3.482 2.385,62 3.102,22 5.485,4 5.045,1 +Diện tích khai thác Ha 87,7 51,7 58,6 113,1 124,3 +NS rừng m3/ha 48,2 61,2 34,6 46,2 70,9 Giá trị tổng sản lượng Tr. đ 2.255 1.572,8 3.103,8 2.835 3.461,6 Doanh thu Tr. đ 1.223 1.932,7 2.255,1 1.572,8 3.017,9 Lợi nhuận Tr. đ 289 8,7 15,4 11,04 23,2 Tổng tài sản Tr. đ 11.617 14.674 21.597 26.770 31.238 Tổng nguồn vốn Tr. đ 8.288 11.174 14.997 18.272 21.818 Tổng quỹ lương Tr. đ 809 1,025 1,297 1,538 1,744,5 Nộp ngân sách Tr. đ 24,2 9,1 14,8 34,6 38,6 Nộp BHXH Tr. đ 99,9 38,3 146,9 178,7 255,7 Lương bq/người/tháng Tr. đ 1,376 1,553 2,002 2,289 2,743

Qua 5 năm, Công ty đã trồng được 1.034,7 ha rừng, bình quân mỗi năm công ty trồng mới 206,9 ha trong đó trồng trên đất công ty là 88,2 ha; đất liên doanh liên kết là 118,7 ha.

Đánh giá: So sánh mức thu nhập trong 5 năm cho thấy Công ty phát triển ổn định thông qua các chỉ số doanh thu, lợi nhuận hay thu nhập của người lao động. Tuy mức lương tăng nhưng còn chưa cao so với mặt bằng chung và với tốc độ trượt giá hàng năm của hàng hoá thị trường.

Mặc dù công ty còn nhiều khó khăn nhưng việc chấp hành chế độ chính sách đối với Nhà nước, người lao động luôn đảm bảo đúng quy định. Tham gia đầy đủ các phong trào đền ơn đáp nghĩa, góp quỹ từ thiện. Hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm là tiêu chí đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá quản lý rừng theo nguyên tắc QLRBV của FSC

4.1.1. Đánh giá theo tài liệu quản lý

Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến quản lý rừng của Công ty như kế hoạch quản lý rừng, các phụ biểu, phụ lục, bản đồ…

Phỏng vấn giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng và chuyên viên có liên quan thuộc phòng tổ chức hành chính, kế toán trưởng, kế hoạch kỹ thuật. Kiểm tra các bằng chứng về tài liệu lưu giữ về quyền sử dụng đất, văn bản pháp luật, công ước quốc tế liên quan; tài liệu đào tạo tập huấn cho công nhân, người lao động; hồ sơ thiết kế trồng rừng, khai thác và nghiệm thu, thanh toán bán sản phẩm, quyết toán tài chính, nghĩa vụ nộp ngân sách thuế, BHXH; đóng góp cho cộng đồng địa phương…

KHQLR của Công ty chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hệ thống bản đồ số hoá chưa có, nhưng Công ty có hệ thống bản đồ hiện trạng do Công ty xây dựng, bản đồ giao đất theo quyết định của UBND tỉnh rõ ràng có dấu xác nhận ranh giới của các xã liền kề. Có đầy đủ hồ sơ thiết kế trồng rừng, khai thác rừng hàng năm. Tài liệu lưu giữ khá đầy đủ, nhưng còn tản mạn chưa tập trung, phải mất thời gian tìm kiếm.

4.1.2. Khảo sát hiện trường

Tài liệu lưu giữ ở đội chưa được đầy đủ, không có bản đồ quản lý rừng của đội, chỉ có bản đồ chỉ đạo trồng rừng.

Hiện trường khai thác xong, trồng rừng lại ngay đầu năm 2011, trên hiện trường trồng rừng còn để vương vãi túi đựng bầu cây.

Công nhân của đội được nhận đầy đủ bảo hộ lao động, được tập huấn về an toàn lao động, thi tay nghề.

4.1.3. Ý kiến tham vấn

Về chấp hành pháp luật, lâm luật: Trong 3 năm gần đây và trước đó Công ty không có vụ việc nào vi phạm bị UBND từ cấp huyện trở lên xử lý. Không có xảy

Về quyền sử dụng đất, tôn trọng quyền sử dụng đất của cộng đồng địa phương: Ranh giới được xác lập rõ ràng, có xác nhận của các xã liền kề với đất của Công ty, không có mâu thuẫn, tranh chấp lấn chiếm đất đai. Có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng. Hoạt động sản xuất của công ty không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

4.1.4. Kết quả đánh giá thực hiện quản lý rừng của CTLN Tam Thanh

Các nguyên tắc được sử dụng để đánh giá là 10 nguyên tắc của FSC, 10 nguyên tắc này được cụ thể hoá bằng các tiêu chí, các chỉ số và các bằng chứng chứng minh.

Diện tích đất rừng của Công ty hoàn toàn là rừng trồng, Công ty chưa có báo cáo đánh giá với sự tham gia của cộng đồng địa phương để xác định có hay không các khu rừng bảo tồn cao phù hợp với định nghĩa của FSC. Do vậy, không đánh giá nguyên tắc 9 cho CTLN Tam Thanh.

Nguyên tắc 1: (Tuân thủ luật và nguyên tắc của FSC)

Công ty lưu trữ đầy đủ các văn bản pháp luật, chiến lược phát triển lâm nghiệp, cẩm nang nghiệp vu ̣... nhưng chưa có đầy đủ các hương ước, quy ước của xã, thôn, công ước về an toàn sinh thái cho ĐDSH 2000.

Công ty có nộp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản nộp hợp pháp khác kèm theo tài liệu lưu trữ. Tuân thủ tất cả những điều khoản của các thỏa thuâ ̣n quốc tế mà nhà nước đã ký kết.

Chưa cung cấp và phổ biến đầy đủ cho cán bộ công nhân viên về tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC.

Công ty đã và đang quản lý rừng tuân thủ theo pháp luật và theo hướng QLRBV.

Nguyên tắc 2: (Quyền và trách nhiệm sử dụng đất)

Công ty có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 490 ha có bản đồ ranh giới rõ ràng, các xã liền kề thừa nhận thuộc huyện Tam Nông (Quyết định số 607/QĐ-UB ngày 31/3/1998 của UBND tỉnh Phú Thọ) và 301,6 ha tại xã Hào Lý - huyện Đà Bắc - tỉnh Hoà Bình (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Hoà Bình

cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam, số vào sổ T00555, hạn sử dụng 31/3/2057 gồm thửa số 1, bản đồ khu đất xin thuê có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đà Bắc, UBND xã Hào Lý.

Công ty có cơ chế giải quyết nhanh chóng và hợp lý nếu xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng đất với cộng đồng địa phương, với người dân.

Nguyên tắc 3: (Quyền của người dân sở tại)

Công ty tôn trọng quyền của người dân địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng, quyền sử dụng đất và sở hữu các nguồn tài nguyên rừng khác, có cam kết thông qua các xã liền kề và trong thực hiện; có hợp đồng quản lý bảo vệ rừng, hợp đồng nhận khoán, hợp đồng liên doanh với hộ trồng rừng.

Diện tích đất rừng Công ty quản lý không có tác động tiêu cực đến quyền quản lý sử dụng đất của người dân.

Còn thiếu biên bản kiểm điểm việc thực hiện cam kết, tài liệu ghi chép lưu giữ.

Nguyên tắc 4: (Quan hệ cộng đồng và quyền công nhân)

Công ty có quan hệ tốt với cộng đồng địa phương, sử dụng lao động địa phương vào hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng thông qua hợp đồng nhận khoán; liên doanh trồng rừng với các hộ cung cấp cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh…; đóng góp vào các công trình nhà văn hoá, sửa chữa đường, cầu, cống; hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng thuộc dự án 661 của các xã trên địa bàn.

Đảm bảo quyền lợi cho công nhân như đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, cấp phát bảo hộ lao động, khám sức khoẻ định kỳ, được tập huấn về an toàn lao động, hướng dẫn thực hiện qui trình kỹ thuật, thi tay nghề hàng năm, trả lương kịp thời. Các hộ nhận khoán được thanh toán đầy đủ, kịp thời theo hợp đồng đã ký.

Công ty thực hiện dân chủ trong cơ quan, lấy ý kiến của người lao động về các vấn đề liên quan đến công việc, cuộc sống, phát huy sáng kiến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chưa xây dựng cơ chế giải quyết mâu thuẫn rõ

Thiếu biên bản, danh sách các cuộc họp hoặc trao đổi.

Nguyên tắc 5: (Những lợi ích từ rừng)

Các hoạt động sản xuất của Công ty như trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng nguyên liệu được tổ chức và quản lý nề nếp, có hiệu quả. Luôn nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, hiệu quả đầu tư và tái đầu tư đủ để duy trì năng suất và chức năng sinh thái rừng. Mức độ khai thác đảm bảo không vượt quá mức để có thể duy trì tài nguyên rừng được ổn định lâu dài.

Đối chiếu với tiêu chuẩn FSC, Công ty chưa chú ý tới việc ghi chép để có báo cáo sau mỗi lần tổ chức hoặc kiểm tra hiện trường, tập trung vào các biên bản kiểm tra hiện trường, báo cáo kết quả giám sát khắc phục khuyết điểm, kết quả đào tạo tập huấn quy trình trồng rừng,sử dụng cưa xăng, báo cáo đánh giá áp dụng biện pháp kỹ thuật khai thác và các tiến bộ khoa học công nghệ.

Nguyên tắc 6: (Tác động môi trường)

Công ty rất quan tâm đến việc PCCCR, chống xói mòn, hạn chế các tác động xấu đến rừng, không sử dụng các hóa chất độc hại..

Công ty đã bắt đầu chú ý tới bảo vệ môi trường, đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa vào KHQLR biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

Công ty chưa gửi thông báo đánh giá tác động môi trường cho địa phương Chưa thực hiện việc điều tra, đánh giá, lập danh sách, tài liệu mô tả các HST rừng, các loài động thực vật nguy cấp, quí hiếm cần bảo vệ, đánh giá về tính ĐDSH trong phạm vi rừng của Công ty quản lý. Vì vậy chưa có kế hoạch, giải pháp bảo vệ và tổ chức thực hiện.

Nguyên tắc 7: (Kế hoạch quản lý)

Đã xây dựng KHQLR theo nguyên tắc FSC; KHQLR mới xây dựng chưa được phê duyệt, nhưng hàng năm Công ty vẫn xây dựng kế hoạch theo cách làm cũ được Tổng Công ty phê duyệt về trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác rừng trồng, bảo vệ rừng; bắt đầu xây dựng kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường, tác động xã hội, kế hoạch giám sát đánh giá để thực hiện QLRBV.

Chưa áp dụng công nghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ, trong lập KHQLR dài hạn, ngắn hạn; không có tài liệu hướng dẫn thống kê, kiểm kê rừng được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tài liệu hướng dẫn giám sát đánh giá có nhưng chưa đủ theo yêu cầu của FSC, do vậy khi giám sát đánh giá của cán bộ hiện trường thiếu ghi chép, chỉ thể hiện ở biên bản nghiệm thu công đoạn và bước công việc, năm kế hoạch và theo chu kỳ.

Nguyên tắc 8: (Giám sát đánh giá)

Kế hoạch giám sát đánh giá mới được xây dựng trong kế hoạch quản lý, do vậy đơn vị chưa thực hiện; chỉ thực hiện theo phương thức quản lý trước đây, có kiểm tra hiện trường nhưng ít hoặc không ghi chép, lập báo cáo.

Các tài liệu, dữ liệu về giám sát đánh giá có nhưng chưa đủ, thiếu các báo cáo hiện trường; cán bộ giám sát đánh giá chưa được đào tạo huấn luyện, chưa được cấp chứng chỉ.

Công bố kết quả giám sát chưa rộng rãi.

Nguyên tắc 10: (Rừng trồng)

Loài cây trồng được lựa chọn có năng suất cao, phù hợp điều kiện thực địa, thời tiết khí hậu, có thị trường.

Bố trí rừng trồng hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng.

Quản lý rừng trồng của Công ty đã có kinh nghiệm từ lâu kết hợp với áp dụng công nghệ tiên tiến nên chất lượng rừng trồng khá tốt.

Công ty chưa có danh mục các hành lang bảo vệ động vật hoang dã, các diện tích cận sông suối, ven chân, ven khe; tài liệu hướng dẫn quản lý bảo vệ các diện tích này chưa có.

Chưa có kết quả phân tích về các lợi ích của việc chọn loài cây nhập nội so với các loài cây bản địa trong thiết lập rừng trồng; đánh giá hiệu quả của hoạt động trồng rừng cũng như tác động của loại cây trồng đối với môi trường xung quanh.

Nhận xét chung:

Có 2 nguyên tắc được Công ty thực hiện rất tốt là nguyên tắc 2 và 3 với sự tuân thủ đa số các tiêu chí, chỉ số. Nguyên tắc 1 và 5 đạt loại tốt, nguyên tắc 7, 8 và 10 đạt loại khá. Nguyên tắc 4 và 6 thực hiện chưa đầy đủ nhất các tiêu chí, chỉ số.

Đối với nguyên tắc 4 trong quá trình thực hiện Công ty còn nhiều lỗi chưa tuân thủ, trong kế hoạch số lượng lao động địa phương theo mùa vụ Công ty sử dụng khá lớn, nhưng chưa có danh mục các địa điểm làm việc có nguy cơ về an toàn lao động, đào tạo, tập huấn về kỹ thuật, an toàn lao động cho lực lượng lao động này chưa thực sự thường xuyên.

Nguyên tắc 6 tuy đã có đánh giá tác động môi trường nhưng kết quả đánh giá còn sơ sài và Công ty chưa chú ý đến bảo vệ ĐDSH của rừng.

Nguyên tắc 8 về giám sát đánh giá Công ty thiếu các tài liệu và cán bộ có chuyên môn nên còn lúng túng trong việc thực hiện.

Mặc dù chưa thực hiện tốt tất cả các nguyên tắc nhưng có thể thấy Công ty có nhận thức rõ ràng về việc thực hiện các hoạt động lâm nghiệp theo đúng pháp luật của Nhà nước, hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình trong sử dụng tài nguyên. Công ty rất tôn trọng quyền sử dụng đất và sở hữu tài nguyên của cộng đồng và người dân, hạn chế mức thấp nhất tác động xấu đến quyền của họ.

4.1.5. Xác định lỗi không tuân thủ và khuyến nghị khắc phục

Những lỗi không tuân thủ và khuyến nghị khắc phục được tổng hợp như sau.

Bảng 4.1: Tổng hợp các lỗi không tuân thủ trong quản lý rừng và khuyến nghị khắc phục

Yêu cầu hoạt động

khắc phục 01/22 Liên quan đến tiêu chuẩn: Tiêu chí và chỉ số 1.1.1

Lỗi không tuân thủ Thiếu quy ước hương ước của xã, thôn về bảo vệ rừng để ở

đội sản xuất hoặc văn phòng. Công ước Cartagena về an toàn sinh thái cho ĐDSH 2000

Lớn Nhỏ

X

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Tài liệu hóa đầy đủ các luật và cẩm nang nghiệp vụ

Thời hạn khắc phục Trước 15/12/2011

Yêu cầu hoạt động

khắc phục 02/22 Liên quan đến tiêu chuẩn: Tiêu chí và chỉ số 1.1.2

Lỗi không tuân thủ

Thiếu quyết định mở lớp tập huấn, thiếu kết quả đánh giá

Lớn Nhỏ

X

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Lưu trữ đầy đủ quyết định mở lớp tập huấn, kết quả

đánh giá

Thời hạn khắc phục Trước 15/12/2011

Yêu cầu hoạt động

khắc phục 3/22 Liên quan đến tiêu chuẩn: Tiêu chí và chỉ số 1.3.1

Lỗi không tuân thủ

Thiếu công ước LHQ về chống sa mạc hoá, 1994 và chưa phổ biến đầy đủ các công ước.

Lớn Nhỏ

X

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Công ty sưu tầm Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về

chống sa mạc hoá, 1994 và phổ biến đầy đủ các tài liệu trên cho cán bộ công nhân, người lao động theo chức trách nhiệm vụ của mình

Thời hạn khắc phục Trước 15/12/2011

Yêu cầu hoạt động

khắc phục 04/22 Liên quan đến tiêu chuẩn: Tiêu chí và chỉ số 1.5.1

Lỗi không tuân thủ

Công ty chưa có danh mục khu vực dễ bị xâm hại (trâu bò phá hoại, điểm nóng về bảo vệ rừng).

Lớn Nhỏ

X

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Xây dựng danh mục khu vực dễ bị xâm hại để quản lý

Thời hạn khắc phục Trước 15/12/2011

Yêu cầu hoạt động

khắc phục 05/22 Liên quan đến tiêu chuẩn: Tiêu chí và chỉ số 4.2.6

Lỗi không tuân thủ Thiếu danh mục các địa điểm làm việc có nguy cơ về an toàn

lao động (độ dốc lớn..) và biên bản phổ biến tài liệu trên cho công nhân

Lớn Nhỏ

X

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị có danh mục các địa điểm làm việc có nguy

cơ về an toàn lao động (độ dốc lớn..) và biên bản phổ biến tài liệu trên cho công nhân

Thời hạn khắc phục Trước 15/12/2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 51)