Đánh giá công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 48 - 53)

Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua

3.4.1. Về quản lý rừng và tổ chức quản lý

Chuyển đổi lâm trường sang hoạt động theo mô hình Công ty lâm nghiệp phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các lâm trường, nâng cao nhận thức và đời sống của cán bộ công nhân viên, bộ máy tổ chức của Công ty gọn nhẹ, mỗi cán bộ quản lý đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng, chất lượng công việc đạt hiệu quả cao.

Rừng và đất rừng được quản lý tốt, 100% diện tích rừng của công ty được giao khoán tới người lao động. Rừng khai thác đến đâu được trồng lại ngay đến đó, không có đất trống.

Công tác trồng rừng thu hút nhiều lao động nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư xung quanh, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị trong địa bàn, dần chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng nguyên liệu giấy tới nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao dân trí.

Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên như tiền lương, thưởng, BHXH hay các chế độ chính sách khác.

3.4.2. Về kỹ thuật áp dụng

Trồng rừng thâm canh, thực hiện đúng thời vụ đúng quy trình kỹ thuật

Đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào trồng rừng như cây keo lai, bạch đàn mô phù hợp với điều kiện lập địa.

3.4.3. Về sử dụng đất, hạ tầng vốn

Diện tích Công ty được giao là 791,6 ha nên để có thêm đất trồng rừng theo kế hoạch, Công ty còn liên doanh trồng rừng với các hộ dân ở các địa phương khác. Công ty sử dụng đất hiệu quả, không có tình trạng tranh chấp xâm lấn xảy ra.

Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông cơ bản đầy đủ, thuận tiện thông tin liên lạc thuận lợi, hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng có đến các xã.

Vốn vay hàng năm được ưu đãi từ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của Công ty.

3.4.4. Thiết bị khai thác vận chuyển

Bảng 3.4: Thiết bị khai thác vận chuyển

STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng Thuê %

1 Thiết bị khai thác: 5 100

Cưa xăng Cái 5 100

2 Thiết bị vận chuyển 5 100

+ Ôtô Hyundai (15 tấn) Chiếc 3 100

+ Ôtô Hoa mai (5 tấn) Chiếc 2 100

3.4.5. Về tác động xã hội

3.4.5.1. Tác động tích cực

- Khâu trồng rừng

Năm 2010 Công ty trồng 200 ha rừng với tổng số công lao động là 16.000 ngày công, chăm sóc 3 năm là 605,7 ha với số công lao động khoảng 26.065 công; bảo vệ rừng 682,5 ha với số công là 5.000 công. Tổng số công trồng, chăm sóc bảo vệ rừng một năm là 47.065 công.

động làm trong một năm với số tiền công lao động khoảng 3 tỷ 221 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương trong vùng.

-Khâu khai thác: Năm 2010 Công ty khai thác 3.896,3 m3 với 6.950 ngày công lao động bằng 32 lao động làm việc trong 1 năm với số tiền công lao động khoảng 553 triệu đồng toàn bộ dành để tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

-Khâu bảo vệ rừng: Năm 2010 diện tích rừng khép tán cần bảo vệ là 682,5 ha với số công lao động là 5.000 công, tương đương 23 lao động làm việc 1 năm với số tiền công là 396 triệu đồng.

Sau khai thác Công ty còn để lại hàng nghìn Ster củi, cành nhành làm chất đốt phục vụ nhu cầu của nhân dân quanh vùng, giảm thiểu tác động vào rừng. Trong gieo ươm mỗi năm Công ty chủ động gieo ươm 400.000 cây giống có chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu trồng rừng của công ty và phục vụ nhân dân trong huyện và các địa phương lân cận.

Góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương, hàng năm công ty hỗ trợ kinh phí duy tu đường dân sinh, các công trình công cộng hoạt động văn hoá xã hội khác khoảng 10 - 15 triệu đồng.

3.4.5.2. Tác động tiêu cực

Tai nạn lao động trong trồng rừng, khai thác: chưa xảy ra vụ tại nạn nào. Tăng hư hỏng đường dân sinh do vận chuyển gỗ.

Có hiện tượng giảm lưu lượng dòng chảy của một số con suối nhỏ nhưng chưa gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

3.4.6. Về tác động môi trường

Quá trình sản xuất từ vườn ươm cây con đến trồng, chăm sóc rừng và khai thác vận xuất, vận chuyển nguyên liệu giấy có một số tác động đến môi trường như sau:

-Tác động môi trường trong quá trình gieo ươm cây con: Có sử dụng phân hoá học NPK cho việc chăm bón cây và một số loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại vườn ươm. Tuy nhiên do thời gian ươm cây ngắn (từ 4 - 5 tháng tuổi) việc sử dụng phân rất ít (1,1gam/cây).

-Tác động môi trường trong việc xử lý thực bì khi trồng rừng: Trước khi trồng rừng phải xử lý toàn diện và đốt hoặc dọn theo băng, do đó có một thời gian

mặt đất không có độ che phủ, song đây là thời kỳ cuối đông đầu xuân trời ít mưa, mưa không lớn nên đất không bị xói mòn.

-Tác động khi khai thác và mở đường vận xuất vận chuyển nguyên liệu: Rừng trồng thường được khai thác trắng theo lô vào cuối chu kỳ, sẽ tác động đến môi trường trong một thời gian nhất định do không có độ che phủ đất.

Rừng trồng nguyên liệu giấy không có tác động xấu mà có vai trò tích cực trong hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế xói lở đầu bờ sông suối. Góp phần cải thiện và giữ gìn độ che phủ rừng trên địa bàn 2 huyện, điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp phụ khí thải độc hại, ổn định về môi trường sinh thái.

Hư hỏng đường dân sinh do vận chuyển gỗ.

Tồn tại khi trồng rừng có một số lượng ít túi bầu thải ra môi trường.

Còn có những đám khai thác > 5 ha, gây ảnh hưởng đến độ che phủ đất, tăng nguy cơ xói mòn, nguy cơ làm giảm lưu lượng dòng chảy của các con suối nhỏ trong khu vực.

3.4.7. Về sản xuất kinh doanh

Bảng 3.5: Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm của Công ty

Hạng mục ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng rừng Ha 180 225 200 150 150 Chăm sóc Ha 609 634,7 605,7 575,70 500 Bảo vệ rừng khép tán Ha 379,3 480,6 682,5 742,2 837,8 -Sản lượng gỗ khai thác m3 3.482 2.385,62 3.102,22 5.485,4 5.045,1 +Diện tích khai thác Ha 87,7 51,7 58,6 113,1 124,3 +NS rừng m3/ha 48,2 61,2 34,6 46,2 70,9 Giá trị tổng sản lượng Tr. đ 2.255 1.572,8 3.103,8 2.835 3.461,6 Doanh thu Tr. đ 1.223 1.932,7 2.255,1 1.572,8 3.017,9 Lợi nhuận Tr. đ 289 8,7 15,4 11,04 23,2 Tổng tài sản Tr. đ 11.617 14.674 21.597 26.770 31.238 Tổng nguồn vốn Tr. đ 8.288 11.174 14.997 18.272 21.818 Tổng quỹ lương Tr. đ 809 1,025 1,297 1,538 1,744,5 Nộp ngân sách Tr. đ 24,2 9,1 14,8 34,6 38,6 Nộp BHXH Tr. đ 99,9 38,3 146,9 178,7 255,7 Lương bq/người/tháng Tr. đ 1,376 1,553 2,002 2,289 2,743

Qua 5 năm, Công ty đã trồng được 1.034,7 ha rừng, bình quân mỗi năm công ty trồng mới 206,9 ha trong đó trồng trên đất công ty là 88,2 ha; đất liên doanh liên kết là 118,7 ha.

Đánh giá: So sánh mức thu nhập trong 5 năm cho thấy Công ty phát triển ổn định thông qua các chỉ số doanh thu, lợi nhuận hay thu nhập của người lao động. Tuy mức lương tăng nhưng còn chưa cao so với mặt bằng chung và với tốc độ trượt giá hàng năm của hàng hoá thị trường.

Mặc dù công ty còn nhiều khó khăn nhưng việc chấp hành chế độ chính sách đối với Nhà nước, người lao động luôn đảm bảo đúng quy định. Tham gia đầy đủ các phong trào đền ơn đáp nghĩa, góp quỹ từ thiện. Hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm là tiêu chí đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 48 - 53)