Đánh giá công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 48)

3.4.1. Về quản lý rừng và tổ chức quản lý

Chuyển đổi lâm trường sang hoạt động theo mô hình Công ty lâm nghiệp phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các lâm trường, nâng cao nhận thức và đời sống của cán bộ công nhân viên, bộ máy tổ chức của Công ty gọn nhẹ, mỗi cán bộ quản lý đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng, chất lượng công việc đạt hiệu quả cao.

Rừng và đất rừng được quản lý tốt, 100% diện tích rừng của công ty được giao khoán tới người lao động. Rừng khai thác đến đâu được trồng lại ngay đến đó, không có đất trống.

Công tác trồng rừng thu hút nhiều lao động nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư xung quanh, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị trong địa bàn, dần chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng nguyên liệu giấy tới nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao dân trí.

Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên như tiền lương, thưởng, BHXH hay các chế độ chính sách khác.

3.4.2. Về kỹ thuật áp dụng

Trồng rừng thâm canh, thực hiện đúng thời vụ đúng quy trình kỹ thuật

Đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào trồng rừng như cây keo lai, bạch đàn mô phù hợp với điều kiện lập địa.

3.4.3. Về sử dụng đất, hạ tầng vốn

Diện tích Công ty được giao là 791,6 ha nên để có thêm đất trồng rừng theo kế hoạch, Công ty còn liên doanh trồng rừng với các hộ dân ở các địa phương khác. Công ty sử dụng đất hiệu quả, không có tình trạng tranh chấp xâm lấn xảy ra.

Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông cơ bản đầy đủ, thuận tiện thông tin liên lạc thuận lợi, hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng có đến các xã.

Vốn vay hàng năm được ưu đãi từ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của Công ty.

3.4.4. Thiết bị khai thác vận chuyển

Bảng 3.4: Thiết bị khai thác vận chuyển

STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng Thuê %

1 Thiết bị khai thác: 5 100

Cưa xăng Cái 5 100

2 Thiết bị vận chuyển 5 100

+ Ôtô Hyundai (15 tấn) Chiếc 3 100

+ Ôtô Hoa mai (5 tấn) Chiếc 2 100

3.4.5. Về tác động xã hội

3.4.5.1. Tác động tích cực

- Khâu trồng rừng

Năm 2010 Công ty trồng 200 ha rừng với tổng số công lao động là 16.000 ngày công, chăm sóc 3 năm là 605,7 ha với số công lao động khoảng 26.065 công; bảo vệ rừng 682,5 ha với số công là 5.000 công. Tổng số công trồng, chăm sóc bảo vệ rừng một năm là 47.065 công.

động làm trong một năm với số tiền công lao động khoảng 3 tỷ 221 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương trong vùng.

-Khâu khai thác: Năm 2010 Công ty khai thác 3.896,3 m3 với 6.950 ngày công lao động bằng 32 lao động làm việc trong 1 năm với số tiền công lao động khoảng 553 triệu đồng toàn bộ dành để tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

-Khâu bảo vệ rừng: Năm 2010 diện tích rừng khép tán cần bảo vệ là 682,5 ha với số công lao động là 5.000 công, tương đương 23 lao động làm việc 1 năm với số tiền công là 396 triệu đồng.

Sau khai thác Công ty còn để lại hàng nghìn Ster củi, cành nhành làm chất đốt phục vụ nhu cầu của nhân dân quanh vùng, giảm thiểu tác động vào rừng. Trong gieo ươm mỗi năm Công ty chủ động gieo ươm 400.000 cây giống có chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu trồng rừng của công ty và phục vụ nhân dân trong huyện và các địa phương lân cận.

Góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương, hàng năm công ty hỗ trợ kinh phí duy tu đường dân sinh, các công trình công cộng hoạt động văn hoá xã hội khác khoảng 10 - 15 triệu đồng.

3.4.5.2. Tác động tiêu cực

Tai nạn lao động trong trồng rừng, khai thác: chưa xảy ra vụ tại nạn nào. Tăng hư hỏng đường dân sinh do vận chuyển gỗ.

Có hiện tượng giảm lưu lượng dòng chảy của một số con suối nhỏ nhưng chưa gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

3.4.6. Về tác động môi trường

Quá trình sản xuất từ vườn ươm cây con đến trồng, chăm sóc rừng và khai thác vận xuất, vận chuyển nguyên liệu giấy có một số tác động đến môi trường như sau:

-Tác động môi trường trong quá trình gieo ươm cây con: Có sử dụng phân hoá học NPK cho việc chăm bón cây và một số loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại vườn ươm. Tuy nhiên do thời gian ươm cây ngắn (từ 4 - 5 tháng tuổi) việc sử dụng phân rất ít (1,1gam/cây).

-Tác động môi trường trong việc xử lý thực bì khi trồng rừng: Trước khi trồng rừng phải xử lý toàn diện và đốt hoặc dọn theo băng, do đó có một thời gian

mặt đất không có độ che phủ, song đây là thời kỳ cuối đông đầu xuân trời ít mưa, mưa không lớn nên đất không bị xói mòn.

-Tác động khi khai thác và mở đường vận xuất vận chuyển nguyên liệu: Rừng trồng thường được khai thác trắng theo lô vào cuối chu kỳ, sẽ tác động đến môi trường trong một thời gian nhất định do không có độ che phủ đất.

Rừng trồng nguyên liệu giấy không có tác động xấu mà có vai trò tích cực trong hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế xói lở đầu bờ sông suối. Góp phần cải thiện và giữ gìn độ che phủ rừng trên địa bàn 2 huyện, điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp phụ khí thải độc hại, ổn định về môi trường sinh thái.

Hư hỏng đường dân sinh do vận chuyển gỗ.

Tồn tại khi trồng rừng có một số lượng ít túi bầu thải ra môi trường.

Còn có những đám khai thác > 5 ha, gây ảnh hưởng đến độ che phủ đất, tăng nguy cơ xói mòn, nguy cơ làm giảm lưu lượng dòng chảy của các con suối nhỏ trong khu vực.

3.4.7. Về sản xuất kinh doanh

Bảng 3.5: Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm của Công ty

Hạng mục ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng rừng Ha 180 225 200 150 150 Chăm sóc Ha 609 634,7 605,7 575,70 500 Bảo vệ rừng khép tán Ha 379,3 480,6 682,5 742,2 837,8 -Sản lượng gỗ khai thác m3 3.482 2.385,62 3.102,22 5.485,4 5.045,1 +Diện tích khai thác Ha 87,7 51,7 58,6 113,1 124,3 +NS rừng m3/ha 48,2 61,2 34,6 46,2 70,9 Giá trị tổng sản lượng Tr. đ 2.255 1.572,8 3.103,8 2.835 3.461,6 Doanh thu Tr. đ 1.223 1.932,7 2.255,1 1.572,8 3.017,9 Lợi nhuận Tr. đ 289 8,7 15,4 11,04 23,2 Tổng tài sản Tr. đ 11.617 14.674 21.597 26.770 31.238 Tổng nguồn vốn Tr. đ 8.288 11.174 14.997 18.272 21.818 Tổng quỹ lương Tr. đ 809 1,025 1,297 1,538 1,744,5 Nộp ngân sách Tr. đ 24,2 9,1 14,8 34,6 38,6 Nộp BHXH Tr. đ 99,9 38,3 146,9 178,7 255,7 Lương bq/người/tháng Tr. đ 1,376 1,553 2,002 2,289 2,743

Qua 5 năm, Công ty đã trồng được 1.034,7 ha rừng, bình quân mỗi năm công ty trồng mới 206,9 ha trong đó trồng trên đất công ty là 88,2 ha; đất liên doanh liên kết là 118,7 ha.

Đánh giá: So sánh mức thu nhập trong 5 năm cho thấy Công ty phát triển ổn định thông qua các chỉ số doanh thu, lợi nhuận hay thu nhập của người lao động. Tuy mức lương tăng nhưng còn chưa cao so với mặt bằng chung và với tốc độ trượt giá hàng năm của hàng hoá thị trường.

Mặc dù công ty còn nhiều khó khăn nhưng việc chấp hành chế độ chính sách đối với Nhà nước, người lao động luôn đảm bảo đúng quy định. Tham gia đầy đủ các phong trào đền ơn đáp nghĩa, góp quỹ từ thiện. Hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm là tiêu chí đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá quản lý rừng theo nguyên tắc QLRBV của FSC

4.1.1. Đánh giá theo tài liệu quản lý

Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến quản lý rừng của Công ty như kế hoạch quản lý rừng, các phụ biểu, phụ lục, bản đồ…

Phỏng vấn giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng và chuyên viên có liên quan thuộc phòng tổ chức hành chính, kế toán trưởng, kế hoạch kỹ thuật. Kiểm tra các bằng chứng về tài liệu lưu giữ về quyền sử dụng đất, văn bản pháp luật, công ước quốc tế liên quan; tài liệu đào tạo tập huấn cho công nhân, người lao động; hồ sơ thiết kế trồng rừng, khai thác và nghiệm thu, thanh toán bán sản phẩm, quyết toán tài chính, nghĩa vụ nộp ngân sách thuế, BHXH; đóng góp cho cộng đồng địa phương…

KHQLR của Công ty chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hệ thống bản đồ số hoá chưa có, nhưng Công ty có hệ thống bản đồ hiện trạng do Công ty xây dựng, bản đồ giao đất theo quyết định của UBND tỉnh rõ ràng có dấu xác nhận ranh giới của các xã liền kề. Có đầy đủ hồ sơ thiết kế trồng rừng, khai thác rừng hàng năm. Tài liệu lưu giữ khá đầy đủ, nhưng còn tản mạn chưa tập trung, phải mất thời gian tìm kiếm.

4.1.2. Khảo sát hiện trường

Tài liệu lưu giữ ở đội chưa được đầy đủ, không có bản đồ quản lý rừng của đội, chỉ có bản đồ chỉ đạo trồng rừng.

Hiện trường khai thác xong, trồng rừng lại ngay đầu năm 2011, trên hiện trường trồng rừng còn để vương vãi túi đựng bầu cây.

Công nhân của đội được nhận đầy đủ bảo hộ lao động, được tập huấn về an toàn lao động, thi tay nghề.

4.1.3. Ý kiến tham vấn

Về chấp hành pháp luật, lâm luật: Trong 3 năm gần đây và trước đó Công ty không có vụ việc nào vi phạm bị UBND từ cấp huyện trở lên xử lý. Không có xảy

Về quyền sử dụng đất, tôn trọng quyền sử dụng đất của cộng đồng địa phương: Ranh giới được xác lập rõ ràng, có xác nhận của các xã liền kề với đất của Công ty, không có mâu thuẫn, tranh chấp lấn chiếm đất đai. Có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng. Hoạt động sản xuất của công ty không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

4.1.4. Kết quả đánh giá thực hiện quản lý rừng của CTLN Tam Thanh

Các nguyên tắc được sử dụng để đánh giá là 10 nguyên tắc của FSC, 10 nguyên tắc này được cụ thể hoá bằng các tiêu chí, các chỉ số và các bằng chứng chứng minh.

Diện tích đất rừng của Công ty hoàn toàn là rừng trồng, Công ty chưa có báo cáo đánh giá với sự tham gia của cộng đồng địa phương để xác định có hay không các khu rừng bảo tồn cao phù hợp với định nghĩa của FSC. Do vậy, không đánh giá nguyên tắc 9 cho CTLN Tam Thanh.

Nguyên tắc 1: (Tuân thủ luật và nguyên tắc của FSC)

Công ty lưu trữ đầy đủ các văn bản pháp luật, chiến lược phát triển lâm nghiệp, cẩm nang nghiệp vu ̣... nhưng chưa có đầy đủ các hương ước, quy ước của xã, thôn, công ước về an toàn sinh thái cho ĐDSH 2000.

Công ty có nộp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản nộp hợp pháp khác kèm theo tài liệu lưu trữ. Tuân thủ tất cả những điều khoản của các thỏa thuâ ̣n quốc tế mà nhà nước đã ký kết.

Chưa cung cấp và phổ biến đầy đủ cho cán bộ công nhân viên về tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC.

Công ty đã và đang quản lý rừng tuân thủ theo pháp luật và theo hướng QLRBV.

Nguyên tắc 2: (Quyền và trách nhiệm sử dụng đất)

Công ty có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 490 ha có bản đồ ranh giới rõ ràng, các xã liền kề thừa nhận thuộc huyện Tam Nông (Quyết định số 607/QĐ-UB ngày 31/3/1998 của UBND tỉnh Phú Thọ) và 301,6 ha tại xã Hào Lý - huyện Đà Bắc - tỉnh Hoà Bình (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Hoà Bình

cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam, số vào sổ T00555, hạn sử dụng 31/3/2057 gồm thửa số 1, bản đồ khu đất xin thuê có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đà Bắc, UBND xã Hào Lý.

Công ty có cơ chế giải quyết nhanh chóng và hợp lý nếu xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng đất với cộng đồng địa phương, với người dân.

Nguyên tắc 3: (Quyền của người dân sở tại)

Công ty tôn trọng quyền của người dân địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng, quyền sử dụng đất và sở hữu các nguồn tài nguyên rừng khác, có cam kết thông qua các xã liền kề và trong thực hiện; có hợp đồng quản lý bảo vệ rừng, hợp đồng nhận khoán, hợp đồng liên doanh với hộ trồng rừng.

Diện tích đất rừng Công ty quản lý không có tác động tiêu cực đến quyền quản lý sử dụng đất của người dân.

Còn thiếu biên bản kiểm điểm việc thực hiện cam kết, tài liệu ghi chép lưu giữ.

Nguyên tắc 4: (Quan hệ cộng đồng và quyền công nhân)

Công ty có quan hệ tốt với cộng đồng địa phương, sử dụng lao động địa phương vào hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng thông qua hợp đồng nhận khoán; liên doanh trồng rừng với các hộ cung cấp cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh…; đóng góp vào các công trình nhà văn hoá, sửa chữa đường, cầu, cống; hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng thuộc dự án 661 của các xã trên địa bàn.

Đảm bảo quyền lợi cho công nhân như đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, cấp phát bảo hộ lao động, khám sức khoẻ định kỳ, được tập huấn về an toàn lao động, hướng dẫn thực hiện qui trình kỹ thuật, thi tay nghề hàng năm, trả lương kịp thời. Các hộ nhận khoán được thanh toán đầy đủ, kịp thời theo hợp đồng đã ký.

Công ty thực hiện dân chủ trong cơ quan, lấy ý kiến của người lao động về các vấn đề liên quan đến công việc, cuộc sống, phát huy sáng kiến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chưa xây dựng cơ chế giải quyết mâu thuẫn rõ

Thiếu biên bản, danh sách các cuộc họp hoặc trao đổi.

Nguyên tắc 5: (Những lợi ích từ rừng)

Các hoạt động sản xuất của Công ty như trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng nguyên liệu được tổ chức và quản lý nề nếp, có hiệu quả. Luôn nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, hiệu quả đầu tư và tái đầu tư đủ để duy trì năng suất và chức năng sinh thái rừng. Mức độ khai thác đảm bảo không vượt quá mức để có thể duy trì tài nguyên rừng được ổn định lâu dài.

Đối chiếu với tiêu chuẩn FSC, Công ty chưa chú ý tới việc ghi chép để có báo cáo sau mỗi lần tổ chức hoặc kiểm tra hiện trường, tập trung vào các biên bản kiểm tra hiện trường, báo cáo kết quả giám sát khắc phục khuyết điểm, kết quả đào tạo tập huấn quy trình trồng rừng,sử dụng cưa xăng, báo cáo đánh giá áp dụng biện pháp kỹ thuật khai thác và các tiến bộ khoa học công nghệ.

Nguyên tắc 6: (Tác động môi trường)

Công ty rất quan tâm đến việc PCCCR, chống xói mòn, hạn chế các tác động xấu đến rừng, không sử dụng các hóa chất độc hại..

Công ty đã bắt đầu chú ý tới bảo vệ môi trường, đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa vào KHQLR biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

Công ty chưa gửi thông báo đánh giá tác động môi trường cho địa phương Chưa thực hiện việc điều tra, đánh giá, lập danh sách, tài liệu mô tả các HST rừng, các loài động thực vật nguy cấp, quí hiếm cần bảo vệ, đánh giá về tính ĐDSH trong phạm vi rừng của Công ty quản lý. Vì vậy chưa có kế hoạch, giải pháp bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 48)