Kế hoạch quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 72 - 93)

4.3.4.1. Kế hoạch khai thác

Kế hoạch khai thác bao gồm việc lập kế hoạch khai thác gỗ và kỹ thuật công nghệ khai thác để thực hiện kế hoạch hàng năm.

1) Mục tiêu

- Đưa rừng đến trạng thái ổn định, năng suất cao và cho phép lợi dụng lâu dài liên tục bằng cách tạo ra kết cấu rừng đều về diện tích.

- Kết cấu đảm bảo hàng năm đạt lượng tăng trưởng như nhau, khi tiến hành khai thác những lâm phần thành thục với trữ lượng tương đương lượng tăng trưởng thì luôn duy trì vốn rừng ổn định.

- Tối thiểu hoá tác động xấu đến môi trường, xã hội. - Có hiệu quả kinh tế.

- Nằm trong khuôn khổ luật pháp và quy định phù hợp

2) Cơ sở để lựa chọn phương thức khai thác và công cụ khai thác, vận xuất

Cơ sở để lựa chọn phương thức khai thác:

- Phương thức kinh doanh rừng: gỗ trung bình, mọc nhanh, tỷ lệ Xenlulo cao đáp ứng nhu cầu làm bột giấy.

- Thị trường tiêu thụ: Nhà máy giấy Bãi Bằng.

- Điều kiện tự nhiên: địa hình đơn giản, dốc trung bình. Phương thức khai thác: Khai thác theo đám

Chu kỳ khai thác (tuổi khai thác chính): ≥ 7 tuổi, đạt thành thục công nghệ làm bột giấy.

3) Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác

- Đạt tuổi khai thác chính.

- Gần trước xa sau, dễ trước khó sau.

- Bố trí khai thác các lô trong khoảnh, hết lô này mới tiến hành sang lô khác. Diện tích các lô khai thác liền kề nhau không vượt 5 ha.

4) Kế hoạch khai thác rừng trồng theo chu kỳ kinh doanh

Hình 4.1: Hiện trạng rừng trồng năm 2010

Điều chỉnh diện tích khai thác thực tế về diện tích khai thác chuẩn trong 1 chu kỳ kinh doanh tạo ra lượng khai thác bằng nhau trên các diện tích bằng nhau ở chu kỳ kinh doanh sau.

Diện tích mỗi tuổi đạt tới mô hình chuẩn là 613/7 = 87,6 (ha). So sánh với kết cấu diện tích theo tuổi của rừng trồng ta có bảng sau:

Bảng 4.4: Kết cấu diện tích rừng theo tuổi

Tuổi ĐVT 1 2 3 4 5 6 7 Cộng

DT thực ha 88,6 83,5 80,1 81,4 80,7 84,1 114,6 613

DT chuẩn ha 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 613

Trên cơ sở diện tích chuẩn khai thác hàng năm sẽ tiến hành điều chỉnh diện tích khai thác giai đoạn 2012 – 2019.

Bảng 4.5: Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng giai đoạn 2012 – 2019 Tuổi

Diện tích rừng (ha)/Diện tích khai thác (ha)

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 2 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 3 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 4 81,4 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 5 80,7 81,4 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 6 84,1 80,7 81,4 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 7 87,6 84,1 80,7 81,4 80,1 83,5 87,6 87,6

Năm 2012, khai thác 87,6 ha ở tuổi 7, chừa lại 27 ha sang tuổi 8. Trồng lại 87,6 ha Năm 2013, khai thác 27 ha ở tuổi 8 và 60,6 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2014, khai thác 23,5 ha ở tuổi 8 và 64,1 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2015, khai thác 16,6 ha ở tuổi 8 và 71 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2016, khai thác 10,4 ha ở tuổi 8 và 77,2 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2017, khai thác 1,2 ha ở tuổi 6, 2,9 ha ở tuổi 8 và 83,5 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha

Năm 2018, khai thác 87,6 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2019, khai thác 87,6 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Từ các chu kỳ kinh doanh sau, sẽ điều chỉnh diện tích khai thác các năm bằng nhau ở cùng một tuổi.

2013 2014

2017 2018

Hình 4.2: Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng giai đoạn 2012 - 2019

Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh được tổng hợp như sau:

Bảng 4.6: Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh rừng trồng

Năm Tổng DT (ha)

Diện tích (ha) Dự kiến khi khai thác

Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 Trữ lượng (m

3) Sản lượng (m3) /ha /tổng DT /ha /tổng DT 2012 87,6 87,6 86,7 7.594,92 64,6 5.658,96 2013 87,6 60,6 27 88 7.708,8 65,6 5.746,56 2014 87,6 64,1 23,5 100 8.760 75 6.570 2015 87,6 71 16,6 103 9.022,8 77 6.745,2 2016 87,6 77,2 10,4 110 9.636 82 7.183,2 2017 87,6 1,2 83,5 2,9 115 10074 86 7.533,6 2018 87,6 87,6 128 11.212,8 95 8.322 2019 87,6 87,6 132 11.563,2 98 8.584,8 Tổng 700,8 75.572,52 56.344,32

Tổng trữ lượng của rừng trồng cây nguyên liệu giấy của Công ty trong chu kỳ kinh doanh 2012 – 2019 là 75.572,52 m3. Trữ lượng tăng dần theo từng năm và lớn nhất vào năm 2019.

Tổng sản lượng khai thác một chu kỳ kinh doanh: 56.344,32 m3. Lượng khai thác bình quân hàng năm: 7.043,04 m3.

5) Kế hoạch khai thác năm 2012

- Căn cứ lập kế hoạch khai thác hàng năm: + Kế hoạch khai thác cả chu kỳ khai thác

+ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý, 6 tháng và các hợp đồng thu mua + Điều kiện khai thác, vận chuyển.

Bảng 4.7: Kế hoạch khai thác rừng trồng năm 2012 Vị trí Loài cây Diện tích (ha) Hiện trạng rừng Sản lượng (m3)

Khoảnh Tuổi Dtb

(cm) Htb (m) M (m3) 5 a1 Ac 4,4 8 12,6 15,9 428,1 318,9 5 a2 Ac 1,1 8 12,3 15,7 125,8 3,79 … … 1 1 Eu 0,6 7 10,2 13,7 38,7 28,8 1 2 Eu 0,4 7 13 14,9 37,4 27,9 3 6 Eu 2,5 7 12,4 15,6 114,8 213,8 4 1 Eu 0,9 7 11,9 15,3 97,7 65,5 … … Tổng cộng 87,6 12,7 15,3 5.658,96

6) Chi phí thực hiện khai thác: 301.087 đồng/m3 (Đơn giá do CTLN Tam Thanh

cung cấp), bao gồm:

1) Thiết kế khai thác: 7.247 đồng/m3. 2) Khai thác: 148.840 đồng/m3

3) Vận xuất: 25.000 đồng/m3

4) Sửa chữa, bảo dưỡng đường: 20.000 đồng/m3 5) Vận chuyển: 100.000 đồng/m3

Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí khai thác giai đoạn 2012 - 2019 (Đơn vị tính: triệu đồng) Hạng mục Tổng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 - Chi phí khai thác 11.330 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 Thiết kế 408 51 51 51 51 51 51 51 51 Khai thác, vận xuất 9.795 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 Sửa đường 1.127 141 141 141 141 141 141 141 141 - Vận chuyển 5.634 704 704 704 704 704 704 704 704 Cộng 28.295 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537

Tổng chi phí khai thác rừng trồng 1 chu kỳ kinh doanh: 28.294,56 triệu đồng. Chi phí khai thác trung bình hàng năm: 3.536,82 triệu đồng.

7) Thiết kế khai thác

Xác định vị trí khai thác hàng năm: Căn cứ vào biểu kế hoạch khai thác cho 1 chu kỳ kinh doanh.

Sản lượng khai thác hàng năm: Căn cứ vào biểu kế hoạch khai thác cho 1 chu kỳ kinh doanh.

Công cụ khai thác: chặt hạ cây bằng cưa xăng, cắt cành bằng dao.

Phương tiện vận chuyển, vận xuất cây: Vận xuất bằng trâu kéo, vận chuyển bằng ôtô.

Đường vận xuất: Không cố định, tuỳ theo địa hình, địa thế khai thác của từng lô khai thác.

Hệ thống mạng lưới đường vận chuyển: đã được xây dựng trong những năm trước đây.

Kỹ thuật khai thác

Căn cứ vào quy trình khai thác rừng trồng nguyên liệu giấy, ban hành tại Quyết định số 1517/QĐ-HĐQT ngày 06 tháng 11 năm 2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty giấy Việt Nam.

1. Phát luỗng thực bì trước khai khai thác

2. Làm bến bãi tập trung nguyên liệu giấy

Vị trí bãi: nơi đất trống, tương đối bằng phẳng độ dốc không quá 100, có đủ diện tích chứa nguyên liệu gỗ.

Tuỳ điều kiện cụ thể khi lô khai thác gần đường trục, đường nhánh mà xây dựng các bãi gỗ tạm thời để giảm nhẹ cự ly vận xuất trong khu khai thác.

3. Chặt hạ cây, dóc cành, cắt ngọn, bóc vỏ và lao xeo

Dụng cụ chặt hạ phải chắc chắn, an toàn và được bảo dưỡng thường xuyên Người lao động trang bị đủ bộ bảo hộ an toàn lao động và các dụng cụ phụ trợ khác theo quy định.

Xác định hướng đổ thuận lợi cho mở miệng (chiều sâu mở miệng bằng 1/3 đường kính gốc chặt). Cắt gáy ở vị trí đối diện với mở miệng, phía trên 3 - 4cm. Chiều cao gốc chặt ≤ 1/3 đường kính gốc chặt.

Hướng cây đổ phải thuận lợi cho các thao tác tiếp theo, không để cây đổ ngổn ngang, cản trở đường lao xeo cò kéo.

Khi hai người cùng chặt một lô thì khoảng cách giữa hai người phải lớn hơn chiều cao của cây cao nhất rừng và phải đứng trên cùng một đường đồng mức. Khi chặt cây gần đổ thì báo hiệu cho người bên cạnh biết.

Khi cây đổ xuống phải dóc cành, cắt ngọn, bóc vỏ ngay rồi mới chặt cây khác, tránh để cây đổ chồng chéo lên nhau, sản phẩm chặt đến đâu thu gom đến đấy

Chặt lô nào hết lô đó, trình tự khai thác từ chân lên đỉnh đồi.

4. Lao xeo, vận xuất, cắt khúc và xếp đống

Khi lao xeo, cò kéo phải theo 1 đường nhất định.

Sau khi lao xeo xuống chân lô, có thể cắt khúc ngay hoặc vận xuất ra bãi tập trung. Tuỳ vào điều kiện địa hình, lượng gỗ nhiều hay ít mà chọn loại hình vận xuất, thời gian để gỗ trong rừng không quá 5 ngày sau khi cắt ngọn, bóc vỏ.

Đối với hiện trường khai thác có cự ly vận xuất >100m, khối lượng sản phẩm nhiều thì làm thủ tục xin mở đường khai thác vận xuất.

Khi cắt khúc phải tuân theo quy cách sản phẩm gốc nguyên liệu giấy, sai số chiều dài khúc gỗ là ± 10cm. Đo chiều dài cả cây gỗ để phân chia đoạn theo quy

cách sản phẩm 2m hoặc 4m để tính lấy từ gốc lên ngọn chặt và cắt đến đường kính ngọn nhỏ nhất 8cm. Đoạn không đủ quy cách tận dụng làm củi.

Gỗ cắt khúc xong xếp gọn gàng, chia theo từng chủng loại, kích cỡ sản phẩm, tiện cho bốc xếp.

5. Vận chuyển

Vận chuyển bằng máy kéo Volvo từ chân lô đến bãi tập trung và xếp đống. Vận chuyển từ bãi gỗ tập trung về Công ty giấy Bãi Bằng bằng đường bộ hoặc đường thuỷ.

6. Bảo quản nguyên liệu gỗ

Nguyên liệu gỗ xếp đống phải được bảo quản tốt, có kế hoạch vận xuất, vận chuyển kịp thời, có biện pháp phòng cháy, chống mối mọt.

4.3.4.2 Kế hoạch vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm

- Kế hoạch vận chuyển: các đội khai thác đến đâu tự tổ chức vận chuyển ngay đến đó, không để gỗ tồn đọng tại bãi 1 và bãi 2 nhiều hơn 30 m3.

- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng năm: đã được nhà máy giấy Bãi Bằng ký hợp đồng trực tiếp.

- Loại sản phẩm chủ yếu: Gỗ Keo lai, Bạch đàn.

- Khối lượng sản phẩm chủ yếu: 56.344,32 m3; trong đó chia theo cỡ kính: + Sản phẩm gỗ A (đường kính đầu ngọn ≥ 12 cm) = 47.892,67 m3 (85%) + Sản phẩm gỗ B (đường kính đầu ngọn < 8,0 cm) = 8.451,65 m3(15%) - Địa chỉ tiêu thụ: Nhà máy giấy Bãi bằng với toàn bộ khối lượng khai thác hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt, trong đó thời gian và khối lượng từng quý thể hiện cụ thể trong hợp đồng tiêu thụ.

4.3.4.3. Kế hoạch trồng rừng, chăm sóc rừng

1) Cơ sở chọn loài cây trồng rừng

- Căn cứ để chọn

+ Phù hợp điều kiện lập địa hoặc đã qua khảo nghiệm tại địa phương.

+ Phù hợp mục đích kinh doanh: Có thị trường tiêu thụ ổn định, có giá bán cao; Có năng suất chất lượng cao, ít bị cong queo, ít mắt, ít bị sâu bệnh.

- Loài cây trồng rừng được chọn: Keo lai và Bạch đàn mô (do Tổng Công ty giấy Việt Nam và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy cung cấp).

2) Phương thức trồng rừng

- Căn cứ để chọn:

+ Năng lực của Công ty: vốn, trình độ kỹ thuật, tổ chức thực hiện + Địa hình, địa thế; thổ nhưỡng

+ Điều kiện tiêu thụ sản phẩm + Phương thức đã áp dụng

- Phương thức trồng rừng xác định: trồng thuần loài; trồng thủ công và áp dụng biện pháp thâm canh.

- Phương thức tạo giống: nhân giống vô tính (giâm hom)

3) Biện pháp kỹ thuật trồng rừng (Phụ lục 17)

- Phương pháp trồng: cây con có bầu

- Thời gian trồng: chủ yếu từ tháng 3 - 4, ngày râm mát, mưa đất đủ ẩm. - Mật độ: 1.333 cây/ha.

- Chăm sóc nuôi dưỡng trong 3 năm đầu kết hợp với các biện pháp bảo vệ

4) Kế hoạch trồng rừng

Trồng rừng cho 1 chu kỳ: Căn cứ vào kế hoạch khai thác của cả chu kỳ để xây dựng kế hoạch trồng rừng cho 1 chu kỳ.

Trồng rừng 700,8 ha rừng sau khai thác trắng.

Định mức nhân công và giá thành trồng rừng 9.909.293đồng/ha rừng (phụ lục 4)

Bảng 4.9: Kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2012 -2019 Năm trồng Diện tích (ha) Đơn giá (triệu đồng/ha) Tổng kinh phí (triệu đồng) 2012 87,6 9,91 868,116 2013 87,6 9,91 868,116 2014 87,6 9,91 868,116 2015 87,6 9,91 868,116 2016 87,6 9,91 868,116 2017 87,6 9,91 868,116 2018 87,6 9,91 868,116 2019 87,6 9,91 868,116 Tổng 700,8 6.944,928

Bảng 4.10: Kế hoạch trồng rừng năm 2012

(Chi tiết xem phụ lục 10)

Số kh Số Diện tích (ha) Số lượng cây con (+10% trồng dặm) Phân bón 0,2 kg/hố (kilôgam) Công LĐ (công) Dự trù kinh phí (tr.đồng)

(/ha) (/lô) (/ha) (/lô) (/ha) (/lô) (/ha) (/lô)

5 a1 4,4 1466 6450 266,6 1173 80 352 9,91 43.604 5 a2 1,1 1613 293 88 10.901 ... ... ... ... ... ... 1 5 2,4 3518 640 192 23.784 3 6 2,5 3665 667 200 24.775 4 1 0,9 1319 240 72 8.919 … ... ... ... ... Tổng 87,6 128.422 23.354 7.008 868.116 5) Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

- Thực hiện theo các lô sau khi trồng rừng

- Tiến hành chăm sóc trong 3 năm đầu: năm 1: 2 lần; năm 2: 2 lần; năm 3: 1 lần

Bảng 4.11: Kế hoạch chăm sóc rừng cho một chu kỳ kinh doanh

Năm C.S

Lần CS

Diện tích chăm sóc (ha/lần)

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Năm 1 Lần 1 87,6 12 87,613 87,614 87,615 87,616 87,617 87,618 87,619 Lần 2 87,612 87,613 87,614 87,615 87,616 87,617 87,618 87,619 Năm 2 Lần 1 87,612 87,613 87,614 87,615 87,616 87,617 87,618 Lần 2 87,612 87,613 87,614 87,615 87,616 87,617 87,618 Năm 3 Lần 1 87,612 87,613 87,614 87,615 87,616 87,617 Tổng 175,2 350,4 438 438 438 438 438 438

- 87,612: Diện tích chăm sóc năm 2012

Bảng 4.12: Vốn đầu tư trồng và chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2012 – 2019 (Đơn vị: triệu đồng) Hạng mục Trồng rừng Chăm sóc Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Tổng 2012 868,116 1.001,36 428,58 392,56 180,22 1.869,48 2013 868,116 1.001,36 428,58 392.56 180,22 1.869.48 2014 868,116 1.001,36 428,58 392.56 180,22 1.869.48 2015 868,116 1.001,36 428,58 392.56 180,22 1.869.48 2016 868,116 1.001,36 428,58 392.56 180,22 1.869.48 2017 868,116 1.001,36 428,58 392,56 180,22 1.869,48 2018 868,116 1.001,36 428,58 392,56 180,22 1.869,48 2019 868,116 1.001,36 428,58 392,56 180,22 1.869,48 Tổng 6.944,928 8.010,87 3.428,6 3.140,5 1.441,73 14.955,80

Chi phí đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng 3 năm đầu là: 21.340.000 đồng/ha.

Tổng vốn đầu tư trồng và chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2012 - 2019 là 14.955,8 triệu đồng.

6) Kế hoạch cung ứng và sản xuất cây con

Cung ứng hạt giống: do Tổng công ty cung cấp

Cây bạch đàn mô do Viện nghiên cứu cây Nguyên liệu giấy cung cấp Sản xuất cây con:

Nhu cầu cây con trồng giai đoạn 2012 - 2019: 1,1 triệu cây

- Diện tích vườn ươm = diện tích đất sản xuất + diện tích đất phù trợ.

+ Diện tích đất sản xuất = diện tích đất nuôi tạo cây con (400.000 cây/năm) = 600 m2.

Diện tích vườn ươm hiện nay của Công ty là 5.000m2. Không những đủ cung ứng cho trồng rừng hiện nay của Công ty mà còn bán ra thị trường.

7) Kế hoạch sản xuất và kinh phí đầu tư

Bảng 4.13: Kế hoạch sản xuất cây giống và vốn đầu tư giai đoạn 2012-2019

Hạng mục Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nhu cầu cây trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 72 - 93)