Thực tế hoạt động QLRBV và CCR đang diễn ra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 26 - 27)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Ở Việt Nam

1.2.3. Thực tế hoạt động QLRBV và CCR đang diễn ra ở Việt Nam

Năm 2005 Bộ NN&PTNT đã đề xuất với Chính phủ cho phép xây dựng mô hình thí điểm về QLRBV và đã được Chính phủ cho phép triển khai thực hiện. Theo đó, đề án thí điểm “Xây dựng mô hình lâm trường QLRBV” do Viện Điều tra Quy hoạch rừng xây dựng xong vào tháng 5/2006. Xây dựng thí điểm mô hình QLRBV tại 6 lâm trường và công ty với tổng diện tích tự nhiên là 233.826 ha trong đó diện tích có rừng là 207.659 ha (chiếm 89%).

Tới hết tháng 5/2007, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ chủ yếu là tư nhân tại các tỉnh miền Nam đã được cấp 112 chứng chỉ CoC, nhưng chỉ mới 1 chứng chỉ FSC về quản lý rừng cho doanh nghiệp rừng trồng QPFL tại Quy Nhơn với 9.909 ha (ngày 15/03/2006). Trong ASEAN thì Việt Nam đứng sau: Malaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào.

WWF rất tích cực phối hợp với Tổ công tác quốc gia Việt Nam và các nhà tài trợ khác tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm về QLRBV tiến tới đánh giá cấp CCR cho một số địa phương như:

+ Tỉnh Đắc Lắc: Năm 1999, mời chuyên gia đánh giá của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá tại 6 lâm trường. Chuyên gia FSC đã đưa ra một số khuyến nghị đối với tỉnh, lâm trường nhằm thực hiện và đáp ứng được các tiêu chuẩn về QLRBV.

+ Tỉnh Kon Tum: WWF và TFT/Scancom thực hiện dự án về bảo tồn ĐDSH và QLRBV tại huyện Kon Plong.

+ Tỉnh Gia Lai: Cùng với Sở NN&PTNT xây dựng mô hình về QLRBV tại một số Lâm trường; tiến hành đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quốc gia tại 2 lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng.

+ Tỉnh Nghệ An: Cùng với Tổ công tác quốc gia tiến hành nhiều chuyến khảo sát, đánh giá bộ tiêu chuẩn quốc gia tại một số lâm trường.

+ Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã xây dựng và tìm kiếm nguồn tài trợ kinh phí cho một số dự án nghiên cứu đánh giá về khai thác gỗ bất hợp pháp, xây dựng các mô hình về rừng quản lý bởi cộng đồng tại một số vùng trọng điểm.

Từ năm 2008 - 2011, Viện QLRBV và CCR đã hỗ trợ Tổng Công ty Giấy Việt Nam đánh giá QLRBV cho 11 công ty lâm nghiệp để tiến tới được CCR theo

nhóm. Đến nay (2010) FSC đã ủy quyền cho Smartwood bước đầu tiến hành đánh giá rừng, chuỗi hành trình sản phẩm (FM/CoC) cho 02 công ty lâm nghiệp: Đoan Hùng và Xuân Đài thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam, sau đó kết nạp dần các công ty khác thực hiện CCR theo nhóm. Theo thông báo ban đầu của Smartwood, hai CTLN Đoan Hùng và Xuân Đài về cơ bản đã đáp ứng được 10 nguyên tắc QLRBV và 09 yêu cầu của quản lý chuỗi hành trình sản phẩm, sẽ được FSC cấp CCR. Năm 2011 sẽ tiếp tục xét cấp chứng chỉ cho CTLN Yên Lập, Sông Thao và Thanh Hoà.

Theo đề xuất của Viện QLRBV và CCR thì lộ trình cấp chứng chỉ rừng từ 2008 đến 2020, như sau:

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia: Đã hoàn thành dự thảo, đã trình FSC và đang chờ thẩm định

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về CCR cho các chủ rừng

- Đào tạo để tăng cường năng lực về nghiệp vụ cấp CCR cho cán bộ lâm nghiệp. - Đánh giá chất lượng quản lý của từng khu rừng do chủ rừng thực hiện (2008-2010)

- Tổ chức mạng lưới các mô hình QLRBV tự nguyện (2006-2015) - Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 26 - 27)