Những căn cứ lập KHQLR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 67 - 69)

- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 được Quốc hội Khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.

- Căn cứ quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Căn cứ vào quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ NN&PTNT.

- Căn cứ Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển CTLN đã được Tổng Công ty Giấy Việt Nam phê duyệt.

- Bộ nguyên tắc QLRBV của Hội đồng quản trị rừng thế giới.

- Chức năng, nhiệm vụ Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ giao cho CTLN Tam Thanh.

- Quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng huyện Tam Nông – Phú Thọ.

- Căn cứ vào sự thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội và yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Kết quả phân tích, đánh giá điều kiện cơ bản của Công ty. - Căn cứ vào hiện trạng rừng và đất rừng của Công ty

4.3.2. Mục tiêu

4.3.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển rừng trồng có năng suất cao để tham gia vào việc cung cấp lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ nguyên liệu cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

- Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển ngành giấy và Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

- Đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông – Phú Thọ, huyện Đà Bắc – Hoà Bình một cách bền vững

4.3.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu hàng đầu là phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy thông qua QLRBV, kinh doanh có lợi nhuận trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, hạn chế mức thấp nhất tác động tiêu cực tới môi trường, xã hội.

1) Phát triển và quản lý 791,6 ha rừng trồng nguyên liệu giấy có năng suất cao bằng các loài cây mọc nhanh như keo lai, bạch đàn mô.

2) Cung ứng mỗi năm khoảng 7.000 – 8.000 m3/năm gỗ nguyên liệu giấy chất lượng tốt cho Tổng Công ty giấy Việt Nam, đảm bảo có lãi và tái đầu tư cho các hoạt động trồng rừng.

3) Bảo vệ và phục hồi môi trường thông qua các hoạt động trồng rừng và trồng lại rừng. Phục hồi rừng trên diện tích 791,6 ha, góp phần nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn, bảo vệ và tăng độ phì đất và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường trong quá trình thực hiện các hoạt động trồng rừng, khai thác gỗ.

4) Bảo đảm tiền lương công nhân và lao động tăng phù hợp với tăng năng suất rừng và hiệu quả kinh doanh, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (Dự kiến tăng 11%)

5) Thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào hoạt động lâm nghiệp của Công ty dưới hình thức nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác gỗ, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người dân.

6) Mang lại lợi ích cho nhân dân địa phương từ thu hái củi tận dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất cây giống, trồng rừng, duy tu bảo dưỡng đường sá và các công trình hạ tầng công cộng khác.

7) Cung ứng thêm khối lượng gỗ tròn nhất định cho sản xuất đồ mộc, gia dụng để thúc đẩy phát triển công nghiệp nhỏ của địa phương. Đa dạng sản phẩm lâm nghiệp, sản phẩm lâm sản chế biến và dịch vụ môi trường của rừng

8) Đáp ứng các yêu cầu QLRBV theo nguyên tắc FSC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 67 - 69)