Lập kế hoạch quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 67)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Lập kế hoạch quản lý rừng

Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 với 3 chương trình trọng điểm, trong đó chương trình quan trọng đầu tiên là Chương trình QLRBV. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ QLRBV. Với ý nghĩa đó, CTLN Tam Thanh xây dựng kế hoạch quản lý nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai mà Công ty được giao quản lý vào sản xuất kinh doanh rừng bền vững.

KHQLR là công việc đầu tiên trước khi tiến hành quản lý rừng. KHQLR là phương án điều chế rừng, trong đó nội dung quản lý khai thác là quan trọng nhất. Nhiệm vụ chính của CTLN Tam Thanh trong giai đoạn 2012 – 2019 là trồng rừng sản xuất, vì vậy KHQLR của Công ty sẽ tập trung lập kế hoạch cụ thể cho rừng trồng cây nguyên liệu giấy.

4.3.1. Những căn cứ lập KHQLR

- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 được Quốc hội Khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.

- Căn cứ quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Căn cứ vào quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ NN&PTNT.

- Căn cứ Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển CTLN đã được Tổng Công ty Giấy Việt Nam phê duyệt.

- Bộ nguyên tắc QLRBV của Hội đồng quản trị rừng thế giới.

- Chức năng, nhiệm vụ Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ giao cho CTLN Tam Thanh.

- Quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng huyện Tam Nông – Phú Thọ.

- Căn cứ vào sự thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội và yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Kết quả phân tích, đánh giá điều kiện cơ bản của Công ty. - Căn cứ vào hiện trạng rừng và đất rừng của Công ty

4.3.2. Mục tiêu

4.3.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển rừng trồng có năng suất cao để tham gia vào việc cung cấp lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ nguyên liệu cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

- Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển ngành giấy và Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

- Đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông – Phú Thọ, huyện Đà Bắc – Hoà Bình một cách bền vững

4.3.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu hàng đầu là phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy thông qua QLRBV, kinh doanh có lợi nhuận trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, hạn chế mức thấp nhất tác động tiêu cực tới môi trường, xã hội.

1) Phát triển và quản lý 791,6 ha rừng trồng nguyên liệu giấy có năng suất cao bằng các loài cây mọc nhanh như keo lai, bạch đàn mô.

2) Cung ứng mỗi năm khoảng 7.000 – 8.000 m3/năm gỗ nguyên liệu giấy chất lượng tốt cho Tổng Công ty giấy Việt Nam, đảm bảo có lãi và tái đầu tư cho các hoạt động trồng rừng.

3) Bảo vệ và phục hồi môi trường thông qua các hoạt động trồng rừng và trồng lại rừng. Phục hồi rừng trên diện tích 791,6 ha, góp phần nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn, bảo vệ và tăng độ phì đất và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường trong quá trình thực hiện các hoạt động trồng rừng, khai thác gỗ.

4) Bảo đảm tiền lương công nhân và lao động tăng phù hợp với tăng năng suất rừng và hiệu quả kinh doanh, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (Dự kiến tăng 11%)

5) Thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào hoạt động lâm nghiệp của Công ty dưới hình thức nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác gỗ, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người dân.

6) Mang lại lợi ích cho nhân dân địa phương từ thu hái củi tận dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất cây giống, trồng rừng, duy tu bảo dưỡng đường sá và các công trình hạ tầng công cộng khác.

7) Cung ứng thêm khối lượng gỗ tròn nhất định cho sản xuất đồ mộc, gia dụng để thúc đẩy phát triển công nghiệp nhỏ của địa phương. Đa dạng sản phẩm lâm nghiệp, sản phẩm lâm sản chế biến và dịch vụ môi trường của rừng

8) Đáp ứng các yêu cầu QLRBV theo nguyên tắc FSC.

4.3.3. Bố trí sử dụng đất đai

4.3.3.1. Phân chia đất đai theo mục đích sử dụng

Những căn cứ để phân chia:

+ Căn cứ vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty đã được xác định + Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất của Công ty.

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích đất quản lý sử dụng 791,6 100

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 646,5 81,6

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 646,5 81,6

1.2.1.1 Đất có rừng trồng sản xuất RST 630,1 79,59

1.2.1.2 Đất rừng trồng sản xuất RST 16,4 2,07

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 0,45 0,05

2 Đất phi nông nghiệp PNN 56,68 7,15

2.1 Đất ở OTC 23,58 2,98

2.1.1 Đất trụ sở cơ quan CTS 1,05 0,13

2.1.2 Đất xây dựng cơ sở hạ tầng SKC 6,42 0,81

2.2 Đất giao thông DGT 18,7 2,36

2.3 Đất để truyền dẫn thông tin 8,55 1,08

2.4 Đất nghĩa trang DNL 4 0,5

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng SMN 0,8 0,1

3 Đất chưa sử dụng CSD 79,32 10,02

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 25,6 3,23

3.2 Núi đá không có rừng cây NCS 28,5 3,6

3.3 Đất ven chân lô, ven suối, vành đai bảo vệ 25,22 3,19

4.3.3.2. Phân chia đất lâm nghiệp theo chức năng

a. Những căn cứ phân chia

- Mục tiêu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

+ Mục tiêu kinh tế: Sản lượng lâm sản hàng năm và cả chu kỳ kinh doanh + Mục tiêu phòng hộ đầu nguồn: tăng cường khả năng điều tiết nước cho các dòng chảy; giảm xói mòn; bảo vệ đất; bảo vệ môi trường nhằm điều hòa khí hậu.

- Hiện trạng tài nguyên rừng, phân bố tài nguyên rừng và cấu trúc rừng. + Hiện trạng tài nguyên rừng.

+ Phân bố tài nguyên rừng + Cấu trúc rừng

b. Quy hoạch các biện pháp tác động vào rừng

+ Rừng trồng Keo lai, bạch đàn: áp dụng phương thức khai thác để đưa rừng đến trạng thái ổn định có năng suất cao, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bột giấy.

Bảng 4.3: Phân chia chức năng rừng năm 2011 STT Mục đích SDĐ Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

Tổng diện tích đất quản lý sử dụng 791,6 100

1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 646,95 81,73 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 646,5 81,67 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 646,5 81,67 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST a Rừng trồng Keo lai 319 40,3 Trồng năm 2004 0 Trồng năm 2005 0 Trồng năm 2006 10,4 Trồng năm 2007 56,6 Trồng năm 2008 66,2 Trồng năm 2009 71,2 Trồng năm 2010 114,6 b Rừng trồng Bạch đàn 294 37,14 Trồng năm 2004 88,6 Trồng năm 2005 83,5 Trồng năm 2006 69,7 Trồng năm 2007 24,8 Trồng năm 2008 14,5 Trồng năm 2009 12,9 Trồng năm 2010 0 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,45 0,05

4.3.4. Kế hoạch quản lý rừng

4.3.4.1. Kế hoạch khai thác

Kế hoạch khai thác bao gồm việc lập kế hoạch khai thác gỗ và kỹ thuật công nghệ khai thác để thực hiện kế hoạch hàng năm.

1) Mục tiêu

- Đưa rừng đến trạng thái ổn định, năng suất cao và cho phép lợi dụng lâu dài liên tục bằng cách tạo ra kết cấu rừng đều về diện tích.

- Kết cấu đảm bảo hàng năm đạt lượng tăng trưởng như nhau, khi tiến hành khai thác những lâm phần thành thục với trữ lượng tương đương lượng tăng trưởng thì luôn duy trì vốn rừng ổn định.

- Tối thiểu hoá tác động xấu đến môi trường, xã hội. - Có hiệu quả kinh tế.

- Nằm trong khuôn khổ luật pháp và quy định phù hợp

2) Cơ sở để lựa chọn phương thức khai thác và công cụ khai thác, vận xuất

Cơ sở để lựa chọn phương thức khai thác:

- Phương thức kinh doanh rừng: gỗ trung bình, mọc nhanh, tỷ lệ Xenlulo cao đáp ứng nhu cầu làm bột giấy.

- Thị trường tiêu thụ: Nhà máy giấy Bãi Bằng.

- Điều kiện tự nhiên: địa hình đơn giản, dốc trung bình. Phương thức khai thác: Khai thác theo đám

Chu kỳ khai thác (tuổi khai thác chính): ≥ 7 tuổi, đạt thành thục công nghệ làm bột giấy.

3) Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác

- Đạt tuổi khai thác chính.

- Gần trước xa sau, dễ trước khó sau.

- Bố trí khai thác các lô trong khoảnh, hết lô này mới tiến hành sang lô khác. Diện tích các lô khai thác liền kề nhau không vượt 5 ha.

4) Kế hoạch khai thác rừng trồng theo chu kỳ kinh doanh

Hình 4.1: Hiện trạng rừng trồng năm 2010

Điều chỉnh diện tích khai thác thực tế về diện tích khai thác chuẩn trong 1 chu kỳ kinh doanh tạo ra lượng khai thác bằng nhau trên các diện tích bằng nhau ở chu kỳ kinh doanh sau.

Diện tích mỗi tuổi đạt tới mô hình chuẩn là 613/7 = 87,6 (ha). So sánh với kết cấu diện tích theo tuổi của rừng trồng ta có bảng sau:

Bảng 4.4: Kết cấu diện tích rừng theo tuổi

Tuổi ĐVT 1 2 3 4 5 6 7 Cộng

DT thực ha 88,6 83,5 80,1 81,4 80,7 84,1 114,6 613

DT chuẩn ha 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 613

Trên cơ sở diện tích chuẩn khai thác hàng năm sẽ tiến hành điều chỉnh diện tích khai thác giai đoạn 2012 – 2019.

Bảng 4.5: Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng giai đoạn 2012 – 2019 Tuổi

Diện tích rừng (ha)/Diện tích khai thác (ha)

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 2 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 3 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 87,6 4 81,4 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 87,6 5 80,7 81,4 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 87,6 6 84,1 80,7 81,4 80,1 83,5 88,6 87,6 87,6 7 87,6 84,1 80,7 81,4 80,1 83,5 87,6 87,6

Năm 2012, khai thác 87,6 ha ở tuổi 7, chừa lại 27 ha sang tuổi 8. Trồng lại 87,6 ha Năm 2013, khai thác 27 ha ở tuổi 8 và 60,6 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2014, khai thác 23,5 ha ở tuổi 8 và 64,1 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2015, khai thác 16,6 ha ở tuổi 8 và 71 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2016, khai thác 10,4 ha ở tuổi 8 và 77,2 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2017, khai thác 1,2 ha ở tuổi 6, 2,9 ha ở tuổi 8 và 83,5 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha

Năm 2018, khai thác 87,6 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Năm 2019, khai thác 87,6 ha ở tuổi 7. Trồng lại 87,6 ha Từ các chu kỳ kinh doanh sau, sẽ điều chỉnh diện tích khai thác các năm bằng nhau ở cùng một tuổi.

2013 2014

2017 2018

Hình 4.2: Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng giai đoạn 2012 - 2019

Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh được tổng hợp như sau:

Bảng 4.6: Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh rừng trồng

Năm Tổng DT (ha)

Diện tích (ha) Dự kiến khi khai thác

Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 Trữ lượng (m

3) Sản lượng (m3) /ha /tổng DT /ha /tổng DT 2012 87,6 87,6 86,7 7.594,92 64,6 5.658,96 2013 87,6 60,6 27 88 7.708,8 65,6 5.746,56 2014 87,6 64,1 23,5 100 8.760 75 6.570 2015 87,6 71 16,6 103 9.022,8 77 6.745,2 2016 87,6 77,2 10,4 110 9.636 82 7.183,2 2017 87,6 1,2 83,5 2,9 115 10074 86 7.533,6 2018 87,6 87,6 128 11.212,8 95 8.322 2019 87,6 87,6 132 11.563,2 98 8.584,8 Tổng 700,8 75.572,52 56.344,32

Tổng trữ lượng của rừng trồng cây nguyên liệu giấy của Công ty trong chu kỳ kinh doanh 2012 – 2019 là 75.572,52 m3. Trữ lượng tăng dần theo từng năm và lớn nhất vào năm 2019.

Tổng sản lượng khai thác một chu kỳ kinh doanh: 56.344,32 m3. Lượng khai thác bình quân hàng năm: 7.043,04 m3.

5) Kế hoạch khai thác năm 2012

- Căn cứ lập kế hoạch khai thác hàng năm: + Kế hoạch khai thác cả chu kỳ khai thác

+ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý, 6 tháng và các hợp đồng thu mua + Điều kiện khai thác, vận chuyển.

Bảng 4.7: Kế hoạch khai thác rừng trồng năm 2012 Vị trí Loài cây Diện tích (ha) Hiện trạng rừng Sản lượng (m3)

Khoảnh Tuổi Dtb

(cm) Htb (m) M (m3) 5 a1 Ac 4,4 8 12,6 15,9 428,1 318,9 5 a2 Ac 1,1 8 12,3 15,7 125,8 3,79 … … 1 1 Eu 0,6 7 10,2 13,7 38,7 28,8 1 2 Eu 0,4 7 13 14,9 37,4 27,9 3 6 Eu 2,5 7 12,4 15,6 114,8 213,8 4 1 Eu 0,9 7 11,9 15,3 97,7 65,5 … … Tổng cộng 87,6 12,7 15,3 5.658,96

6) Chi phí thực hiện khai thác: 301.087 đồng/m3 (Đơn giá do CTLN Tam Thanh

cung cấp), bao gồm:

1) Thiết kế khai thác: 7.247 đồng/m3. 2) Khai thác: 148.840 đồng/m3

3) Vận xuất: 25.000 đồng/m3

4) Sửa chữa, bảo dưỡng đường: 20.000 đồng/m3 5) Vận chuyển: 100.000 đồng/m3

Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí khai thác giai đoạn 2012 - 2019 (Đơn vị tính: triệu đồng) Hạng mục Tổng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 - Chi phí khai thác 11.330 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 1.416 Thiết kế 408 51 51 51 51 51 51 51 51 Khai thác, vận xuất 9.795 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 1.224 Sửa đường 1.127 141 141 141 141 141 141 141 141 - Vận chuyển 5.634 704 704 704 704 704 704 704 704 Cộng 28.295 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537 3.537

Tổng chi phí khai thác rừng trồng 1 chu kỳ kinh doanh: 28.294,56 triệu đồng. Chi phí khai thác trung bình hàng năm: 3.536,82 triệu đồng.

7) Thiết kế khai thác

Xác định vị trí khai thác hàng năm: Căn cứ vào biểu kế hoạch khai thác cho 1 chu kỳ kinh doanh.

Sản lượng khai thác hàng năm: Căn cứ vào biểu kế hoạch khai thác cho 1 chu kỳ kinh doanh.

Công cụ khai thác: chặt hạ cây bằng cưa xăng, cắt cành bằng dao.

Phương tiện vận chuyển, vận xuất cây: Vận xuất bằng trâu kéo, vận chuyển bằng ôtô.

Đường vận xuất: Không cố định, tuỳ theo địa hình, địa thế khai thác của từng lô khai thác.

Hệ thống mạng lưới đường vận chuyển: đã được xây dựng trong những năm trước đây.

Kỹ thuật khai thác

Căn cứ vào quy trình khai thác rừng trồng nguyên liệu giấy, ban hành tại Quyết định số 1517/QĐ-HĐQT ngày 06 tháng 11 năm 2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty giấy Việt Nam.

1. Phát luỗng thực bì trước khai khai thác

2. Làm bến bãi tập trung nguyên liệu giấy

Vị trí bãi: nơi đất trống, tương đối bằng phẳng độ dốc không quá 100, có đủ diện tích chứa nguyên liệu gỗ.

Tuỳ điều kiện cụ thể khi lô khai thác gần đường trục, đường nhánh mà xây dựng các bãi gỗ tạm thời để giảm nhẹ cự ly vận xuất trong khu khai thác.

3. Chặt hạ cây, dóc cành, cắt ngọn, bóc vỏ và lao xeo

Dụng cụ chặt hạ phải chắc chắn, an toàn và được bảo dưỡng thường xuyên Người lao động trang bị đủ bộ bảo hộ an toàn lao động và các dụng cụ phụ trợ khác theo quy định.

Xác định hướng đổ thuận lợi cho mở miệng (chiều sâu mở miệng bằng 1/3 đường kính gốc chặt). Cắt gáy ở vị trí đối diện với mở miệng, phía trên 3 - 4cm. Chiều cao gốc chặt ≤ 1/3 đường kính gốc chặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)