Đánh giá quản lý chuỗi hành trình sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 30)

Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.3. Đánh giá quản lý chuỗi hành trình sản phẩm

- Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm theo 5 yêu cầu và 24 tiêu chí chuỗi hành trình sản phẩm FM-35 SmartWood cho các Công ty quản lý rừng của FSC.

- Xác đi ̣nh lỗi không tuân thủ trong chuỗi hành trình sản phẩm và đề ra các giải pháp khắc phục.

2.4.4. Lập kế hoa ̣ch quản lý rừng cho Công ty lâm nghiệp Tam Thanh

1) Căn cứ lập kế hoạch

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Nông.

- Các nhiệm vụ mà Tổng Công ty giấy Việt Nam giao cho Công ty. - Kết quả phân tích, đánh giá điều kiện cơ bản của Công ty.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

2) Xá c đi ̣nh mục tiêu quản lý rừng

3) Bố trí sử dụng đất đai

4) Kế hoạch quả n lý rừng

- Kế hoạch khai thác rừng.

- Kế hoạch vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Kế hoạch trồng rừng, chăm sóc rừng.

- Kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học.

- Kế hoa ̣ch giảm thiểu tác đô ̣ng môi trường. - Kế hoa ̣ch giảm thiểu tác đô ̣ng xã hô ̣i. - Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. - Kế hoạch nguồn nhân lực.

- Kế hoạch giám sát, đánh giá.

- Đánh giá hiệu quả thực hiện KHQLR.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Quan điểm, phương phá p luận nghiên cứu

- QLRBV là phương thức quản lý rừng tiên tiến là mu ̣c tiêu chính, CCR là kết quả của QLRBV.

- Đánh giá quản lý rừng căn cứ vào các nguyên tắc QLRBV nhưng có vâ ̣n dụng vào điều kiê ̣n thực tế.

- Công ty tự đánh giá có sự tư vấn hỗ trợ và chuyển giao kỹ năng đánh giá của chuyên gia.

- Công ty phải thay đổi phương thức quản lý để có cơ hội nhận CCR. - Lập KHQLR có sự tham gia của bên tư vấn và chủ rừng.

2.5.2. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty 1) Kế thừa tài liệu 1) Kế thừa tài liệu

Yêu cầu của tài liệu kế thừa do tổ chức có chức năng ban hành đảm bảo độ chính xác các tài liệu gồm:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Công ty

- Tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng rừng từ trước đến nay - Văn bản kế hoạch: kế hoạch quản lý, kinh doanh hàng năm; kế hoạch khai thác vận chuyển; mở mang đường vận chuyển.

- Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng; Diện tích rừng trồng hàng năm, trữ lượng rừng, đánh giá ĐDSH và rừng có giá trị bảo tồn cao...

- Về tổ chức: sơ đồ tổ chức bộ máy, danh sách cán bộ, chức vụ

- Về tài chính: danh sách các khoản nộp thuế ngân sách nhà nước, bảo hiểm xã hội; tổng kết tài chính các năm; tổng kết tài chính 5 năm trở lại...

- Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương liên quan đến quản lý rừng đã ban hành.

2) Tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin cơ bản của Công ty

- Tổng hợp, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Tổng hợp phân tích hiện trạng tài nguyên rừng.

- Tổng hợp phân tích các mặt được và chưa được trong quản lý. - Điều tra chuyên đề.

3) Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường kế thừa tài liệu của các cơ quan chuyên môn đã tiến hành. Các tác động môi trường gồm: tác động trực tiếp; tác động gián tiếp; tác động tích cực; tác động tiêu cực.

4) Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội là sự phân tích những điều xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định.

- Các bước chính để đánh giá tác động xã hội:

+ Thống nhất về các tác động xã hội tích cực muốn đạt tới.

+ Phát hiện có các tác động xã hội khác và người ảnh hưởng đến chúng. + Thảo luận những tác động này với những người bị ảnh hưởng.

+ Hành động giảm bớt các tác động tiêu cực theo quản lý rừng. - Các vấn đề cần tìm ra dựa trên tham vấn:

+ Đối tượng nào có thể bị ảnh hưởng + Mức độ ảnh hưởng

+ Cách giảm bớt tác động

Tìm hiểu chính xác ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình sử dụng rừng. Vấn đề đó bao gồm nhiều lĩnh vực như: tuyển dụng, sức khỏe, sử dụng đất, ô nhiễm, quản lý nguồn nước.

Tham khảo ý kiến của người dân, những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động lâm sinh.

2.5.3. Đánh giá quản lý rừng theo nguyên tắc của FSC

- Phạm vi đánh giá: Đánh giá toàn diê ̣n công tác quản lý rừng thông qua các nguyên tắc của FSC.

- Nguyên tắc sử dụng để đánh giá: Đánh giá công tác quản lý rừng theo các nguyên tắc QLRBV của FSC. Các nguyên tắc được cụ thể hoá bằng các tiêu chí thể hiện chi tiết thông qua các chỉ số, dựa vào những bằng chứng tìm ra các phát hiê ̣n và mức đô ̣ tuân thủ các chỉ số. 10 nguyên tắc của FSC cu ̣ thể như sau:

- Nguyên tắc 1: Tuân thủ luâ ̣t và nguyên tắc của FSC - Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiê ̣m sử du ̣ng đất - Nguyên tắc 3: Quyền của người dân sở ta ̣i

- Nguyên tắc 4: Quan hê ̣ cô ̣ng đồng và quyền của công nhân - Nguyên tắc 5: Lợi ích từ rừng

- Nguyên tắc 6: Tác đô ̣ng môi trường - Nguyên tắc 7: Kế hoa ̣ch quản lý

- Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá

- Nguyên tắc 9: Duy trì những rừng có giá tri ̣ bảo tồn cao - Nguyên tắc 10: Rừng trồng

10 nguyên tắc này được chia thành 3 nhóm về kinh tế, xã hội và môi trường như sau:

Nhóm Các nguyên tắc

Kinh tế 5, 7, 8

Môi trường 6, 9, 10

Xã hội 1, 2, 3, 4

Đánh giá quản lý rừng thông qua 3 kênh thông tin: đánh giá trong phòng, đánh giá ngoài hiện trường và tham vấn.

- Thu thập các thông tin về các yếu tố tác động đến quản lý rừng.

1) Lập kế hoạch nội bộ ban đầu

- Tổ chức cuộc họp nội bộ: nắm bắt khái quát quá trình đánh giá; lên thời gian biểu và phân công nhiệm vụ các nhóm đánh giá; lập danh sách tổ chức, cá nhân cần tham vấn; câu hỏi phỏng vấn; lịch phỏng vấn.

- Lập danh sách hiện trường: vườn ươm, hiện trường trồng rừng, hiện trường khai thác, bãi gỗ, khu vực ven sông suối....

2) Đánh giá trong phòng

- Mời những người có liên quan đến quản lý rừng cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi có liên quan do họ phụ trách.

- Xem các văn bản, tài liệu, sổ sách có liên quan đến quản lý rừng, sản xuất kinh doanh củ a Công ty ...

3) Tham vấn các bên liên quan

+ Cộng đồng: dân cư sống quanh đơn vị, những hộ được giao đất lâm nghiệp liền kề, những hộ có tranh chấp đất đai với Công ty.

+ Nhóm môi trường: Phòng tài nguyên môi trường, các tổ chức bảo tồn trên đi ̣a bàn (nếu có).

Các câu hỏi đã được lập sẵn xoay quanh các vấn đề quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng theo các nguyên tắc QLRBV của FSC, chuỗi hành trình sản phẩm.

4) Khảo sát hiện trường

Khảo sát hiện trường thực hiện sau khi đã xem xét các kế hoạch quản lý ban đầu và tham vấn các bên liên quan.

- Kiểm tra xem những việc làm ngoài hiện trường có đúng như trong kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã cung cấp không.

- Phỏng vấn công nhân, người nhận khoán, UBND xã, trưởng thôn, người dân địa phương.

Các tài liệu cần mang: bản đồ hiện trạng, các bản thiết kế trồng rừng, khai thác, vận chuyển... làm cơ sở so sánh. Ngoài ra người đánh giá ghi chép đầy đủ các thông tin về địa điểm đến như: vị trí, thực trạng rừng, đặc điểm đặc trưng...

- Khi họp với cơ quan nhà nước cần bao quát các chủ đề pháp luật; sự tuân thủ của chủ rừng (quy định quản lý đất đai, nộp thuế, BHXH...); danh sách loài quý hiếm địa phương; danh sách hóa chất bị cấm hoặc hạn chế dùng.

- Khi họp với các tổ chức môi trường, cộng đồng cần bao quát vấn đề: những khu vực có tranh chấp; các trường hợp có tác động liên quan đến hoạt động của chủ rừng và tổ chức khác; xem xét những loài có nguy cơ bị đe doạ; hóa chất bị cấm; kết quả nghiên cứu hiện tại có tác dụng gì với việc quản lý của chủ rừng...

Người đánh giá sử dụng bảng kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc của FSC để đánh giá.

Mẫu phiếu 1:

Bảng kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc QLRBV tại CTLN Tam Thanh NGUYÊN TẮC 1. TUÂN THỦ LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC CỦA FSC

Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy đi ̣nh hiê ̣n hành khác của Nhà

nước và những thỏa thuận và công ước quốc tế mà Nhà nước đã ký, đồng thời tuân theo tất cả Tiêu chuẩn và Tiêu chí của FSC

Các tiêu chí và chỉ số Các bằng chứng Các phát hiện Tuân thủ các chỉ số

(1) (2) (3) (4)

1.1 Chủ rừng tuân theo pháp luâ ̣t hiê ̣n hành của nhà nước và đi ̣a phương. Nhận xét ở mức tiêu chí:

1.1.1 Công ty QLR cung cấp và chứng minh các hồ sơ về sự tuân thủ pháp luật hiện hành của nhà nước và của địa phương

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Luật Đất đai; - Luật Bảo vệ môi trường - Luật Lao động - Luật PCCC ……… Có: Không: Ko/Cóthểcó: ………. ……….. ……… ………. Ghi chú:

Cột (1): Ghi số hiệu tiêu chí và chỉ số (trong bảng nguyên tắc)

Cột (2): Ghi các bằng chứng (trong bảng nguyên tắc)

Cột (3): Mô tả các phát hiện chỉ số: Chỉ số nào đã thực hiện, chỉ số nào chưa thực hiện, chỉ số nào vừa không thực hiện, vừa có thể thực hiện

Cột (4): Mô tả sự tuân thủ chỉ số: Có: Không: Không/Có thể có

5) Xác định các lỗi không tuân thủ

Sau khi đã thực hiện đánh giá trong phòng và đánh giá ngoài hiện trường tổ đánh giá sẽ họp để các nhóm trình bày kết quả đánh giá những nguyên tắc được phân công, thảo luận chung và đi đến kết luận có những nội dung nào của nguyên tắc chưa được chủ rừng thực hiện, tức là những lỗi không tuân thủ. Lỗi không tuân thủ được chia làm 2 loại là lỗi không tuân thủ lớn và lỗi không tuân thủ nhỏ từ đó đưa ra các yêu cầu hoạt động khắc phục.

 Họp kết thúc đánh giá

- Kết quả đánh giá quản lý rừng sẽ được Tổ đánh giá viết thành báo cáo sơ bộ sau khi tiến hành họp tổ để thống nhất những nội dung của bản báo cáo.

- Trong báo cáo sơ bộ trình bày cả những ưu điểm của chủ rừng trong các khâu quản lý, tức là những điểm đã hoàn toàn đáp ứng các nguyên tắc và những phát hiện về lỗi không tuân thủ.

 Lập kế hoạch khắc phục lỗi không tuân thủ

- Sau khi nhận được báo cáo chính thức, chủ rừng tiến hành họp cán bộ chủ chốt của đơn vị để phổ biến những phát hiện và khuyến nghị của tổ đánh giá, đồng thời xây dựng kế hoạch khắc phục những lỗi không tuân thủ ghi trong báo cáo.

- Bản kế hoạch phải đủ chi tiết, bao gồm các mục: những việc làm cụ thể, thời gian thực hiện, người chịu trách nhiệm thực hiện và nguồn kinh phí vật tư cần thiết. Một điểm quan trọng cần đặc biệt lưu ý là cần mời những người sẽ trực tiếp thực hiện kế hoạch tham gia xây dựng kế hoạch khắc phục lỗi không tuân thủ để đảm bảo rằng kế hoạch sẽ sát với tình hình thực tế, có tính khả thi cao.

- Xác định những việc cần làm: Chỉ khi xác định được thật cụ thể cần phải làm gì để khắc phục những lỗi không tuân thủ thì mới có thể lên kế hoạch thực hiện những công việc đó.

- Kế hoạch thời gian

+ Cố gắng tối đa định lượng công việc để trên cơ cở đó có kế hoạch thời gian hợp lý khi nào bắt đầu khi nào kết thúc.

+ Trường hợp có các lỗi không tuân thủ lớn thì phải xác định các ưu tiên và phân thành các giai đoạn thực hiện.

- Người chịu trách nhiệm thực hiện, kinh phí, vật tư.

Mỗi công việc đều phải có người chịu trách nhiệm thực hiện. Nếu là công việc liên quan đến nhiều bộ phận, cần nhiều người thực hiện, thì phải có người cầm đầu, chịu trách nhiệm chính.

Đối với mỗi công việc phải xác định rõ cần bao nhiêu người làm, kể cả thuê chuyên gia; kinh phí, vật tư lấy từ nguồn nào, vào thời gian nào và ai chịu trách nhiệm cung ứng. Những chuyên gia đã từng tham gia các chương trình cải thiện quản lý rừng vì mục tiêu CCR có thể giúp tính toán việc này rất hiệu quả.

- Thực hiện kế hoạch

+ Kế hoạch đã lập xong phải gửi cho các bộ phận liên quan và các cá nhân được giao trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Đối với những công việc nhỏ lẻ, do một vài người thực hiện thường không gặp trở ngại gì đáng kể, nhưng việc thực hiện những công việc lớn, phức tạp thường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau và nhiều khi phải qua những thủ tục vật tư tài chính phức tạp.

+ Khi bắt đầu thực hiện kế hoạch người chịu trách nhiệm chính của những công việc lớn nên gặp thủ trưởng các bộ phận để được cam kết là sẽ được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nhân lực, vật tư, kinh phí v.v.

- Giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch

+ Giám sát đánh giá rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đạt được mục tiêu trong khuôn khổ thời gian đã định.

+ Trong mọi trường hợp đều cần có một kế hoạch giám sát đánh giá phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động thực hiện kế hoạch khắc phục những lỗi không tuân thủ.

+ Có ba hình thức giám sát đánh giá là không chính thức, chính thức và bất thường.

Mẫu phiếu 2:

Kết quả tổng hợp lỗi không tuân thủ và khuyến nghị khắc phục Yêu cầu hoạt

động khắc phục

Liên quan đến nguyên tắc, Tiêu chí và Chỉ số: 1.1.1.

Lỗi không tuân thủ

Thiếu hương ước các văn bản quy phạm pháp luật lâm nghiệp huyện, tỉnh

Lớn Nhỏ X

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Liên hệ với các cơ quan địa phương UBND Thời gian khắc phục: 10 ngày

2.5.4. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC theo bộ tiêu chuẩn của FSC

Phương pháp đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm tương tự với phương pháp đánh giá quản lý rừng. Đánh giá theo bộ tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm FM - 35 SmartWood cho các Công ty quản lý rừng.

Phụ lục về Chuỗi hành trình sản phẩm này được sử dụng cho Công ty quản lý rừng chỉ bán cây đứng, tại gốc, gỗ khúc hoặc gỗ dăm được sản xuất trong một đơn vị quản lý rừng nằm trong phạm vi của chứng chỉ.

Mẫu phiếu 3:

Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm-CoC cho CTLN Tam Thanh 1. Quản lý chất lượng

- CoC 1.1: Công ty quản lý rừng phải định rõ người/vị trí trách nhiệm để thực hiện hệ thống kiểm soát CoC

Có Không

Phát hiện:

- CoC 1.2: Tất cả nhân viên liên quan phải chứng minh được sự nhận thức về các quy định và khả năng của Công ty trong việc thực hiện hệ thống kiểm soát CoC của Công ty.

Có Không

Phát hiện:

2.5.5. Lập kế hoạch quản lý rừng

KHQLR chủ yếu tập trung vào kế hoạch khai thác và trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy theo phương pháp cấp tuổi.

1) Thu thập tài liệu sơ cấp: Kế thừa tài liệu do CTLN Tam Thanh và Phòng Địa chính, Phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 30)