Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 93)

4.3.5.1. Vốn đầu tư

Bảng 4.16: Tổng hợp vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2019

(Đơn vị tính: triệu đồng) Hạng mục 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng Trồng rừng 868 868 868 868 868 868 868 868 6.945 Chăm sóc rừng 1.001 1.001 1.001 1.001 1.001 1.001 1.001 1.001 8.011 Khai thác 2.121 2.121 2.121 2.121 2.121 2.121 2.121 2.121 16.964 Bảo vệ 13 13 13 13 13 13 13 13 105 Xây dựng cơ bản 450 750 750 650 2.600 Tổng 4.453 4.753 4.753 4.003 4.003 4.653 4.003 4.003 34.625

Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CTLN Tam Thanh giai đoạn 2012 - 2019 là 34.625 triệu đồng. Vốn đầu tư cho hoạt động khai thác chiếm tỷ lệ lớn nhất, tuy nhiên hoạt động này lại đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bảng 4.17: Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2012 - 2019

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm Chi phí Doanh thu Lợi nhuận

2012 4.453,176 4.940,46 487,29 2013 4.753,176 5.016,94 263,761 2014 4.753,176 5.735,80 982,624 2015 4.003,176 5.888,75 1.885,57 2016 4.003,176 6.271,12 2.267,95 2017 4.653,176 6.577,02 1.923,85 2018 4.003,176 7.265,30 3.262,12 2019 4.003,176 7.494,72 3.491,54 Tổng 34.625,408 49.190,11 14.564,7

Doanh thu cả chu kỳ kinh doanh là 49.190,11 triệu đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi với lợi nhuận là 14.564,7 triệu đồng. Trung bình 1 năm Công ty thu được 1.820,588 triệu đồng.

4.3.5.2. Hiệu quả đầu tư

a. Hiệu quả kinh tế

Cơ sở tính toán:

Căn cứ hồ sơ thiết kế trồng rừng năm 2011 đã được tổng công ty giấy Việt Nam phê duyệt.

Căn cứ vào chỉ số về tỷ lệ tăng chi phí, mức độ tăng giá và lãi suất vay, năng suất của rừng giai đoạn 2003 - 2010 để đưa ra các dự báo các chỉ số tính toán hiệu quả kinh tế cho giai đoạn 2012 - 2019.

Dự báo các chỉ số tính toán hiệu quả kinh tế cho giai đoạn 2012 – 2019: Giả sử lãi suất vay ổn định đến năm 2019 là: 9 – 11%/năm

Với các điều kiện sản xuất kinh doanh trên, kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho trồng rừng như sau:

Chi phí trồng và chăm sóc: 21.451.800 đồng/ha. - Chi phí bảo vệ rừng/năm: 150.000/ha

- Chi phí khai thác, vận chuyển: 32.457.179 đồng/ha - Sản lượng gỗ m3/ha: 107,8 m3/ha

- Giá 1m3 gỗ là: 1.100.000 đồng/m3

Với cơ sở, dự báo và điều kiện sản xuất trên tính được hiệu quả kinh tế như sau:

Bảng 4.18: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế của 1ha rừng cho 1 chu kỳ kinh doanh Lãi vay Chỉ số 9% 10% 11% NPV 27.878.930 25.209.005 22.737.456 BCR 1,75 1,71 1,66 IRR 17% 16% 15%

Với lãi suất vay từ 9 – 11%/năm thì giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV của Công ty đều >0.

Giá trị NPV với r = 9% của cây nguyên liệu giấy là 27,8 triệu đồng/ha; r = 10% là 25,2 triệu đồng/ha; r = 11% là 22,7 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ rừng trồng sản xuất cây Keo lai và bạch đàn có cho lãi.

Giá trị BCR là 1,66; 1,71 và 1,77. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 15 - 17 % đều lớn hơn tỷ lệ chiết khấu. Điều đó có nghĩa là: Hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trồng của Công ty nếu vay vốn ngân hàng 9 - 11%/năm thì với nguồn vốn đó, Công ty vẫn có suất sinh lời tương ứng là 15 - 17%/năm. Như vậy, lựa chọn mô hình rừng trồng của Công ty đem lại hiệu quả kinh tế trong đó lãi suất vay vốn 9% cho lợi nhuận cao nhất.

b. Hiệu quả xã hội

Giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 55 cán bộ công nhân viên trong Công ty hàng năm đảm bảo thu nhập ổn định, mức lương cơ bản 830.000 đồng/người/tháng. Giải quyết được hơn 150 - 200 lao động nhàn rỗi tại địa phương góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo.

- Góp phần tích cực trong các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình xã hội của địa phương.

- Từng bước chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng năng suất cao tới người dân địa phương, cải cách tư tưởng lạc hậu trong sản xuất lâm nghiệp góp phần tăng năng suất rừng, nâng cao dân trí.

Nhiều người dân trong địa bàn giàu lên từ nhận khoán trồng, bảo vệ rừng với công ty. Người dân có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.

Bằng việc kinh doanh rừng hiệu quả, hàng năm Công ty đóng góp cho ngân sách địa phương hàng chục triệu đồng/năm. Vận động cán bộ công nhân viên trích quỹ phúc lợi xã hội ủng hộ cho các thôn, xã trên địa bàn xây dựng trường học, duy tu bảo dưỡng đường giao thông 10 triệu đồng/năm.

c. Hiệu quả môi trường

KHQLR được triển khai thực hiện sẽ đưa tỷ lệ sử dụng đất từ 86% hiện nay lên 90% vào năm 2019. Diện tích rừng tăng thêm so với ban đầu là 87,8 ha. Đưa độ che phủ của Công ty lên 86%.

- QLRBV không những góp phần giữ vững, làm tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn mà còn có tác động tích cực tới tiểu khí hậu của địa phương.

- Hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. - Đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng

- Bảo vệ nguồn nước, điều hoà dòng chảy, bảo tồn tính ĐDSH của rừng đặc biệt là các khu rừng có giá trị bảo tồn.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

QLRBV là mục tiêu của bất kỳ một đơn vị kinh doanh lâm nghiệp nào muốn hướng tới quản lý rừng ổn định, có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng, là tài liệu tham khảo hữu ích cho Công ty xác định được những tiêu chuẩn chưa đạt, đề ra giải pháp điều chỉnh hoạt động sản xuất lâm nghiệp và quản lý rừng đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí QLRBV của FSC đối với CTLN Tam Thanh. Kết quả cụ thể như sau:

Đánh giá quản lý rừng và xác định lỗi lỗi không tuân thủ

Công ty thực hiện rất tốt là nguyên tắc 2 và 3 với sự tuân thủ đa số các tiêu chí, chỉ số. Nguyên tắc 1 và 5 đạt loại tốt, nguyên tắc 7, 8 và 10 đạt loại khá. Nguyên tắc 4 và 6 thực hiện chưa đầy đủ nhất các tiêu chí, chỉ số.

Trong thời gian tới: Công ty cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho nhân viên và người dân tham gia nghề rừng về QLRBV.

Hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy quản lý theo hướng QLRBV.

Bổ sung đủ các văn bản, tài liệu có liên quan đến các hoạt động QLRBV làm cơ sở cho quản lý rừng được chặt chẽ, đồng bộ và bền vững.

Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC

Qua kết quả đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC công ty có 4 lỗi không tuân thủ. Đó là các tiêu chí CoC 1.1, CoC 1.2, CoC 1.3 và CoC 5.10. Trong đó yêu cầu 1về quản lý chất lượng chưa được tuân thủ.

Nhiều tiêu chí đánh giá CoC còn mới mẻ với cán bộ công nhân viên, nên chưa có cán bộ phụ trách cụ thể về vấn đề này. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty phải cử cán bộ tìm hiểu và tham gia các lớp tập huấn CCR. Trong tương lai, dựa trên các tiền đề có sẵn này Công ty có thể tiến hành đánh giá CoC cho gỗ có chứng chỉ FSC, khả năng được cấp chứng chỉ CoC là rất lớn.

Lập kế hoạch quản lý rừng

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng kế hoạch quản lý rừng cho CTLN Tam Thanh giai đoạn 2012 – 2019, trong đó kế hoạch khai thác là quan trọng nhất.

Tổng diện tích rừng trồng từ tuổi 1 đến tuổi 7 tại thời điểm năm 2010 là 613 ha, diện tích ở các tuổi không đều nhau. Tuổi khai thác chính là tuổi 7. Diện tích chuẩn cho mỗi tuổi là 87,6 ha. Thực hiện khai thác hàng năm từ diện tích thực về diện tích chuẩn, mỗi năm khai thác 87,6 ha ở các tuổi 7 và tuổi 8.

- Kế hoạch khai thác rừng cho 1 chu kỳ kinh doanh với diện tích ổn định là: + Tổng diện tích khai thác từ năm 2012 – 2019là: 700,8 ha.

+ Tổng trữ lượng dự kiến khai thác: 75.572,52m3. - Kế hoạch khai thác rừng trồng cụ thể cho một năm: + Diện tích khai thác: 87,6 ha/năm

+ Lượng khai thác bình quân: 7.043,04 m3. - Đề tài đã xây dựng được một số kế hoạch:

+ Có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. + Kế hoạch bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH. + Có kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường + Có kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội + Có kế hoạch đào tạo nhân lực

+ Có kế hoạch giám sát, đánh giá

Ước tính vốn đầu tư giai đoạn 2012 – 2019 là 34.625,408 triệu đồng. Doanh thu là 49.190,11 triệu đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi với lợi nhuận là 14.564,7 triệu đồng. Trung bình 1 năm Công ty thu được 1.820,588 triệu đồng.

Đối với loài cây trồng chính là Keo lai và Bạch đàn thì mô hình trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với NPV đạt27.878.930 đồng/ha. (r = 9%)

2. Tồn tại

Đề tài nghiên cứu một vấn đề còn tương đối mới, tài liệu chưa nhiều, điều kiện thời gian cùng với kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu còn gặp một số tồn tại nhất định.

Nghiên cứu chưa tiến hành điều chỉnh sản lượng khai thác mà mới chỉ điều chỉnh về mặt diện tích.

Nghiên cứu chỉ đưa ra một số nhận thức chung và đánh giá tác động môi trường trên các khía cạnh chính mà chưa đi sâu cụ thể.

3. Khuyến nghị

Đánh giá QLRBV theo các nguyên tắc của FSC là vấn đề còn mới với nhiều đơn vị lâm nghiệp. Để việc đánh giá được chính xác hơn, Công ty nên thực hiện các nội dung sau:

- Thiết kế phương án kỹ thuật chính xác đến từng trạng thái rừng, khoảnh, lô. - Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh đến xã hội và môi trường cần sâu sắc hơn.

- Công ty đề xuất với Tổng Công ty Giấy Việt Nam hỗ trợ thuê chuyên gia điều tra đánh giá ĐDSH; Tổ chức lớp học về giám sát đánh giá để người thực hiện giám sát đánh giá được cấp chứng chỉ theo đúng quy định.

Rừng trồng nguyên liệu giấy có ý nghĩa to lớn về xã hội và môi trường sinh thái, đề nghị được tiếp tục hưởng chính sách vay vốn ưu đãi thông qua ngân hàng đầu tư phát triển. Mức vay đạt 90% theo dự toán được duyệt và trả gốc cộng lãi 1 lần vào cuối chu kỳ rừng được khai thác.

- Bộ máy quản lý phải làm việc hết sức khoa học, trong đó có sự phối kết hợp nhịp nhàng trong nội bộ cũng như với cộng đồng địa phương.

- Cử cán bộ đi tập huấn về QLRBV, chuỗi hành trình sản phẩm sử dụng phần mềm quản lý rừng, các phần mềm xây dựng bản đồ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn (1998), Hội thảo quốc gia về quản lý rừ ng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà Xuất bản Nông nghiê ̣p, Hà Nội. 2 Bộ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngà nh lâm nghiê ̣p,

chươngquản lý rừng bền vững, Hà Nội.

3 Bộ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngà nh lâm nghiê ̣p,

chương chứng chỉ rừng, Hà Nội.

4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Chiến lược phát triển Lâm

nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.

5 Lê Khắc Côi (2009), Tóm lược tình hình lâm nghiê ̣p và chứng chỉ rừng thế giới và chứng chỉ rừng Viê ̣t Nam, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững, Hà Nội.

6 Trương Tất Đơ, (2009), Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam, cơ hội và thách thức, Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ, số 03/2009, Hà Nội.

7 Kỷ yếu hội thảo WWF về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, (24 – 25/5/2005), Quy Nhơn, Bình Định.

8 Nguyễn Ngọc Lung (2004), QLRBV và CCR ở Việt Nam, cơ hội và thách thức, tài liệu hội thảo.

9 Nguyễn Ngọc Lung, (2008), Lộ trình chứng chỉ rừng và kế hoạch thực hiện,

Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Hà Nội.

10 Ngọc Thị Mến (dịch) (2008), Quản lý chuỗi hành tình sản phẩm đối với các sản phẩm gỗ.

11 Nguyễn Bá Ngãi, Trần Ngọc Thể, Sự tham gia của người dân trong quản lý rừng bền vững – trường hợp quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh

12 Nguyễn Hồng Quân (2008), Khai thác rừng tác động thấp trong thực tế quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, tài liệu hội thảo.

13 Thủ tướng Chính phủ, (2007) Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.

14 Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2009), Báo cáo chính thực hiện

quản lý rừng bền vững ở Việt nam, Hà Nội.

15 Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng - SFMI, (2007), Tiêu chuẩn FSC

quốc gia QLRBV, dự thảo 9c.

16 TS. Vũ Văn Mễ (2008), Tổng quát về quản lý rừng bền vững tại một số nước trên thế giới và thực trạng ở Việt Nam, Viện tư vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp tam thanh, tỉnh phú thọ​ (Trang 93)