Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2014 2018

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 72 - 78)

Hình thức tuyên truyền Năm thực hiện Cộng 2014 2015 2016 2017 2018

Thông tin đại chúng

- Truyền hình (tin, bài) 7 8 7 9 31

- Báo chí (tin bài) 4 5 3 5 5 22

- Truyền thanh (tin, bài) 3 5 4 4 5 21

Họp dân 0

Số buổi 245 248 256 258 264 1007

Số lượt người tham gia 6825 6850 7315 7543 7946 29.629

Tuyên truyền lƣu động 2 3 3 4 6 18

Quy ƣớc BVR (bản) 36 38 42 51 56 223

Ký cam kết QLBVR 1134 1321 1865 2472 2531 9323

Tranh, ảnh, tờ rơi 352 782 874 1308 1643 4959

Nguồn Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn năm 2018

Hàng năm các cán bộ của huyện và hạt Kiểm lâm được tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh QLBVR và tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác khuyến lâm địa bàn do trường Đại học Lâm nghiệp. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho cán bộ Kiểm lâm viên, kiểm lâm địa bàn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Kiểm lâm, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Thực tế cho thấy trong năm gần đây, cán bộ Hạt Kiểm lâm cho biết, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLBVR ngày càng được đẩy mạnh, phương pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền từng bước phù hợp với tình hình thực tế ở từng cơ sở xã, bản, và một điểm đáng lưu ý đó là đã mở rộng đối tượng tuyên truyền từ các em học sinh đến những người cao tuổi

trong cộng đồng đều được tiếp cận, nên đã dần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác QLBVR. Các dân tộc trong huyện đã có ý thức trách nhiệm hơn, khuyến khích họ tích cực tham gia QLBVR, cung cấp những thông tin về các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, giúp cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực đến tài nguyên rừng trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Hạt Kiểm lâm cho biết công tác tuyên truyền vẫn còn những hạn chế sau:

Công tác tuyên truyền chủ yếu là do Kiểm lâm địa bàn phụ trách trên một nửa cán bộ kiểm lâm địa bàn đã có độ tuổi cao, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, giao thông đi lại ở những vùng này rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa và hầu hết dân cư sống trong rừng và vùng ven rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều, ngoài ra việc tuyên truyền phải phối hợp với các cuộc tổ chức họp thôn, bản để triển khai nhiệm vụ khác của cộng đồng, chỉ tranh thủ vào buổi tối số lượng người đi dự họp đôi lúc không được đông đủ, do đó việc tiếp thu pháp luật nói chung và pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng nói riêng còn hạn còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR tập trung ở các bản, xã còn rừng, chưa rải đều trên các vùng dân cư, hầu hết các đối tượng vi phạm pháp luật đều là dân ở địa bàn bản, xã có ít rừng nhận thức về QLBVR của cán bộ, nhân dân có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng chưa mạnh, chưa sâu, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do vậy, công tác tuyên truyền về QLBVR cần được tăng cường và tổ chức thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng tuyên truyền, không chỉ tập trung ở các bản, xã còn nhiều rừng mà nên phổ biến sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

4.2.2.2. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Hình 4.5. Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện năm 2018

Cùng chung với nhiều địa phương trong cả nước, những năm gần đây, thời tiết trên địa bàn huyện Thanh Sơn diễn biến phức tạp, vào mùa khô hanh, nắng nóng thường kéo dài, cùng với gió Lào thổi mạnh, nhiệt độ cao, có ngày lên tới 420C, độ ẩm không khí thấp, thảm thực vật dày, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp IV, cấp V – cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm.

Để phối phó với những tình huống xấu có thể xẩy ra, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng cũng như các thiệt hại do cháy rừng gây ra. Qua nghiên cứu thực tế, ngay từ đầu mùa khô hanh hàng năm, được sự chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ, Hạt đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng, tổ chức thực hiện phương án PCCCR trên địa bàn toàn huyện, xác định vùng trọng điểm cháy, thành lập, kiện toàn BCH PCCCR của huyện, xã, tổ đội PCCCR tại bản, tổ chức trực 24/24 giờ vào những tháng cao điểm, tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản như Chỉ thị của UBND huyện về tăng cường biện pháp PCCCR trong mùa khô hanh, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCCR, chỉ đạo UBND các xã, các chủ rừng (các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp) xây dựng phương án PCCCR cho diện tích rừng được giao quản lý bảo vệ, xây dựng lực lượng xung kích chữa cháy rừng, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR. Tổ chức ký hợp đồng cán bộ công tác quản lý bảo vệ rừng 6 tháng mùa khô

27/28 xã. Hàng năm BCH PCCCR của huyện giao cho Hạt Kiểm lâm phối hợp với các lực lượng vũ trang Công an, Quân đội tổ chức diễn tập PCCCR sát với thực tế, từng loại địa hình, phù hợp với từng địa phương tại các xã, vùng trọng điểm cháy rừng.

Hiện nay công tác PCCCR trên địa bàn huyện đang gặp phải những khó khăn, thách thức:

Do điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, việc bố trí các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác PCCCR gặp nhiều trở ngại.

Hệ thống đường ranh cản lửa, phối hợp với đường tuần tra, đường lâm nghiệp trên địa bàn hầu như chưa được xây dựng để phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp và ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

Chế độ, kinh phí hỗ trợ cho lực lượng làm công tác PCCCR còn eo hẹp. Đối với lao động hợp đồng công tác 6 tháng mùa khô theo Thông tư 12 của Bộ Lao động và thương binh xã hội năm 1999 với mỗi định suất là 300.000đồng/người/năm, tiền công được trả quá thấp so với nhiệm vụ được giao. Các chủ rừng, đặc biệt là các chủ rừng là các tổ chức của nhà nước do lực lượng mỏng nên không kiểm soát hết được lượng người hoạt động trong khu vực rừng mình quản lý.

Phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR còn rất hạn chế, hệ thống thông tin liên lạc để phục vụ cho công tác tuần tra, chỉ huy chữa cháy rừng.

Bảng 4.4. Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra tại địa bàn STT Ngày/ tháng/năm cháy rừng

Địa điểm cháy

Lô, khoảnh, TK Diên tích thiệt hại có rừng(ha) Trạng thái/ loài cây Mức độ thiệt hại (%) Ngyên nhân 1 02/05/2015 xã Địch Quả,

huyện Thanh Sơn Đồi Khe 0.094

Keo

năm 3 100%

Xử lý thực bì

2 05/07/2016 xã Võ Miếu,

huyện Thanh Sơn

Đồi Quyền Đào 0.12 Keo năm 2 100% Xử lý thực bì 3 08/11/2016 xã Tân Minh,

huyện Thanh Sơn

Khu Nhằn Thượng 0.40 Keo năm 3 100% Xử lý thực bì 4 3/2017 xã Tân Minh,

huyện Thanh Sơn

Đồi Ốc, Khu Gằn 0.95 Keo năm 3 100% Xử lý thực bì 5 21/3/2018 Xã Địch Quả,

huyện Thanh Sơn

Đồi Suối Vần, khu Quyết Tiến 0.19 Nứa, giang 100% Xử lý thực bì Tổng cộng 1.75

(Nguồn Hạt kiểm lâm huyện Thanh Sơn từ năm 2015-2018)

Qua bảng 4.4 cũng cho thấy, các vụ cháy rừng các năm gần đây đã giảm đáng kể, cũng do làm tốt công tác phát hiện, dự báo nguy cơ cháy trên địa bàn được cập nhật thường xuyên. Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu là do sự bất cẩn của con người khi dùng lửa trong rừng như: Trẻ chăn trâu nướng sắn trong rừng, khi về không dập tắt củi; người dân đốt ong; người dân đốt nương làm cháy lan sang rừng trồng, một số người dân do có mâu thuẫn nên đã cố tình đốt phá rừng của nhau. Hầu hết các diện tích rừng bị cháy đều nằm ở địa hình phức tạp, xa nguồn nước, giao thông đi lại khó khăn, thời điểm

cháy đều có gió Lào thổi mạnh, phương tiện chữa cháy thô sơ, nên khó tiếp cận đám cháy, việc chữa cháy rừng phát huy hiệu quả chưa cao, cũng do hạn chế trong công tác chỉ huy chữa cháy, nắm bắt thông tin không kịp thời.

Tuy nhiên, do thời tiết khô hanh kéo dài, độ ẩm không khí thấp bên cạnh đó là sự chủ quan của một số hộ gia đình trong việc xử lý thực bì trồng rừng năm 2015 trên địa bàn huyện xảy ra 01 vụ cháy rừng trong đó cháy rừng ở xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn với tổng diện tích 0.094 ha. Năm 2016 xảy ra 02 vụ cháy trên đất lâm nghiệp tại xã Võ Miếu, xã Tân Minh, diện tích thiệt hại 0,52 ha, lâm sản thiệt hại chủ yếu là keo, cây bụi. Năm 2017 trên địa bàn huyện xảy ra 01 vụ cháy tại xã Tân Minh, diện tích thiệt hại 0.95ha

Bảng 4.5. Đối tƣợng khi tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng

STT Đối tƣợng Số lƣợng (phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Nhân dân 70 89,10 2 Cán bộ 20 90 Tổng cộng 90 100

(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019)

Qua bảng 4.5 cho thấy đối tượng chữa cháy rừng chủ yếu nhân dân và cán bộ (lực lượng kiểm lâm, quân đội, tổ đội QLBVR xã,…) như vậy cho thấy sự kết hợp giữa lực lượng tại chỗ và cán bộ quản lý rừng, đây là một hướng đi đúng đắn cần phải phát huy để đảm bảo đủ lực lượng và chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Tuy nhiên việc để xảy ra cháy rừng là tương đối nguy hiểm và thiệt hại rất nhiều về mọi mặt, chính vì vậy cần ngăn chặn những nguyên nhân gây ra cháy rừng và nếu trường hợp xảy ra cháy rừng phải thực hiện chữa cháy ngay lập tức thì mới mong có hiệu quả.

Quán triệt sâu sắc phương châm chỉ đạo: Chữa cháy kịp thời, triệt để nhằm giảm nhẹ thiệt hại về tài nguyên rừng, an toàn về người và tài sản khi tham gia chữa cháy. Vì vậy khi trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

phải luôn trong tư thế sẵn sàng, khẩn trương. Việc tổ chức chữa cháy phải thật sự chặt chẽ.

4.2.2.3. Xây dựng lực lượng và cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ QLBVR

Trên địa bàn huyện Thanh Sơn, Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn là lực lượng duy nhất chuyên trách có chức năng quản lý Nhà nước về QLBVR, thừa hành pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn huyện, trong 22 xã, 01 thị trấn của huyện Thanh Sơn. Đến tháng 12/2018, Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn có tổng số 21 cán bộ công chức và 02 cán bộ hợp đồng.Trong đó có 12 CBCC trình độ Đại Học, 8 trình độ Thạc Sỹ, 4 CBCC được đào tạo quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên trở lên. Trong thời gian gần đây, lãnh đạo Hạt rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo cán bộ trẻ, tạo điều kiện để CBCC học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời kỳ mới. Theo như qui định của Chính phủ, định mức mỗi Kiểm lâm quản lý 1000 ha rừng, trong khi đó đã phải bố trí 08 biên chế trực ở Văn phòng hạt còn lại 15 cán bộ Kiểm lâm phụ trách 22 xã, như vậy lực lượng còn thiếu hơn 23 CBCC nếu theo qui định.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác BVR trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, được thể hiện qua biểu sau:

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)