Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 64 - 68)

Hình 4.2. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lƣợng QLBVR huyện Thanh Sơn

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp → Quan hệ hỗ trợ ↔

UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về việc QLBVR, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn; Tổ chức mạng lưới QLBVR và huy động mọi lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi huỷ hoại rừng, cùng với chủ rừng PCCCR, phòng trừ sinh vật hại rừng; Ban hành các văn bản để chỉ đạo việc thực hiện công tác QLBVR trên địa bàn; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý BVR, tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đối với các vụ vượt thẩm quyền của Hạt Kiểm lâm.

UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về việc BVR và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; quản lý rừng, đất lâm nghiệp và chỉ đạo các bản xây dựng và

Tổ, đội BVR Chủ rừng

Tổ, đội quần

chúng BVR Kiểm lâm địa

bàn Hạt Kiểm lâm Thường trực BCH UBND xã Ban chỉ huy BVR UBND huyện Ban chỉ huy

thực hiện các qui ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.

- Phối hợp với Kiểm lâm và các lực lượng Công an, Quân đội trên địa bàn tổ chức lực lượng quần chúng BVR trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi huỷ hoại rừng.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR theo thẩm quyền.

Chủ rừng: Chủ rừng trên địa bàn có trách nhiệm QLBVR của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng chống chặt phá rừng, săn bắt bẫy động vật rừng trái phép; PCCCR; phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo qui định của pháp luật hiện hành [24].

Hạt Kiểm lâm: Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; Huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách; Phối hợp với các cơ quan liên quan, lực lượng BVR của chủ rừng thực hiện BVR trên địa bàn . Trong nhiều năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện Thanh Sơn đã ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa bàn. Hàng năm, phối hợp với các ban ngành trong huyện tổ chức diễn tập PCCCR tại các xã dễ xảy ra cháy rừng, công tác diễn tập hàng năm của Hạt luôn được UBND tỉnh chấm đạt loại khá, giỏi trở lên.

Trạm Kiểm lâm: Trạm Kiểm lâm là bộ phận thuộc Hạt Kiểm lâm và trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Kiểm lâm địa bàn. Đến nay, trạm Kiểm lâm không chỉ đơn thuần để Kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lâm sản mà còn thực hiện chức năng về QLBVR và phòng cháy chữa cháy rừng, là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt của cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn hiện nay có 5 trạm (BVR và PCCCR).

Kiểm lâm địa bàn: Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã trong việc tổ chức xây dựng phương án, kế hoạch QLBVR; Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể xã hội liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước QLBVR; Tuyên truyền, giao dục pháp luật về QLBVR, xây dựng và hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng BVR; Tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm lâm luật; Giúp chủ tịch UBND xã xử phạt vi phạm hành chính về QLBVR theo thẩm quyền. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ BVR.

Nhìn chung, từ khi có chính sách phụ cấp ưu đãi nghề, đời sống của cán bộ Kiểm lâm địa bàn đã được cải thiện, thường xuyên bám cơ sở, tham mưu kịp thời và có hiệu quả cho Chủ tịch UBND xã trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tổ đội QLBVR của thôn, bản: Đa số mỗi bản hoặc cụm xã, bản đều thành lập tổ QLBVR va thực hiện nhiệm vụ QLBVR theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, bản và chủ rừng, hàng năm trên địa bàn các xã đã tổ chức thành lập được 215 tổ, đội QLBVR cấp bản với 1050 lượt người tham gia, lực lượng tham gia vào tổ đội này chủ yếu là lực lượng dân quân tự vệ của xã, bản. Tuy nhiên, chính sách, chế độ bồi dưỡng cho tổ đội QLBVR chưa rõ ràng, chưa khuyến khích các thành viên tham gia, do đó hạn chế đến kết quả hoạt động của tổ đội QLBVR.

Theo kết quả điều tra thực tế cán bộ huyện, cán bộ Kiểm lâm, cán bộ xã, hàng năm, ngay từ đầu năm, đặc biệt là chuẩn bị bước vào mùa khô hanh Chủ tịch UBND huyện tổ chức ký cam kết QLBVR và PCCCR giữa Chủ tịch UBND huyện với Chủ tịch UBND các xã; Chủ tịch UBND các xã ký cam kết với Trưởng bản; Trưởng bản ký cam kết với các chủ rừng. Qua công tác này đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của từng cấp, do đó công tác QLBVR và PCCCR được chú trọng và quan tâm thường xuyên.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)