Tên công trình, dụng
cụ BVR
Đơn vị tính Số lƣợng Tình trạng
Máy bơm Bộ 02 Đang sử dụng
Xe Ô tô Chiếc 02 Đang sử dụng
Đường ranh cản lửa Km 15 Đang sử dụng
Súng AK Khẩu 05 Đang sử dụng
Máy thổi gió Cái 02 Đang sử dụng
Tên công trình, dụng cụ BVR
Đơn vị tính Số lƣợng Tình trạng
Ống nhòm Cái 02 Đang sử dụng
Loa cầm tay Cái 03 Đang sử dụng
Bình phun nước Cái 04 Đang sử dụng
Bảng qui ước BVR Cái 46 Đang sử dụng
Biển Pano apfic Cái 07 6 đang SD; 1 hỏng
Bàn dập lửa thủ công Cái 50 Đang sử dụng
Dao Quắm Cái 60 Đang sử dụng
Bình xịt hơi cay Bình 05 Đang sử dụng
Nguồn Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn năm 2018
Từ bảng 4.6 cho thấy, hệ thống công trình, dụng cụ QLBVR chủ yếu phục vụ cho công tác PCCCR, nhưng chủ yếu chỉ là các dụng cụ thô sơ.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, các công trình quan trọng phục vụ cho công tác PCCCR như hệ thống đường lâm nghiệp, chòi canh lửa trên địa bàn huyện Thanh Sơn chưa được đầu tư xây dựng nhiều. Với hệ thống đường băng trắng cản lửa 15km.
Hệ thống biển báo, bảng cấm, Pano apphic, bảng quy ước BVR được bố trí hợp lý ở những nơi đông dân cư, trục đường giao thông quan trọng, các khu rừng cấm, hệ thống này hàng năm được tu sửa và bổ sung thường xuyên nên đã phát huy tác dụng trong công tác BVR.
Dụng cụ chữa cháy rừng bằng cơ giới mới được đầu tư mua sắm năm 2015, do đó vẫn còn mới và hoạt động tốt, nhưng không có xe chuyên dùng để vận chuyển, đường lâm nghiệp chưa được đầu tư, nguồn nước sử dụng cho việc chữa cháy rất hạn chế, do vậy, dụng cụ chữa cháy rừng bằng cơ giới không phát huy tác dụng.
Phương tiện giao thông dành cho công tác QLBVR: Đầu năm 2015 Hạt Kiểm lâm được trang bị thêm một ô tô bán tải hiệu NAVARA từ nguồn dự án
“Nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 02/QĐ-CP của Chính phủ, ngoài ra đơn vị có thêm 1 xe Uoat nhưng đã cũ do lâu ngày sử dụng, hàng năm phải thay thế và sửa chữa thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác QLBVR, cơ động chữa cháy rừng. Qua phỏng vấn cán bộ Hạt Kiểm lâm, phương tiện dùng để vận chuyển gỗ tang vật do đơn vị tổ chức thu giữ hầu hết các vụ đều phải thuê phương tiện của các tổ chức, cá nhân. Do tính chất công việc của Kiểm lâm, các vụ thu giữ gỗ tang vật chủ yếu ngoài giờ hành chính, việc thuê phương tiện gặp nhiều khó khăn.
Thông qua dự án nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm Phú Thọ, hạt Kiểm lâm Thanh Sơn cũng được trang bị thêm một số thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR như máy thổi gió,máy bơm, loa cầm tay, ống nhóm quan sát, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực hiện. Hệ thống máy bộ đàm cầm tay để thông tin liên lạc trong công tác chỉ huy chữa cháy, tuần tra PCCCR là rất cần thiết vì những khu vực rừng cháy thường ở vùng xa trung tâm, địa hình phân bố cao, không có sóng điện thoại di động.
Việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác PCCCR còn rất khiêm tốn như ứng dụng các phần mềm cảnh báo cháy rừng, phần mềm chỉ chữa cháy rừng, phần mềm phân vùng trọng điểm cháy. Việc theo dõi PCCCR chủ yếu thông qua trang web của Cục Kiểm lâm và nhiệt độ của thời tiết để dự báo.
Nhìn chung, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác QLBVR nói chung và công tác PCCCR nói riêng của Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn chưa đáp ứng được so với nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Do đó, tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài đến nguyên rừng và công tác PCCCR đạt kết quả chưa cao.
4.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức,hạn chế của người dân trong công tác quản lí tài nguyên rừng người dân trong công tác quản lí tài nguyên rừng
4.2.3.1. Phương pháp phân tích SWOT
Từ thực trạng công tác QLBVR trên địa bàn huyện Thanh Sơn, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và rút ra những nguyên nhân tồn tại trong công tác QLBVR của huyện Thanh Sơn.