.Diện tích rừng tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 32 - 34)

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là: 353.456,1 ha. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng là: 188.139,4 ha, trong đó:

+ Diện tích đất có rừng: 139.996,2 ha.

+ Diện tích đất chưa có rừng là: 48.143,2 ha.

- Diện tích đất quy hoạch phát triển rừng 171.459,1 trong đó: + Diện tích đất rừng đặc dụng: 17.304,1 ha

+ Diện tích rừng phòng hộ: 33.474,3 ha + Diện tích rừng sản xuất: 120.680,7 ha

- Diện tích rừng ngoài quy hoạch đất phát triển rừng 16.680,3 ha. - Độ che phủ rừng toàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2018 là 39,6%

1.5.3. Những thay đổi về mặt chính sách tác động đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các thời kỳ

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi do cơ chế chính sách của nhà nước về lâm nghiệp, cụ thể:

- Giai đoạn từ năm 1999-2010: Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998. Chính phủ đã cấp nguồn kinh phí cho Ban quản lý dự án 661 cấp tỉnh cấp kinh phí cho hạt kiểm lâm huyện để thực hiện công tác phát triển rừng và hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Giai đoạn từ 2010 – 2014: Thực hiện dự án bảo vệ và phát triển rừng, Ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cấp kinh phí cho ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, ban quản lý dự án bảo vệ phát triển rừng cấp huyện giao cho hạt kiểm lâm huyện thực hiện trồng mới rừng và hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn các huyện, thành thị.

- Giai đoạn từ 2014- 2018: Thực hiện dự án bảo vệ và phát triển rừng, Ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cấp kinh phí cho chi cục Lâm nghiệp tỉnh, từ Chi cục Lâm nghiệp cấp cho Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa và Ban quản lý rừng phòng hộ sông Ngòi Giành thực hiện trồng mới rừng và hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Giai đoạn từ 2018 – nay: Sau khi 2 Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa và ban quản lý rừng phòng hộ sông Ngòi Rành giải thể do Chi cục Lâm

Nghiệp sát nhập vào Chi cục Kiểm lâm, nên toàn bộ kinh phí trồng mới và hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn toàn tỉnh do Chi cục Kiểm lâm trực tiếp chủ trì thực hiện. Kinh phí lấy từ nguồn dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)