Nguy cơ, mối đe dọa trong QLBVR trên địa bàn

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 85 - 90)

Nguy cơ Mức độ Mối đe doạ

Phạm vi ranh giới 9

Với địa hình phức tạp, diện tích rừng có trữ lượng lớn đều nằm ở vùng xa khu dân cư, giáp danh với các huyện, tỉnh khác, lực lượng thực hiện công tác QLBVR mỏng.

Gia tăng dân số 9

Tỷ lệ tăng dân số của huyện vẫn còn cao (1,64%), sự gia tăng dân số gây sức ép lớn đến việc sử dụng đất và khai thác tài nguyên rừng trái phép.

Trồng cây lương

thực (Ngô) 10

Diện tích rừng ngày càng bị xâm lấn do trên địa bàn phát triển diện tích trồng Ngô rất mạnh, nhu cầu thu mua Ngô của các tư thương ngày càng cao, có nhiều hộ đã giàu lên từ việc trồng

Nguy cơ Mức độ Mối đe doạ

Ngô.

Trình độ dân trí

thấp 10

Do trình độ dân trí thấp và không đồng đều, nên việc nhận thức pháp luật về QLBVR đối với người dân còn gặp nhiều khó khăn, họ tham gia chặt phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản, săn bẫy bắt động vật rừng trái phép.

Một số chủ rừng thực hiện việc quản lý BVR không tốt

10

Một số chủ rừng còn hiện tượng bỏ mặc, thờ ơ với công tác quản lý BVR, xem nhiệm vụ này là của lực lượng Kiểm lâm, khi người dân có các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, chính quyền cấp xã còn bao che.

Nạn cháy rừng, sâu bệnh hại rừng, thời tiết rét đậm, rét hại

7

Với diễn biến thời tiết phức tạp, đặc biệt là trong mùa khô hanh. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 17 xã trọng điểm cháy rừng, lượng người dân hoạt động trong rừng nhiều, không kiểm soát nổi, nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn. Bên cạnh đó sâu bệnh hại rừng (sâu róm thông) rừng trồng bị thiệt hại lớn, thời tiết rét hại làm thảm thực vật bị chết rét… tạo thành vật liệu dễ cháy vào mùa khô hanh, nguy cơ cháy rừng cao.

Hoạt động của Kiểm lâm còn hạn chế

8

Biên chế, trang thiết bị, phương tiện chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, hoạt động trên địa bàn rộng, diện tích rừng lớn. Kết quả thực hiện nhiệm vụ còn nhiều hạn chế.

Nguy cơ Mức độ Mối đe doạ

Khai thác gỗ, lâm sản, sử dụng đất rừng sản xuất nông nghiệp, săn bẫy bắt động vật rừng.

10

Huyện Thanh Sơn, cộng đồng dân cư thôn, bản 95% các hộ đều khai thác gỗ, lâm sản để làm nhà, làm chuồng trại gia súc, lấy củi đun. Các đối tượng kinh doanh, xưởng chế biến gỗ ngày càng tăng về số lượng, đây là nhân tố tác động đến người dân trong vùng và những người dân từ vùng khác đến khai thác, vận chuyển.

Tỉnh Phú Thọ đã có chỉ thị tăng cường bảo vệ động vật rừng hoang dã. Hàng năm đội liên ngành và tổ Kiểm lâm lưu động của huyện đã tổ chức truy quét các tổ chức, cá nhân săn bẫy bắt động vật rừng trái phép.

(Ghi chú: Mức độ đe doạ được cho điểm từ 1 đến 10 và được phân cấp độ như sau: từ 1-4: Mức độ thấp; từ 5-8:Mức độ trung bình; Từ 9-10 mức độ cao)

Từ kết quả trên cho thấy rằng, nguy cơ và thách thức trong công tác QLBVR là rất lớn, tập trung vào một số điểm chính sau:

a. Về phạm vi ranh giới

Hầu hết diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng lớn đều nằm tập trung ở những nơi địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, dông, giao thông đi lại khó khăn, tiếp giáp với nhiều huyện, tỉnh, do vậy để QLBVR ở vùng này thì phải có nhân lực, vật lực và thời gian thực hiện mới có hiệu quả. Tuy nhiên, trên tuyến đường từ trung tâm huyện đến xã vùng sâu là khó khăn.

b. Trồng Ngô, tăng dân số

Tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn huyện vẫn còn khá cao, 1,64%, do vậy nhu cầu đất để ở, sản xuất nông, lâm nghiệp ngày càng tăng, những năm gần

đây do giá Ngô trên thị trường tăng cao, thời gian và chi phí đầu tư cho trồng Ngô phù hợp với điều kiện của cộng đồng dân cư thôn, bản, với diện tích trồng Ngô trên 8000 ha, năng suất đạt 10 tấn/ha, nhưng đó chỉ là theo con số thống kế, còn số diện thực tế đang trồng Ngô thì còn cao hơn nhiều. Việc lấn chiếm rừng, đất rừng để trồng Ngô còn diễn ra. Từ năm 2014 - 2018, qua điều tra cán bộ Hạt Kiểm lâm, hầu hết diện tích rừng bị phá đều sử dụng để trồng Ngô.

c. Di dãn dân, tái định cư

Huyện Thanh Sơn nằm trong vùng lòng hồ Sông Đà đang xây dựng công trình thủy điện Phú Thọ, chương trình tái định cư cho bà con vùng lòng hồ đến nơi ở mới đến nay vẫn chưa hoàn thiện, công tác quy hoạch chia tách đất đai cho người dân nơi ở cũ và mới còn gặp nhiều khó khăn, chưa sát thực tế, việc chuyển đổi phương thức sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, trong khi diện tích dành cho sản xuất nương rẫy còn quá ít, chưa đảm bảo được cuộc sống cho người dân, do vậy việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm nương vẫn xảy ra.

d. Trình độ dân trí thấp

Trình độ dân trí trên địa bàn huyện Thanh Sơn không đồng đều, đặc biệt tỷ lệ mù chữ ở cộng đồng dân tộc Mường ít có điều kiện để giao lưu về văn hoá, mở mang hiểu biết, nên kiến thức về các quy định pháp luật về QLBVR rất hạn chế, do vậy, họ vẫn xâm hại trái phép tài nguyên rừng. Theo lãnh đạo của Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn, trong tổng số 12 vụ vi phạm lâm luật bị phát hiện bắt giữ và xử lý, có đến 42% đối tượng vi phạm là người mù chữ hoặc ít hiểu biết các quy định của pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng.

Lợi dụng dân trí thấp của cộng đồng dân cư thôn, bản trong vùng gần rừng và trong rừng, gần đây đã xuất hiện một số đối tượng tổ chức truyền đạo trái phép, gây không ít khó khăn cho các cấp, các ngành địa phương trong công tác quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các vùng gần rừng và trong rừng.

Công tác quản lý bảo vệ rừng muốn đạt được hiệu quả thì trước hết phải quản lý tận gốc, phải có sự phối hợp giữa chủ rừng và UBND xã, vì chủ rừng và UBND xã là lực lượng nắm rõ tình trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao. Tuy nhiên, một số chủ rừng, UBND xã chưa thực sự quan tâm phối hợp đến công tác QLBVR, chưa nắm được tình hình vi phạm, chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các chủ rừng chưa tự kiểm tra, thu giữ và phát hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên diện tích rừng được giao quản lý. Các vụ phát hiện và thu giữ đều do Hạt Kiểm lâm và tổ liên ngành của huyện tổ chức thực hiện.

f. Hoạt động của Kiểm lâm còn hạn chế

Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn có tổng số 21 biên chế, bộ phận văn phòng hạt với 6 CBCC, còn lại 15 CBCC phụ trách 25 xã như vậy có đồng chí phải phụ trách đến 2 xã. Với số CBCC ít như vậy, nhưng địa bàn rộng, địa hình phức tạp, trang thiết bị phục vụ cho công tác còn thiếu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tất cả CBCC đều dùng xe máy, điện thoại cá nhân. Có thể nói đây là một thách thức rất lớn đối với việc QLBVR trên địa bàn huyện.

g. Khai thác gỗ, lâm sản, săn bẫy bắt động vật rừng, nạn cháy rừng

Huyện Thanh Sơn có trên 2/3 dân số sống ở vùng gần rừng và trong rừng, người dân không chỉ phá rừng để sản xuất nông nghiệp mà còn khai thác gỗ, săn bẫy bắt động vật rừng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

Huyện Thanh Sơn có 2 xã trọng điểm cháy rừng, ở những xã này vào mùa khô, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ cao, gió Tây Nam thổi mạnh, rừng trồng chủ yếu là Thông, lượng người hoạt động trong rừng không thể kiểm soát nổi, nguy cơ gây cháy rừng là rất lớn. Cũng do diễn biến phức tạp của thời tiết cũng tạo điều kiện cho một số sâu bệnh phát triển mạnh như sâu róm thông, thời tiết rét đậm rét hại cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLBVR nói chung và công tác PCCCR nói riêng.

4.2.5. Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Để đánh giá mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với đời sống của người dân trong cộng đồng, chúng tôi đã tổ chức thảo luận nhóm và phỏng vấn các hộ gia đình, một số cán bộ xã ở điểm chọn nghiên cứu, kết quả thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)