Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 81 - 85)

Điểm mạnh Điểm yếu

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Chi cục kiểm lâm, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể của huyện ủy và cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn

- Cán bộ kiểm lâm là lực lượng nòng cốt với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm công tác lâu năm rất có trách nhiệm, luôn tận tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn rộng, địa hình đồi núi cao, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn - Biên chế lực lượng kiểm lâm trên địa bàn còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều xã với diện tích rừng và đất lâm nghiệp rộng lớn

- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và PCCCR của lực lượng kiểm lâm còn hạn chế.

Cơ hội Thách thức

- Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là công nghệ GIS và viễn thám, các phần mềm cập nhật diễn biến rừng đã mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Hoạt động trồng rừng

- Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi cán bộ lực lượng Kiểm lâm cần liên tục nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Nhận thức của một số người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế chưa chủ động tố giác các đối tượng vi phạm luật quản lý bảo vệ

hiện nay đã và đang đem lại nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

- Sự điều chỉnh và các chính sách, luật mới như Luật lâm nghiệp, Thông tư số 27/TT-BNNPTNT đã cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển rừng của lực lượng Kiểm lâm.

rừng.

- Đời sống người dân vùng sâu vùng xa còn khó khăn phải sống dựa vào rừng.

Kết quả ở Bảng phân tích 4.7 cho thấy công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cấp chính quyền từ huyện cho đến cơ sở hết sức quan tâm. Tuy nhiên, những khó khăn mà quản lý bảo vệ rừng đang gặp phải chính là: Phương tiện trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng thì còn thiếu thốn và chưa phù hợp, biên chế cán bộ thiếu, kiêm nhiệm, nhận thức của người dân chưa cao…. Ngoài ra ngành lâm nghiệp cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là công nghệ GIS và viễn thám, các phần mềm cập nhật diễn biến rừng và sự điều chỉnh các chính sách, Luật mới, sự phát triển của khoa học, công nghệ đồi hỏi các cán bộ không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn.

4.2.3.2. Hạn chế

Các tình trạng phá rừng do phát, đốt nương, xâm lấn đất đất rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản, cháy rừng…vẫn chưa được ngăn chặn một cách triệt để. Tuy diện tích rừng được tăng lên nhưng chất lượng rừng ngày càng kém, kinh phí hỗ trợ cho khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng thấp thiếu đồng bộ, chưa khuyến khích người dân tham gia QLBVR; những diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho các chủ quản lý bảo vệ nhưng việc BV&PTR chưa đạt hiệu quả cao do việc triển khai cơ chế, chính sách khuyến

khích phát triển lâm nghiệp còn lúng túng, chưa xác định được rõ quyền lợi, trách nhiệm của từng chủ rừng.

Tranh chấp đất đai giữa xã với xã trong huyện, giữa xã với xã của các vùng giáp danh huyện khác chưa được xem xét, giải quyết dứt điểm, triệt để.

Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác QLBVR chưa đáp ứng tương xứng do với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm để ra.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn đầu tư cho ngành Lâm nghiệp chủ yếu là dành cho chương trình 661, còn vốn đầu tư cho khoán khoanh nuôi BVR chưa đồng bộ, chưa sát thực tế, mức đầu tư theo nguồn vốn sự nghiệp Kiểm lâm là quá thấp (9.000 đồng/ha/năm). Các nguồn vốn hỗ trợ theo định mức của nhà nước để khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng chưa bao phủ hết diện tích có trên địa bàn nhiều diện tích hiện nay đang bảo vệ theo Luật, không có nguồn vốn hỗ trợ.

Một số cơ sở xã, bản chưa sâu sát cơ sở, việc quản lý rừng tận gốc chưa chú trọng, kiểm tra, xử lý còn e dè, nể nang, thiếu cương quyết trong xử lý vi phạm, việc phối kết hợp giữa các ngành trong xã còn yếu, thiếu đồng bộ, chưa gắn trách nhiệm đối với chính quyền cơ sở, khi để mất rừng chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm nên vẫn còn phá rừng làm nương, xâm canh, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra trên địa bàn quản lý.

Công tác tuyên truyền các chính sách Pháp luật về QLBVR, một số địa bàn còn chạy theo thành tích chưa chú trọng đến hiệu quả, chất lượng.

Công tác tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã của một số cán bộ Kiểm lâm địa bàn chưa tốt, chưa sâu sát, nhất là việc cấp phát lâm sản, xác nhận đơn của công dân, xác minh gỗ vườn còn nhiều lúng túng, thiếu chính xác, thậm chí còn để xảy ra sai trái. Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập.

4.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân chủ quan:

Chính quyền các cấp, nhất là cấp xã nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

Tỷ trọng đầu tư cho Lâm nghiệp trong thành phần kinh tế còn ở mức thấp, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho công tác BV&PTR thấp, trong khi đó trình độ dân trí của cộng đồng dân cư thôn, bản còn nhiều hạn chế, họ chưa hiểu hết vai trò, tác dụng, tác hại của rừng và việc mất rừng đối với cuộc sống, bên cạnh đó đời sống của họ còn nghèo, một số bộ phận nhân dân sống chủ yếu vào rừng, khi hết mùa canh tác thường vào rừng để khai thác, làm thuê cho bọn đầu nậu buôn bán lâm sản để mua lương thực, thực phẩm. Sự nghèo đói của bộ phận dân cư sống gần rừng vốn được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phá rừng.

- Việc phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và các ngành chức năng liên quan còn hạn chế, do lực lượng mỏng, địa bàn quản lý rộng, cán bộ chuyên trách cấp xã không có, trang thiết bị và phương tiện thiếu thốn. Ngoài ra, Các chủ rừng chưa có đủ lực lượng để tự bảo vệ rừng trên diện tích được giao, quyền lợi, nghĩa vụ và chính sách hưởng lợi của chủ rừng chưa được thực hiện tốt.

Cơ chế, chính sách quản lý gỗ, lâm sản và kế hoạch khai thác, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, về khối lượng gỗ trong xây dựng cơ bản và sử dụng gỗ gia dụng trong nhân dân, nhu cầu sử dụng vượt quá so với lượng tăng trưởng hành năm của rừng.

Công tác quy hoạch phát triển Lâm nghiệp, chiến lược chưa phù hợp với thực tế do phương pháp tiếp cận từ trên xuống, mà phải tiếp cận từ dưới lên trên. Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, các chương trình dự án đưa xuống không phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa lý của địa phương.

Công tác di dãn dân, tái định cư Thủy điện Phú Thọ chủ yếu là vào các vùng còn rừng, quy hoạch nơi ở mới chưa sát với thực tế, di dân tái định cư chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

b. Nguyên nhân khách quan:

Sự gia tăng dân số ở các vùng có rừng còn ở tỷ lệ cao, nhu cầu cao về đất ở và đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo. Nếu không thâm canh tăng vụ, không có phương thức canh tác hợp lý, thiếu vốn trồng rừng kinh tế, đời sống nhân dân không được cải thiện sẽ dẫn đến tài nguyên rừng tiếp tục bị khai thác, tàn phá.

Do đời sống của nhân dân hiện nay đã được nâng lên rõ rệt nên nhu cầu sử dụng lâm sản, nhất là gỗ quí hiếm trong xây dựng cơ bản và sử dụng trong nhân dân ngày càng tăng, dẫn đến tài nguyên tiếp tục bị xâm hại.

4.2.4. Những mối đe dọa trong QLBVR ở Thanh Sơn

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)