1.5.4 .Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Phú Thọ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PR A Participatory
Participatory Rural Appraisal)
Phương pháp này được áp dụng để củng cố những thông tin có được từ phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy, cản trở, thách thức với quá trình quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và quá trình phát triển của cộng đồng, lựa chọn, xác định những giải pháp ưu tiên thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phỏng vấn cán bộ xã, huyện: Được thực hiện đầu tiên khi tới thôn, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế xã hội của thôn như: dân số, mức sống, dân trí, các hỗ trợ từ bên ngoài, các tác động thường xuyên tới tài nguyên rừng (Nội dung phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1,2).
- Phỏng vấn hộ gia đình: Đề tài đã phỏng vấn 70 hộ gia đình tương đương 5% tổng số hộ tại 07 xã của huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ (Danh sách phỏng vấn được tổng hợp tại phụ lục 5)
Đối tượng phỏng vấn bao gồm cả 3 nhóm hộ gia đình (Cách phân chia nhóm đối tượng dựa trên tiêu chí của huyện, tỉnh hoặc Nhà nước mà vừa phỏng vấn trưởng thôn/ bản xác định được).
- Nhóm hộ khá (giàu)/ nhóm hộ có thu nhập cao (Thu nhập lớn hơn 2 triệu đồng/người/tháng)
- Nhóm hộ trung bình/ nhóm hộ có thu nhập trung bình (từ 1.95 triệu đồng/người/tháng trở xuống và 1.5 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn)
- Nhóm hộ nghèo/ nhóm hộ có thu nhập thấp (có 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng tại nông thôn).
Ngoài ra, để thông tin thu được đảm bảo tính chính xác và khách quan, đối tượng phỏng vấn có tính đến một số tiêu chí khác: Dân tộc; độ tuổi; nghề nghiệp;… (Nội dung phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 3).
- Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý tài nguyên rừng.
SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu để hiểu vấn đề nghiên cứu, bao gồm Strenghts (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ thách thức)
Công cụ SWOT được phân tích dưới dạng ma trận như bảng sau:
Bảng 2.1: Sơ đồ phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm mạnh
Những đặc điểm tạo nên năng lực tốt trong quản lý rừng cộng đồng của các
bên liên quan.
Điểm yếu
Những tồn tại trong nội bộ cộng đồng làm giảm tính hiệu quả trong quản lý rừng cộng đồng.
Cơ hội
Những điều kiện thuận lợi trong tương lai cần tận dụng
Thách thức
Những khó khăn trong tương lai phải đối mặt
Công cụ phân tích SWOT tạo ra cái nhìn tổng thể vấn đề, từ đó nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh để đi đến cách giải quyết vấn đề.