Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 98 - 107)

4.3.2.1 Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng liên quan đến công tác QLBVR

Theo Bách khoa toàn thư mở, phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của còn người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão... Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kì thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kì lao động của con người.

Tập quán là những thói quen hình thành từ lâu đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo.

Kiến thức và thể chế bản địa là những luật tục, luật lệ, hương ước của cộng đồng, là những nguyên tắc, quy tắc xử sự trong cộng đồng thể hiện ý chí, nguyện vọng của cộng đồng hoặc người có uy tín trong cộng đồng, nó được các người dân trong cộng đồng chấp thuận xây dựng nên và thực hiện nghiêm túc.

Theo Fisher (1973), thể chế bản địa là tổng hợp những qui định và ứng xử tồn tại qua thời gian, nhằm phục vụ các mục tiêu của tập thể.

Kiến thức bản địa là những hiểu biết truyền thống đặc trưng tồn tại trong một điều kiện riêng biệt của cả giới nam và nữ trong một vùng địa lý riêng biệt nào đó. Sự phát triển hệ thống kiến thức bản địa bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý, bảo vệ, khai

thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nó là vấn đề tồn tại của con người ở từng địa phương.

4.3.2.1.1 Canh tác nương rẫy

Phương thức canh tác ở huyện huyện Thanh Sơn có 2 phương thức canh tác chủ yếu là canh tác nương rẫy và làm lúa nước. Đối với cộng đồng dân tộc Mông tập trung canh tác nương rẫy là chính, đối với cộng đồng người dân tộc Thái thì bao gồm cả canh tác nương rẫy và làm lúa nước. Đặc biệt là cộng đồng dân tộc Mông bao đời nay do phân bố chủ yếu ở vùng cao nên chỉ canh tác nương rẫy, cũng giống người Thái đã quen với việc phát đốt nương làm rẫy để sản xuất lương thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Qua điều tra ở cộng đồng các dân tộc sản lượng lương thực thu được từ sản xuất nương rẫy đáp ứng từ 50 – 85% nhu cầu lương thực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thời gian phát nương tập trung diễn ra từ tháng 1- 4, sau khi phát xong, thực bì được rải theo luống và đốt ngược hướng gió, theo phương pháp đốt này thì khả năng trừ cỏ dại cao, lượng tro được tạo ra sau khi đốt được rải đều trên mặt đất sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng, tăng năng suất. Khi đốt thực bì để sản xuất nương rẫy, người dân luôn có ý thức PCCCR như đốt ngược theo chiều gió, đốt từ trên cao xuống, một số hộ đã tạo băng phân cách để đề phòng khả năng lửa cháy lan vào rừng. Thời gian đốt cũng được bà con quan tâm, buổi sáng đốt từ 5h – 7h, buổi chiều từ 17h – 19h.

4.3.2.1.2. Khai thác gỗ, lâm sản để phục vụ cuộc sống

Như đã phân tích ở trên các cộng đồng bản tại địa điểm nghiên cứu có tập quán và thói quen đó là vào rừng để khai thác gỗ về làm nhà, lấy củi để đun nấu, và sử dụng để làm vật liệu khác phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, qua điều tra thấy rằng 100% hộ gia đình có sử dụng gỗ, và các sản phẩm từ rừng. Đối với người Mông thì nhu cầu sử dụng củi đun để sưởi ấm là rất lớn, trung bình mỗi ngày họ đốt khoảng 0,2 – 0,3 ste củi để nấu nướng,

sưởi ấm và tất cả các vật liệu để làm hàng rào, mái nhà đều làm gỗ. Còn đối với người Thái tuy họ cũng sử dụng gỗ và các sản phẩm từ rừng nhưng tỷ lệ sử dụng ít hơn người Mông có gia đình đã xây được hầm khí Bioga để thay cho nhiên liệu là củi. Tuy vậy các hoạt động trên cũng đã gây ảnh hưởng khó khăn rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

4.3.2.1.3. Săn, bẫy động vật rừng

Các hoạt động mang tính thói quen và tập quán như : Săn, bắt, bẫy động vật rừng của các cộng đồng dân tộc ở đây, đặc biệt là cộng đồng dân tộc Mông, Thái. Hoạt động này cũng đã được hạn chế nhiều từ khi thực hiện Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ; Chỉ thị số 29/2004/CT-UB ngày 16/12/2004 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sử dụng trái phép các loại súng săn, súng kíp tự chế trong nhân dân.

4.3.2.1.4. Ý thức bảo vệ rừng thiêng, rừng ma

Các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tốc ít người nói riêng từ trước đã tồn tại một hình thức QLBVR dựa vào phong tục và tín ngưỡng. Đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc Thái, rừng có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống và tâm linh. Những khu rừng thiêng còn là những cánh rừng để cúng lễ “đông xên”, rừng nghĩa địa chôn cất những người quá cố “đông pá heo”, rừng cấm, rừng kiêng, rừng linh thiêng “đông căm” chỉ để thờ cúng… Người Thái trên địa bàn huyện Thanh Sơn chủ yếu sống bằng canh tác nương rẫy và làm lúa nước, “kin khảu nha lưm xia na, kin pa nha lưm xia huổi” – có nghĩa là ăn cơm đừng quên ruộng, ăn cá đừng quên có suối đầu nguồn, chính vì có những khu rừng đầu nguồn mới có nguồn nước để bà con làm ruộng và đánh cá cải thiện cuộc sống, và họ biết lợi ích của rừng đầu nguồn với cuộc sống và mùa màng. Rừng trong tâm thức của người Thái như trái tim của

cộng đồng, thể hiện những qui ước, luật tục và những giá trị văn hoá truyền thống được tôn thờ, được sùng kính như với ông bà tổ tiên, khu rừng để chôn cất người quá cố là những khu rừng phải ở trên đầu bản, khu rừng này không được tác động dù chỉ là chặt một cành cây về cọc dào, ý thức này đã trở thành luật lục và rất kiêng kị, mọi công dân trong cộng đồng đều tự giác tuân thủ, chấp hành.

Những khu rừng thiêng của dân tộc Thái và cộng đồng dân tộc thiểu số khác tuy có mang những yếu tố huyền bí, tâm linh. Nhưng đằng sau sự thần thánh hoá ấy là thái độ sống biết trân trọng và bảo vệ rừng đã cụ thể bằng những luật tục bất di, bất dịch từ ngàn đời.

4.3.2.1.5. Ý thức chấp hành pháp luật và các quy ước, hương ước

Mỗi người dân đều có ý thức chấp hành, tôn trọng Pháp luật và các qui chế, luật lệ của cộng đồng là yếu tố thúc đẩy sự tham gia của người dân trong cộng đồng vào việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời đây cũng là nhân tố thuận lợi để việc xây dựng và phát triển những qui ước của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng được sát sao gần gũi với cuộc sống thực tiễn của cộng đồng, và những điều được qui định trong qui ước được người dân bàn bạc thảo luận, thống nhất thông qua. Vì thực tế cho thấy qui ước của cộng đồng thực sự đem lại lợi ích cho mọi người dân trong cộng đồng và phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng vừa QLBVR được tốt hơn.

Thực tế cho thấy lực lượng 01 Kiểm lâm viên phải phụ trách 2 – 3 xã tuy nhiệm vụ có vất vả nhưng cán bộ Kiểm lâm địa bàn vẫn phải triển khai công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đặc biệt là Luật bảo vệ và phát triển rừng luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Từ đó, hầu hết người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản đều có ý thức tôn trọng pháp luật của Nhà nước. Việc ban hành Thông tư số: 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN&PTNT (trước đây là Thông tư 56/1999/TT-BNN) về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước

bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Đây là một trong những phương pháp QLBVR tận gốc, mà hiện nay các cấp, các ngành đang trú trọng quan tâm. Tuỳ từng điều kiện của từng cơ sở, các bản đã xây dựng được quy ước, hương ước của bản mình, phù hợp với phong tục tập quán của từng thôn, bản và chính sách, pháp luật Nhà nước qui định. Cũng tùy vào điều kiện của từng bản có thể xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng chung với quy ước của các lĩnh vực khác, nhưng đa số trên địa bàn huyện Thanh Sơn các bản đều xây dựng riêng về mảng quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được cấp huyện phê duyệt. Mặc dù kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn, song họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ dựa vào cộng đồng để tồn tại và tự nguyện tuân theo các quy chế, luật lệ của cộng đồng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số trường hợp chấp hành chưa nghiêm một vài quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng, nhưng đây là phần lớn những người chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ các quy định về QLBVR hoặc do cuộc sống còn quá khó khăn. Mặt khác, có tình trạng này là do thực hiện và triển khai hướng dẫn cộng đồng chưa sâu sát, người dân chưa được đóng góp và thảo luận nhiều về nội dung của qui ước hoặc do áp đặt từ trên xuống.

4.3.2.1.6. Chăn thả gia súc trong rừng

Trên địa bàn huyện Thanh Sơn theo số liệu điều tra tổng số đàn gia súc khoảng 86.940 con, tròng đó: Trâu 12.890 con, Bò 16.737 con, Lợn và Dê 55.313 con. Với số lượng như vậy cũng không phải là ít mà đa số người dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn có thói quen thả dông Trâu, Bò, Dê trong rừng, ngoài các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn họ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chăn nuôi nhưng nhân dân trong vùng chủ yếu là khi cần bán hoặc để cày, kéo phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp, một số hộ sống gần rừng thường sáng thả dông vào rừng đến chiều thì lấy về, hiện nay trên địa bàn huyện phát triển nhiều mô hình chăn nuôi qui mô trang trại, họ khoanh

vùng để chăn thả. Tuy nhiên, diện tích rừng bị Trâu, Bò phá hoại, đặc biệt là đối với rừng mới trồng vẫn là vấn đề bức xúc trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng nói chung.

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của mỗi cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phong phú đối với việc QLBVR, nó có tác dụng tích cực cũng như tiêu cực đến tài nguyên rừng trên địa bàn. Vấn đề đặt ra đối với huyện Thanh Sơn là làm thế nào để phát huy những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa có tính tích cực đối với việc QLBVR, hàng năm tổ chức đánh giá tổng kết việc thực hiện thiết chế bản địa để củng cố, bổ sung thêm qui ước, luật lệ của cộng đồng trong công tác QLBVR, tích cực phục hồi và phát triển hệ thống rừng thiêng, rừng ma, đồng thời hạn chế những tiêu cực của nó trong công tác QLBVR, việc thay đổi phong tục tập quán làm nhà sàn hoặc nhà bằng gỗ là rất khó, tuy nhiên cần vận động và thuyết phục hạn chế sử dụng sản phẩm gỗ sang sản phẩm phi gỗ để làm nhà, chuồng trại gia súc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thâm canh tăng vụ, đưa giống mới để hạn chế việc đốt, phát rừng làm nương trái phép, khuyến khích các chương trình Dự án đầu tư hỗ trợ như chường trình rừng thay thế nương rẫy có hỗ trợ gạo (Thông tư 52/2008/TT-BNN) trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp với việc tuyên truyền, thuyết phục, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

4.3.2.2 Các hình thức quản lý rừng trên địa bàn

Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất Lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp; Quyết định 3011/QĐ-UB ngày 12/12/2000 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành tạm thời chính sách, giải pháp giao đất lâm nghiệp, giao rừng. Từ năm 2000 đến nay Hạt Kiểm lâm huyện Thanh Sơn phối hợp với Phòng Địa chính (nay là phòng Tài nguyên và môi trường), các đơn vị tư vấn trong và ngoài tỉnh và UBND các xã đã tiến hành giao đất lâm nghiệp, đất

rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các chủ thể quản lý:

4.3.2.2.1. Rừng do tập thể, tổ chức chính trị - xã hội trong thôn, bản quản lý

Trên địa bàn nghiên cứu có một số diện tích rừng do tập thể quản lý như UBND xã (tạm giao cho UBND xã) đây là những diện tích trước đây được quy hoạch để giao cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ nhưng do chưa chuyển đổi được nên tạm giao cho UBND xã quản lý hoặc những diện tích này trước đây đã giao cho cộng đồng dân cư nhưng cộng đồng này nằm trong diện di dân tái định cư thủy điện Phú Thọ phải di chuyển, tiếp theo là các tổ chức trong xã, bản như: Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên, Dân quân bản… với tổng diện tích: 5.177,59 ha. Diện tích rừng được giao cho các đoàn thể chủ yếu là rừng tái sinh sau khai thác nương rẫy, trữ lượng thấp, biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu là khoanh nuôi tái sinh. Hình thức quản lý này đã phát huy được ưu điểm của hình thức quản lý rừng cộng đồng, loại hình quản lý này chủ yếu để gây quĩ cho các tập thể, nếu được đầu tư thoả đáng thì rất thu hút các đoàn thể tham gia QLBVR. Tuy nhiên theo Luật Đất đai năm 2013 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì các đối tượng này không được công nhận là chủ rừng nhưng với hình thức này cũng có những ưu điểm đối với các tổ chức chính trị - xã hội của bản như: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Dân quân bản, đây là những đoàn thể dễ huy động lực lượng tham gia khi có các chương trình, chính sách trồng rừng và QLBVR.

4.3.2.2.2. Rừng do nhóm hộ và hộ gia đình quản lý

Hình thức hộ gia đình và nhóm hộ quản lý, nhóm hộ là nhóm một số hộ gia đình cùng quản lý và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng có hạn chế một số quyền so với hộ gia đình như không được chuyển nhượng, không được thế chấp, tặng cho. Trên địa bàn huyện rừng và đất rừng do hộ gia đình và nhóm hộ quản lý với diện tích 26510.98 ha, chủ

yếu là đất rừng tự nhiên, và đất trống để trồng rừng chủ yếu được do các hộ bỏ vốn hoặc được các Dự án đầu tư, hỗ trợ để trồng và chăm sóc. Riêng đối

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)