Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 35)

1.5.4 .Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Phú Thọ

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả quản lý bền vững tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được thực trạng quản lý rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản lý rừng ở tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Khu vực rừng huyện Thanh Sơn quản lý.

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

Những vấn đề có liên quan đến quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, những giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Phân tích được các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia quản lý rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Vận dụng quan điểm hệ thống để xây dựng phương pháp nghiên cứu. Theo quan điểm này rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế, xã hội.

Quản lý rừng là hoạt động vừa mang tính khoa học kỹ thuật, vừa mang tính kinh tế, tính xã hội nhân văn nên những giải pháp quản lý rừng phải được xây dựng trên quan điểm đa ngành.

QLRBV hướng vào cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Vì vậy, nghiên cứu quản lý rừng phải được thực hiện theo cách tiếp cận của nghiên cứu phát triển. Trong đề tài này các giải pháp quản lý rừng luôn hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và được lồng ghép với những hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác.

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Tiến hành thu thập các thông tin về kinh tế, xã hội huyện Thanh Sơn - Thu thập thông tin về kế hoạch quản lý bảo vệ rừng của chính quyền cấp huyện, tỉnh.

- Thu thập thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn

- Thu thập các tài liệu về chính sách, pháp lý liên quan đến các hoạt động quản lý và phát triển tài nguyên rừng tại địa phương.

2.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid Rural Appraisal) Appraisal)

Công cụ phỏng vấn nhanh được sử dụng để thu thập những thông tin ban đầu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ở địa phương.

Cán bộ quản lý nhà nước ở cấp huyện, cấp xã, Hạt Kiểm lâm, họ là những người đã trực tiếp thực hiện và tham gia quản lý, giám sát những diễn biến của tài nguyên rừng ở địa phương trong những năm qua.

Bộ câu hỏi được chuẩn bị như ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2. Đối tượng phỏng vấn:

- Cán bộ kiểm lâm : 08 cán bộ kiểm lâm người đang làm việc ở 5 trạm địa bàn (Trạm Đồn vàng, Trạm Võ Miếu, Trạm Tam Cửu, Trạm Yên Sơn, Trạm Hương Cần) quản lí 08 xã có diện tích rừng lớn nhất trong huyện: xã Đông cửu, Thượng Cửu, Võ Miếu, Yên Sơn, Tinh Nhuệ, Thục Luyện, Hương Cần và phỏng vấn Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Thanh Sơn.

STT Số lƣợng Đơn vị

1 2 Trạm kiểm lâm Tam Cửu

2 2 Trạm kiểm lâm Võ Miếu

3 2 Hạt kiểm lâm Thanh Sơn

4 1 Trạm kiểm lâm Yên Sơn

5 1 Trạm kiểm lâm Đồn Vàng

6 1 Trạm kiểm lâm Hương Cần

- Cán bộ xã: Trong quy mô nghiên cứu của bài đã tiến hành phỏng vấn 12 người hiện đang là cán bộ phụ trách về lâm nghiệp các xã: xã Hương Cần, Võ Miếu, Đông Cửu, Thục Luyện, Thạch Khoán, Tân Minh, Thượng Cửu,

Tinh Nhuệ (Danh sách phỏng vấn được tổng hợp tại phụ lục 4)

TT Số Lƣợng 1 1 Đông Cửu 2 1 Hương Cần 3 3 Tân Minh 4 2 Thạch Khoán 5 2 Thục Luyện 6 1 Tinh Nhuệ 7 2 Thượng Cửu

- Phỏng vấn người dân: Phỏng vấn 70 người dân của xã Tam Cửu, Hương Cần, Thục Luyện, Thạch Khoán, Tân Minh, Thượng Cửu, Tinh Nhuệ (Danh sách phỏng vấn được tổng hợp tại phụ lục 5)

TT Số lƣợng 1 10 Thục Luyện 2 10 Thạch Khoán 3 10 Tinh Nhuệ 4 10 Hương Cần 5 10 Đông Cửu 6 10 Thượng Cửu 7 10 Tân Minh

2.4.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA - Participatory Rural Appraisal) Participatory Rural Appraisal)

Phương pháp này được áp dụng để củng cố những thông tin có được từ phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy, cản trở, thách thức với quá trình quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và quá trình phát triển của cộng đồng, lựa chọn, xác định những giải pháp ưu tiên thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Phỏng vấn cán bộ xã, huyện: Được thực hiện đầu tiên khi tới thôn, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế xã hội của thôn như: dân số, mức sống, dân trí, các hỗ trợ từ bên ngoài, các tác động thường xuyên tới tài nguyên rừng (Nội dung phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1,2).

- Phỏng vấn hộ gia đình: Đề tài đã phỏng vấn 70 hộ gia đình tương đương 5% tổng số hộ tại 07 xã của huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ (Danh sách phỏng vấn được tổng hợp tại phụ lục 5)

Đối tượng phỏng vấn bao gồm cả 3 nhóm hộ gia đình (Cách phân chia nhóm đối tượng dựa trên tiêu chí của huyện, tỉnh hoặc Nhà nước mà vừa phỏng vấn trưởng thôn/ bản xác định được).

- Nhóm hộ khá (giàu)/ nhóm hộ có thu nhập cao (Thu nhập lớn hơn 2 triệu đồng/người/tháng)

- Nhóm hộ trung bình/ nhóm hộ có thu nhập trung bình (từ 1.95 triệu đồng/người/tháng trở xuống và 1.5 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn)

- Nhóm hộ nghèo/ nhóm hộ có thu nhập thấp (có 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng tại nông thôn).

Ngoài ra, để thông tin thu được đảm bảo tính chính xác và khách quan, đối tượng phỏng vấn có tính đến một số tiêu chí khác: Dân tộc; độ tuổi; nghề nghiệp;… (Nội dung phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 3).

- Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý tài nguyên rừng.

SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu để hiểu vấn đề nghiên cứu, bao gồm Strenghts (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ thách thức)

Công cụ SWOT được phân tích dưới dạng ma trận như bảng sau:

Bảng 2.1: Sơ đồ phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm mạnh

Những đặc điểm tạo nên năng lực tốt trong quản lý rừng cộng đồng của các

bên liên quan.

Điểm yếu

Những tồn tại trong nội bộ cộng đồng làm giảm tính hiệu quả trong quản lý rừng cộng đồng.

Cơ hội

Những điều kiện thuận lợi trong tương lai cần tận dụng

Thách thức

Những khó khăn trong tương lai phải đối mặt

Công cụ phân tích SWOT tạo ra cái nhìn tổng thể vấn đề, từ đó nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh để đi đến cách giải quyết vấn đề.

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, tài nguyên, nguồn nước.

Phân tích đánh giá thông tin về chính sách trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển rừng; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về chế độ chính sách trong công tác quản lý tài nguyên rừng bằng phương pháp SWOT.

Thống kê tổng hợp các thông tin về xã hội

Tổng hợp đánh giá các thông tin về kinh tế, dân số, đánh giá hiệu quả sản xuất theo các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi - thủy sản theo chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận.

Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích bằng phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá để tìm ra tiềm năng phát triển quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng ở địa phương.

Phân tích các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính xây dựng tổ chức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng, đánh giá tìm ra nguyên tắc và những giải pháp cơ bản, thích hợp nhằm quản lý rừng bền vững hiệu quả ở địa phương.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

3.1. Đặc Điểm Tự Nhiên

a) Vị trí địa lý

Nguồn Vinabeez.com

Hinh 3.1. Vị trí địa lý huyện Thanh Sơn

Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ với diện tự nhiên 130.921ha, chiếm 37,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có tọa độ địa lý như sau:

- Từ 20°55’ đến 21°22 vĩ độ Bắc

- Từ 104°48’ đến 105°22 kinh độ Đông

Trên địa bàn hyện có 2 đuờng quốc lộ chạy qua (quốc lộ 32A và quốc lộ 32B). Thị trấn Thanh Sơn là trung tâm kinh tế xã hội của huyện, nằm trên quốc lộ 32A, cách huyện Thanh Sơn Việt Trì 45 km và cách thủ đô Hà Nội 90 km.

b) Địa hình

Thanh Sơn là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối. Đặc điểm của kiến tạo tự nhiên hình thành 3 khu vực có địa hình phức tạp trong huyện.

Khu vực của địa hình núi thấp: độc cao trung bình so với mặt nước biển là 230 - 260km, mức độc chia cặt của địa hình sâu tạo ra nhiều sườn đứng có độ dốc lớn, nhiều khe sâu, độ dốc thường trên 30°, đặc biệt có khu vực độ dộc tới 40 - 450.

Khu vực địa hình đồi cao: độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 140 - 180m; độ dốc trung bình từ 25 - 300, đồi chạy thành từng dải ngắn, có những nếp đứt gãy bởi các thung lũng mở rộng, mức độ chia cắt địa hình nông.

Khu vực đại hình trung du đồi thấp: độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 50 - 80m,địa hình ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 15 - 250, các đồi thoải là chủ yếu, các thung lũng được mở rộng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông, dân cư tập trung đông đúc.

c) Điều kiện khí hậu

Vùng địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng trung du miền núi nên cũng mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình núi thấp bao bọc nên khí hậu trên địa bàn diễn biến khá phức tạp. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,80C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.586mm, độ ẩm trung bình là 89%, tổng tích ôn cả năm là 8.336,30

huyện Thanh Sơn có những đặc điểm phức tạp của khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh những đặc điểm thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp (như lượng mưa nhiều, ẩm quanh năm, tổng tích nhiệt cao) thì khí hậu của Thanh Sơn cũng có những ảnh hưởng xấu tới sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng

d) Nguồn nước

- Nguồn nước mặt

Thanh Sơn có nguồn nước mặt rất phong phú, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống sông Bứa không chỉ cung cấp nguồn nước lớn mà còn có ý nghĩa với chế độ thủy văn và môi trường sinh thái.

- Nguồn nước ngầm

Do kiến tạo địa hình, tầng đất sâu, nằm trong vùng thung lũng, có khí hậu ẩm quanh năm, lượng mưa tương đối cao, cho nên Thanh Sơn có trữ lượng nước ngầm rất lớn, chất lượng nước tốt. Như vậy, Thanh Sơn là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng và hiện đại, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây rừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thanh Sơn cũng còn có những khó khăn và hạn chế như địa hình đồi núi dốc, bị phân cắt gây ảnh hưởng đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các hạ tầng cơ sở khác, gây cản trở cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, phát triển xã hội.

3.2. Đặc điểm kinh tế

3.2.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

Tổng sản phẩm nền kinh tế (tính theo giá cố định 1994): 691,2 tỷ đồng. Trong đó:

+ Ngành nông và lâm nghiệp: 456,9 tỷ đồng

+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 147,9 tỷ đồng + Thương mại và dịch vụ: 86,4 tỷ đồng

- Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay: + Nông nghiệp chiếm tỷ trọng: 66%

+ Công nghiệp xây dựng: 21,1% + Dịch vụ thương mại: 12,9%

Như vậy, ngành nông nghiệp vẫn là ngành hiện đang chiếm tỷ trọng cao trong huyện.

3.2.2. Dân số, lao động

Huyện Thanh Sơn có 23 dân tộc phân bố trên địa bàn 40 xã, thị trấn trong đó dân tộc Mường chiếm 60,3%, dân tộc Kinh chiếm 34,9%, dân tộc Dao chiếm 4,2%, dân tộc H’Mông chiếm 0,2%, các dân tộc khác là 0,3%. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 01/10/2003 dân số toàn huyện có 187.461 người, trong đó dân số khu vực thành thị là 13.319 người (chiếm 7,1%). Dân số nông nghiệp là 157.593 người (chiếm 84,1%). Nơi có dân số tập trung đông nhất là thị trấn Thanh Sơn (13.363 người), thấp nhất là xã Vinh Tiền (1.128 người). Mật độ dân số toàn huyện là 142 người/km2, thấp nhất so với bình quân toàn tỉnh. Tổng số lao động trong toàn huyện là 110.736 người (chiếm 59% tổng dân số), trong đó lao động nông nghiệp là 102.224 người (55%). Số hộ trong toàn huyện là 40.149 hộ, trong đó, hộ nông nghiệp là 36.120 hộ (90%). Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trung bình toàn huyện là1,54%, nhưng không đồng đều ở các xã.

3.2.3. Kinh Tế

3.2.3.1. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng nông thôn mới

Chỉ đạo tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2016 – 2020 và 03 đề án nông nghiệp (Đề án: Chăn nuôi trâu, bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2013-2020; Phát triển sản xuất lương thực giai đoạn 2014 - 2020; Phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2014 - 2020); đảm bảo cung cấp đủ lượng giống, cấp đủ nước; tăng cường đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện đúng khung lịch thời vụ tạo bước chuyển biến tích cực về sự

đồng đều trong sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Tiếp tục triển khai mô hình trồng lúa chất lượng cao; các mô hình cải tạo vườn tạp (như: Trồng cây bưởi Diễn, trồng cam, bưởi da xanh,…); nhân rộng trồng cỏ VA06 phục vụ chăn nuôi đại gia súc tại các xã trên địa bàn; phát triển mô hình chăn nuôi, gắn tem truy suất nguồn gốc đối với gà thả vườn đồi tại xã Địch Quả, đồng thời mở rộng chăn nuôi gà tại các xã Thắng Sơn, Võ Miếu, Tinh Nhuệ; phát triển sản xuất gắn với chế biến chè xanh an toàn, chất lượng cao tại Võ Miếu, Sơn Hùng, Văn Miếu; mô hình trồng và quản lý nhãn hiệu chuối phấn vàng tại Tân Minh, Tân Lập. Phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt, thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vỗ béo bò thịt tại xã Thượng Cửu và Thị trấn Thanh Sơn. Chỉ đạo chuyển đổi cây bồ đề quả sang trồng keo, trồng mới và chuyển hoá cây gỗ lớn; tổ chức tốt việc trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững, các đề án, chương trình nông, lâm nghiệp trọng điểm của huyện và của tỉnh. Do ảnh hưởng của 5 đợt thiên tai liên tiếp xảy ra trong năm, đã gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, trong đó đã làm giảm một số diện tích lúa, ngô so với kết quả gieo trồng cả năm (lúa giảm 216,72

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)