Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 90)

Sản phẩm Mức

độ Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

Lúa nương 10 có kinh nghiệm nhiều, gần nhà, dễ làm, gạo ngon, bán được giá cao Diện tích ít, năng suất thấp, chỉ làm được 1 vụ/năm

Đầu tư giống, phân bón, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi diện tích trồng rừng có hỗ trợ gạo Chăn nuôi Trâu, Bò, Ngựa, Dê 9 giống tốt, tố ít công chăm sóc Vốn đầu tư lớn, bệnh dịch lợn tai xanh, chết do trời rét

Quy hoạch nơi chăn thả, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong việc phòng bệnh, kỹ thuật chăm sóc khi thời tiết rét đậm, rét hại Cây trồng nương rẫy 10 Thời gian đầu tư ngắn, vốn đầu tư ít, dễ bán Xa nhà, mất thời gian và nhân lực vận chuyển, năng suất chưa cao,

Cần hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống có năng suất cao, tính chống chịu tốt, hỗ trợ và đầu tư tu sửa đường vận

Sản phẩm Mức

độ Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

bị động vật rừng phá hoại, chết do thời tiết khí hậu khắc nghiệt

chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Gỗ, động vật rừng 10 Có sẵn trong rừng, dễ bán, giá cao Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác

Tăng cường kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có quy ước và chế độ hưởng lợi phù hợp. Củi đun và các sản phẩm khác từ rừng 10 Có sẵn trong rừng, dễ tiêu thụ, nhu cầu phục vụ cuộc sống hàng ngày Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác

Khoanh nuôi bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hợp lý để đảm bảo tính bền vững của sản phẩm

Kết quả đánh giá năm 2018

Từ bảng 4.9 cho thấy, tài nguyên rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư thôn, bản. Người dân sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp, Năm 2008 diện tích trồng cây lương thực có hạt đạt 13.450 ha( trong đó Lúa xuân 1.372 ha, lúa mùa 1.791 ha, lúa nương 2.177 hạt, Ngô 8.083 ha), cây công nghiệp hàng năm 1.461 ha, cây công nghiệp lâu năm 828,5 ha, chủ yếu của cộng đồng dân tộc Mường, Thái, Kháng, La Ha; trên 70% số hộ trên địa bàn huyện trực tiếp sản xuất nương rẫy; thả dông Trâu, Bò, Lợn, Dê trong rừng trên 30.000 con.

Tóm lại, Cuộc sống của các hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư bản gắn chặt với tài nguyên rừng. Đối với các hộ gia đình người Mường, Kinh..muốn tăng thu nhập nên ưu tiên tăng theo thứ tự các nguồn thu nhập từ Nương rẫy (Ngô, lúa nương), Chăn nuôi, lúa nương, khai thác tài nguyên; còn đối với các hộ gia đình người Thái, Khơ Mú nên tăng theo thứ tự từ các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, lúa nước 1 vụ, nương rẫy. Đối với các nguồn thu khác, mặc dù chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập nhưng rất khó tăng tổng thu nhập từ nguồn thu này, nguồn thu nhập khác được cấu thành từ nhiều nguồn thu nhập như: Làm thuê, Công nhân.

4.2.6. Quản lý rừng cộng đồng ở Phú Thọ

a) Mục đích giao rừng tự nhiên cho CĐDC

Góp phần bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện còn nhằm phát huy tính năng và tác dụng nhiều mặt của rừng, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng và văn hoá du lịch trên địa bàn.

Làm cho rừng có chủ thật sự, cả cộng đồng lẫn từng người dân gắn bó với khu rừng trên nền tảng lợi ích của việc bảo vệ và phát triển khu rừng gắn liền cụ thể, sát sườn với lợi ích của chính họ. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc BV&PTR trên toàn vùng.

Góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất LN, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng, không chỉ nhằm xoá đói giảm nghèo mà tiến tới CĐDC có thể làm giàu từ rừng.

b) Đối tượng rừng, thời hạn và thẩm quyền giao

Đối tượng rừng: Rừng tự nhiên có khả năng phòng hộ và sản xuất, khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan chức năng được giao cho cộng đồng dân cư các dân tộc

Thời hạn giao: Trong thời gian theo dõi thử nghiệm chưa xác định cụ thể số năm, song hướng giao là ổn định lâu dài. Nếu CĐDC bảo vệ tốt và

thông qua sơ kết rút kinh nghiệm sau 3 năm thực hiện mô hình sẽ đề nghị UBND tỉnh trình Chính phủ ban hành chính sách chung và thực hiện xác định thời hạn giao theo quy định hiện hành là 50 năm, giao rừng kèm theo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thẩm quyền giao: Đây là mô hình thử nghiệm vì vậy Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu và được các ngành cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện thống nhất đồng trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt phương án và ra quyết định giao rừng tự nhiên cho CĐDC quản lý và hưởng lợi (Quy định tại điều khoản 2 điều 37 Luật Đất đai)

c) Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của xóm

Trách nhiệm: CĐDC và từng người dân trong xóm phải tự tổ chức và tham gia tích cực vào việc BVR theo đúng phương án giao rừng tự nhiên (QLBVR) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện đúng vai trò chủ rừng theo luật định.

Quyền hạn: Xóm có quyền hạn của 1 chủ rừng thật sự, thực hiện quản lý tài sản rừng, sử dụng rừng và đất rừng theo luật định, được quyền sở hữu phần giá trị tài sản rừng mà Nhà nước quy định cho xóm hưởng lợi. Mọi trường hợp tác động vào khu rừng đều phải có ý kiến của xóm. Mọi trường hợp vi phạm bị phát hiện xóm có quyền lập biên bản tạm giữ tang vật và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Xóm được quyền lập quỹ từ các nguồn nhân dân đóng góp, các nguồn kinh phí thưởng, Nhà nước hỗ trợ và nguồn thu lợi từ rừng theo quy định của phương án. Việc thu, chi quỹ thực hiện đúng theo phương án QLBVR tự nhiên, được quy định cụ thể trong quy ước BVR và do nhân dân trong xóm quyết định; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của UBND xã và Hạt Kiểm lâm.

Nghĩa vụ: Từng người dân và CĐDC phải xây dựng và thực hiện đúng quy ước BVR phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, đóng góp công sức để làm cho rừng được bảo vệ và phát triển bền vững. Đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ rừng theo luật định.

Quyền lợi

+ Cơ chế nguyên tắc hưởng lợi: Ngoài những quyền lợi theo chính sách giao, khoán rừng hiện hành, Hạt Kiểm lâm xây dựng cơ chế hưởng lợi theo nguyên tắc mọi người dân trong xóm tham gia vào việc BVR đều được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả BVR thông qua lượng tăng trưởng của rừng, bảo đảm quản lý rừng bền vững.

- Đối với tài nguyên rừng: Căn cứ hiệu quả BVR để xác định tỷ lệ hưởng lợi phù hợp Nếu lượng tăng trưởng của rừng 32%/năm thì xóm được quyền hưởng 50% lượng gỗ tăng trưởng của rừng;

Nếu lượng tăng trưởng >1m3/ ha/năm, xóm được hưởng 30%;

Nếu lượng tăng trưởng của rừng >0,5m3/ha/ năm, xóm được hưởng 20% Nếu lượng tăng trưởng của rừng 0,5m3/ha/năm, xóm được hưởng 10%, Rừng không tăng trưởng không được hưởng và thu hồi lại rừng. Trong 10 năm đầu tiên, được tạm ứng hàng năm khai thác tối đa 5,0 m3 gỗ theo phương thức chặt chọn tỉ mỉ để giải quyết những nhu cầu bức xúc. Khi có lô rừng đến tuổi thành thục có thể khai thác thì xóm được phép khai thác đủ sản lượng theo tỷ lệ gỗ tăng trưởng của rừng mà mình được hưởng. Ngoài ra, xóm còn được quyền tổ chức khai thác các lâm sản khác, săn bắt động vật rừng thông thường theo sự hướng dẫn của cơ quan Kiểm lâm và trên nguyên tắc không làm tổn hại đến rừng. Sản phẩm khai thác xóm được toàn quyền quyết định việc sử dụng và tiêu thụ. Thời gian bắt đầu thực hiện hưởng lợi theo quy định nói trên là sau 1 năm kể từ ngày có quyết định giao rừng.

- Đối với các nguồn tài nguyên khác. Xóm được quyền khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực trên nguyên tắc không gây thiệt hại đến môi trường như khai thác đá, cát, sỏi, nguồn nước, cảnh quan môi trường thiên nhiên như khe suối để phát triển du lịch sinh thái...

- Đối với gỗ: hàng năm xóm lập tờ trình xác định kế hoạch khai thác gỗ từ rừng theo nguyên tắc hưởng lợi nói trên có UBND xã xác nhận và Kiểm

lâm sở tại cùng xóm kiểm tra tại rừng xác định vị trí, số lượng cây khai thác, phương pháp khai thác và vận xuất gỗ bảo đảm ít tổn hại đến tính năng phòng hộ của khu rừng, lập biên bản thống nhất, mời cơ quan có trách nhiệm tiến hành đóng búa bài cây và trình UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác thông qua đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT. Khi khai thác xóm báo cho Kiểm lâm sở tại nghiệm thu đóng búa Kiểm lâm trước khi vận chuyển sử dụng và tiêu thụ, đồng thời phải hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đối với lâm sản khác: thông qua hướng dẫn kiểm tra của Kiểm lâm sở tại xóm lập tờ trình có UBND xã xác nhận trình Sở Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép khai thác. Riêng lâm sản thuộc nhóm IIA thì UBND tỉnh cấp giấy phép theo đề nghị của Sở NN&PTNT.

- Đối với động vật rừng thông thường: như heo rừng, mang, nai... được quyền săn bắt. Xóm lập tờ trình có UBND xã xác nhận, thông qua Kiểm lâm sở tại để Chi cục Kiểm Lâm tỉnh cấp giấy phép săn bắt và hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi bảo đảm động vật rừng sinh trưởng và phát triển phù hợp với môi trường.

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác xóm được chủ động khai thác sử dụng chỉ cần thông qua UBND xã.

Quyền lợi khác:

Thông qua hoạt động BVR, nếu xóm phát hiện đối tượng vi phạm và lập biên bản thì tang vật tịch thu được giao lại cho xóm sử dụng. Sau khi bán tang vật tịch thu, trừ các khoản chi phí số tiền còn lại được chia như sau: 70% nộp vào quỹ chung của thôn, 30% khen thưởng và phân chia như sau: 10% của tổng số tiền thưởng nộp lên UBND xã để lập quỹ phục vụ BVR của xã, 30% của tổng số tiền thưởng được thưởng cho những người có công trong việc phát hiện và tham gia giải quyết vụ việc, 60% của tổng số tiền thưởng được lập quỹ chống chặt phá rừng của thôn. Ngoài ra, nếu cơ quan có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng tiền đối với đương sự thì xóm được hưởng 30% số tiền phạt nói trên và phân chia theo nguyên tắc chia tiền thưởng nói

trên. Đối với vụ vi phạm không có chủ thừa nhận thì Nhà ước thu hồi tang vật và xóm chỉ được thanh toán các khoản chi phí hợp lý, đồng thời trích thưởng 30% như đã nói trên.

4.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài nguyên rừng tại KVNC

4.3.1. Nhân tố chủ quan

4.3.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

a. Thuận lợi

Thanh Sơn là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi lợi để giao lưu với huyện trong tỉnh, với các tỉnh khác trong vùng, cùng với khí hậu nắng lắm mưa nhiều, có 2 mùa rõ rệt, tiềm năng đất đai phong phú, tài nguyên rừng trên địa bàn đa dạng về động, thực vật, với tổng diện tích tự nhiên Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ phân bố không đồng đều ở các xã trong huyện, tài nguyên rừng tại phân bố chủ yếu tại các xã: Thượng Cửu, Yên Sơn, Khả Cửu, Đông Cửu, Hương Cần, Tân Lập, Yên Lương, Võ Miếu, Cự Thắng. Ngoài ra còn phân bố với diện tích nhỏ tại một số xã.

Thượng Cửu có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp làm: 6,506.8 ha chiếm 15.59% diện tích quy hoạch của huyện, trong đó có 2,912.3ha là diện tích rừng phòng hộ và 3,594.5 rừng sản xuất. Xã Yên Sơn có diện tích đất lâm nghiệp là 3,448.8ha chiếm 8.26% diện tích rừng của toàn huyện, diện tích rừng phòng hộ trong xã 1,024.0 ha và có 2,424.8ha là rừng sản xuất. Xã Khả Cửu có tổng diện tích rừng là: 3,263.1ha chiếm 7.82 % diện tích rừng trong huyện, rừng phòng hộ :427.1ha, rừng sản xuất: 2,836.1ha. Xã Đông Cửu có 3,257.7 ha rừng chiếm 7.81% diện tích rừng toàn huyện, trong đó có 709.0 ha là rừng phòng hộ, 2,548.7ha là rừng sản xuất.

- Về đất đai và khí hậu của huyện có tác động rất thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và phát triển, cùng thích ứng của nhiều loài cây trồng như Thông mã vĩ, Keo các loại, cây cao su, và một số cây trồng bản địa như cây dược liệu, tạo đà cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng trên địa bàn.

b. Khó khăn

Địa hình huyện Thanh Sơn với nhiều đồi núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng.

Các khu vực rừng có nhiều trữ lượng và các loài gỗ quí, hiếm của Thanh Sơn đều phân bố xa dân cư, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, do vậy gây cản trở cho các hoạt động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

4.3.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội

a. Thuận lợi

Huyện Thanh Sơn là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện như hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế, công trình phúc lợi, công trình văn hóa công cộng được nâng cấp, các chương trình dự án của tỉnh, của trung ương như: 134, 135, 925, dự án giảm nghèo đã được triển khai và thực hiện tốt đem lại hiệu quả thiết thực nên đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được nâng cao, nhận thức về tầm quan trọng của rừng của người dân được nâng lên rõ rệt do đó đã hạn chế việc xâm hại đến tài nguyên rừng.

Ngoài các chương trình trên còn có các dự án về phát triển lâm nghiệp như: Dự án 661, dự án trồng cây Jatropha để làm nguyên liệu dầu Diezen, dự án trồng rừng cao su, dự án KWF7, khoanh nuôi, bảo vệ rừng từ vốn sự nghiệp Kiểm lâm, Chi trả dịch vụ môi trường rừng (theo Quyết định 380/QĐ- TTg)…do đó công tác QLBVR đã được quan tâm thực hiện.

Trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của UBND các cấp cũng được Nhà nước ban hành, các cơ quan ban ngành liên quan, do vậy, công tác QLBVR trên địa bàn huyện ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn.

Các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật, trong đó có Luật bảo vệ và phát triển rừng đối với nhiều đối tượng trong cộng đồng, không chỉ là các chủ hộ mà đối với mọi đối tượng trong cộng đồng nên ý thức chấp hành của người dân được nâng cao, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia QLBVR, tố giác các hành vi vi phạm về công tác QLBVR cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

b. Khó khăn

Vào rừng để khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt, bắn, bẫy động vật rừng là công việc thường xuyên và dường như đã trở thành thói quen của một số đồng bào dân tộc trong vùng, việc tổ chức đi săn tập thể vẫn còn khá phổ biến…, họ làm như vậy cũng do đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là người dân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn dỗi trong dân còn nhiều.

Việc chấp hành pháp luật về QLBVR đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa nghiêm

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)