Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 96 - 98)

4.3.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

a. Thuận lợi

Thanh Sơn là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi lợi để giao lưu với huyện trong tỉnh, với các tỉnh khác trong vùng, cùng với khí hậu nắng lắm mưa nhiều, có 2 mùa rõ rệt, tiềm năng đất đai phong phú, tài nguyên rừng trên địa bàn đa dạng về động, thực vật, với tổng diện tích tự nhiên Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ phân bố không đồng đều ở các xã trong huyện, tài nguyên rừng tại phân bố chủ yếu tại các xã: Thượng Cửu, Yên Sơn, Khả Cửu, Đông Cửu, Hương Cần, Tân Lập, Yên Lương, Võ Miếu, Cự Thắng. Ngoài ra còn phân bố với diện tích nhỏ tại một số xã.

Thượng Cửu có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp làm: 6,506.8 ha chiếm 15.59% diện tích quy hoạch của huyện, trong đó có 2,912.3ha là diện tích rừng phòng hộ và 3,594.5 rừng sản xuất. Xã Yên Sơn có diện tích đất lâm nghiệp là 3,448.8ha chiếm 8.26% diện tích rừng của toàn huyện, diện tích rừng phòng hộ trong xã 1,024.0 ha và có 2,424.8ha là rừng sản xuất. Xã Khả Cửu có tổng diện tích rừng là: 3,263.1ha chiếm 7.82 % diện tích rừng trong huyện, rừng phòng hộ :427.1ha, rừng sản xuất: 2,836.1ha. Xã Đông Cửu có 3,257.7 ha rừng chiếm 7.81% diện tích rừng toàn huyện, trong đó có 709.0 ha là rừng phòng hộ, 2,548.7ha là rừng sản xuất.

- Về đất đai và khí hậu của huyện có tác động rất thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và phát triển, cùng thích ứng của nhiều loài cây trồng như Thông mã vĩ, Keo các loại, cây cao su, và một số cây trồng bản địa như cây dược liệu, tạo đà cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng trên địa bàn.

b. Khó khăn

Địa hình huyện Thanh Sơn với nhiều đồi núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng.

Các khu vực rừng có nhiều trữ lượng và các loài gỗ quí, hiếm của Thanh Sơn đều phân bố xa dân cư, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, do vậy gây cản trở cho các hoạt động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

4.3.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội

a. Thuận lợi

Huyện Thanh Sơn là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện như hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế, công trình phúc lợi, công trình văn hóa công cộng được nâng cấp, các chương trình dự án của tỉnh, của trung ương như: 134, 135, 925, dự án giảm nghèo đã được triển khai và thực hiện tốt đem lại hiệu quả thiết thực nên đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được nâng cao, nhận thức về tầm quan trọng của rừng của người dân được nâng lên rõ rệt do đó đã hạn chế việc xâm hại đến tài nguyên rừng.

Ngoài các chương trình trên còn có các dự án về phát triển lâm nghiệp như: Dự án 661, dự án trồng cây Jatropha để làm nguyên liệu dầu Diezen, dự án trồng rừng cao su, dự án KWF7, khoanh nuôi, bảo vệ rừng từ vốn sự nghiệp Kiểm lâm, Chi trả dịch vụ môi trường rừng (theo Quyết định 380/QĐ- TTg)…do đó công tác QLBVR đã được quan tâm thực hiện.

Trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của UBND các cấp cũng được Nhà nước ban hành, các cơ quan ban ngành liên quan, do vậy, công tác QLBVR trên địa bàn huyện ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn.

Các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật, trong đó có Luật bảo vệ và phát triển rừng đối với nhiều đối tượng trong cộng đồng, không chỉ là các chủ hộ mà đối với mọi đối tượng trong cộng đồng nên ý thức chấp hành của người dân được nâng cao, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia QLBVR, tố giác các hành vi vi phạm về công tác QLBVR cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

b. Khó khăn

Vào rừng để khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt, bắn, bẫy động vật rừng là công việc thường xuyên và dường như đã trở thành thói quen của một số đồng bào dân tộc trong vùng, việc tổ chức đi săn tập thể vẫn còn khá phổ biến…, họ làm như vậy cũng do đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là người dân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn dỗi trong dân còn nhiều.

Việc chấp hành pháp luật về QLBVR đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa nghiêm túc chấp hành, chưa gương mẫu, còn cố tình vi phạm, trong công tác xử lý đôi khi còn để xảy ra tình trạng e dè, nể nang, thiếu cương quyết.

Hiện nay trong một số bộ phận dân xuất hiện phong trào làm nhà sàn. nhu cầu sử dụng lâm sản của người dân và thị trường ngày càng cao, đây cũng là nguyên nhân rừng bị chặt phá, khai thác trái phép.

Dân số phân bố không đồng đều, trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, cơ cấu lao động còn chưa phù hợp với tình hình địa phương, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chủ yếu tập trung ở các vùng sâu, vùng xa gần rừng và trong rừng. Đây cũng là những thách thức lớn trong việc tổ chức phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, quản lý rừng, nhất là công tác QLBVR và PCCCR.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)