Phân tích đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, tài nguyên, nguồn nước.
Phân tích đánh giá thông tin về chính sách trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển rừng; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về chế độ chính sách trong công tác quản lý tài nguyên rừng bằng phương pháp SWOT.
Thống kê tổng hợp các thông tin về xã hội
Tổng hợp đánh giá các thông tin về kinh tế, dân số, đánh giá hiệu quả sản xuất theo các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi - thủy sản theo chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận.
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích bằng phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá để tìm ra tiềm năng phát triển quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng ở địa phương.
Phân tích các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính xây dựng tổ chức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng, đánh giá tìm ra nguyên tắc và những giải pháp cơ bản, thích hợp nhằm quản lý rừng bền vững hiệu quả ở địa phương.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Đặc Điểm Tự Nhiên
a) Vị trí địa lý
Nguồn Vinabeez.com
Hinh 3.1. Vị trí địa lý huyện Thanh Sơn
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ với diện tự nhiên 130.921ha, chiếm 37,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 20°55’ đến 21°22 vĩ độ Bắc
- Từ 104°48’ đến 105°22 kinh độ Đông
Trên địa bàn hyện có 2 đuờng quốc lộ chạy qua (quốc lộ 32A và quốc lộ 32B). Thị trấn Thanh Sơn là trung tâm kinh tế xã hội của huyện, nằm trên quốc lộ 32A, cách huyện Thanh Sơn Việt Trì 45 km và cách thủ đô Hà Nội 90 km.
b) Địa hình
Thanh Sơn là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối. Đặc điểm của kiến tạo tự nhiên hình thành 3 khu vực có địa hình phức tạp trong huyện.
Khu vực của địa hình núi thấp: độc cao trung bình so với mặt nước biển là 230 - 260km, mức độc chia cặt của địa hình sâu tạo ra nhiều sườn đứng có độ dốc lớn, nhiều khe sâu, độ dốc thường trên 30°, đặc biệt có khu vực độ dộc tới 40 - 450.
Khu vực địa hình đồi cao: độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 140 - 180m; độ dốc trung bình từ 25 - 300, đồi chạy thành từng dải ngắn, có những nếp đứt gãy bởi các thung lũng mở rộng, mức độ chia cắt địa hình nông.
Khu vực đại hình trung du đồi thấp: độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 50 - 80m,địa hình ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 15 - 250, các đồi thoải là chủ yếu, các thung lũng được mở rộng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông, dân cư tập trung đông đúc.
c) Điều kiện khí hậu
Vùng địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng trung du miền núi nên cũng mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình núi thấp bao bọc nên khí hậu trên địa bàn diễn biến khá phức tạp. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,80C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.586mm, độ ẩm trung bình là 89%, tổng tích ôn cả năm là 8.336,30
huyện Thanh Sơn có những đặc điểm phức tạp của khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh những đặc điểm thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp (như lượng mưa nhiều, ẩm quanh năm, tổng tích nhiệt cao) thì khí hậu của Thanh Sơn cũng có những ảnh hưởng xấu tới sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng
d) Nguồn nước
- Nguồn nước mặt
Thanh Sơn có nguồn nước mặt rất phong phú, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống sông Bứa không chỉ cung cấp nguồn nước lớn mà còn có ý nghĩa với chế độ thủy văn và môi trường sinh thái.
- Nguồn nước ngầm
Do kiến tạo địa hình, tầng đất sâu, nằm trong vùng thung lũng, có khí hậu ẩm quanh năm, lượng mưa tương đối cao, cho nên Thanh Sơn có trữ lượng nước ngầm rất lớn, chất lượng nước tốt. Như vậy, Thanh Sơn là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng và hiện đại, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây rừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thanh Sơn cũng còn có những khó khăn và hạn chế như địa hình đồi núi dốc, bị phân cắt gây ảnh hưởng đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các hạ tầng cơ sở khác, gây cản trở cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, phát triển xã hội.