Đánh giá về mô hình hóa nghiệp vụ BPM và đề xuất việc sử dụng BPMN trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 26 - 27)

Chương 1 : Giới thiệu

3.2 Đánh giá về mô hình hóa nghiệp vụ BPM và đề xuất việc sử dụng BPMN trong

trong CPĐT

3.2.1 Đánh giá về mô hình và ngôn ngữ mô hình hóa hóa quy trình nghiệp vụ.

Về khái niệm, chúng ta có thể hiểu rằng mô hình hóa là sự trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng trong thế giới thực. Trong đó mô hình hóa quy trình nghiệp vụ là sự mô tả hình vẽ chuỗi các hoạt động của quy trình nghiệp vụ thực tế.

Có 3 cấp độ chính trong việc mô hình hóa:

- Process Map: Xác định trong quy trình bao gồm xử lý nào.

- Process Description: mô tả trong mỗi xử lý có bao nhiêu hoạt động nhỏ.

- Process Model/ Flow Chart: mô tả trong mỗi hoạt động có những bước nào.

Ưu điểm nổi bật của việc mô hình hóa.

Như vậy, mô hình hóa nghiệp vụ là một kỹ thuật để tìm hiểu quy trình nghiệp vụ của một doanh nghiệp, một cơ quan tổ chức. Mô hình nghiệp vụ sẽ xác định được các quy trình nghiệp vụ nào được hỗ trợ bởi hệ thống. Nó tồn tại song song với việc khảo sát tìm hiểu vấn đề hệ thống. Nó có vai trò quan trọng trong việc tài liệu hóa, tổ chức các quy trình trong một hệ thống thông tin. Việc mô hình hóa sẽ đóng góp vai trò quan

trọng trong việc xây dựng một hệ thống lâu dài có tính bền vững và tránh được những rủi ro không đáng có:

- Việc mô hình hóa là cơ sở của tài liệu kĩ thuật, từ đó giảm thiểu rủi ro do không có thông tin đầy đủ về cách tổ chức nghiệp vụ.

- Là cầu nối giữa khách hàng (và những người liên quan đến hệ thống) với đội ngũ lập trình viên.

- Mô hình hóa cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình hiện tại, làm cơ sở cho việc cải tiến:

● Diễn tả một hay nhiều khía cạnh nào đó của hệ thống.

● Xác định đường biên hệ thống (ở những khía cạnh không thuộc phạm vi mô hình).

- Bên cạnh đó, mô hình cũng là công cụ để giao tiếp hữu hiệu giữa : ● BA và khách hàng :

■ Dùng mô hình để mô tả lại nghiệp vụ một cách rõ ràng và không còn nhầm lẫn hay nhập nhằng.

■ Dùng mô hình để lấy thông tin phản hồi từ khách hàng một cách dễ dàng hơn.

■ Giúp khách hàng chủ động hơn khi đưa ra các yêu cầu, hay mô tả nghiệp vụ.

● BA và đội ngũ phát triển phần mềm :

■ Là công cụ để truyền đạt kiến thức/ yêu cầu nghiệp vụ đến đội ngũ phát triển một cách không nhập nhằng.

Tuy nhiên để thực hiện mô hình hóa các quy trình nghiệp vụ thì ngôn ngữ mô hình hóa là một thành phần thiết yếu. Ngôn ngữ mô hình hóa là ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện thông tin hoặc một hệ thống trong một cấu trúc được xác định bởi một tập các quy tắc. Các quy tắc này được sử dụng để giải thích ý nghĩa của các thành phần trong cấu trúc. Ngôn ngữ mô hình hoá có thể là ở dạng văn bản hoặc đồ họa. Có thể kể đến các ngôn ngữ như Petri Net, UML hay gần đây là ngôn ngữ YAWL hay BPMN. Để thực hiện mô hình hoá quy trình nghiệp vụ cho một doanh nghiệp cụ thể thì lựa chọn ngôn ngữ mô hình hoá là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc lựa chọn ngôn ngữ mô hình hoá nào hoàn toàn phụ thuộc vào bài toán cụ thể hay những khả năng của ngôn ngữ đó, từ việc hỗ trợ biểu diễn các trạng thái, các công việc, đồng bộ hoá …vv. đến việc sinh ra mã thực thi BPEL hay mức độ hỗ trợ cho các hệ quản trị quy trình nghiệp vụ như thế nào? (6)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)