Tích hợp BPM vào các ứng dụng web

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 55 - 56)

Chương 4 : Khảo sát và áp dụng vào bài toán thực tiễn

4.1 Tích hợp BPM vào các ứng dụng web

Thực thế nhận thấy rằng nhiều hệ thống đã được phát triển và đưa vào sử dụng tại các doanh nghiệp/tổ chức mà không đặt vấn đề về việc quản lý quy trình nghiệp vụ một cách tự động. Vì vậy một vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để tích hợp hệ thống BPM vào các hệ thống sẵn có một cách phù hợp với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất.

Vì sao cần tích hợp?

Một sự tích hợp hiệu quả giữa hệ thống BPM và các ứng dụng thông thường sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt đối với quy trình nghiệp vụ. Khi tích hợp với BPM, quy trình được chuẩn hóa và tối ưu hóa, quy trình được vận hành một cách tự động và chính xác, đảm bảo được sự tham gia của các thành phần trong quy trình từ đội ngũ nhân viên làm nghiệp vụ cho tới các chuyên gia và người quản lý. Kết quả là năng suất tăng lên, công việc được xử lý nhanh hơn, tốn ít công sức hơn.

Cơ chế tích hợp

Các ứng dụng khác nhau sử dụng các công nghệ khác nhau, do đó để tích hợp với hệ thống BPM có thể phải sử dụng các chiến lược và công nghệ khác nhau.

Hình 4-1: Cơ chế tích hợp BPM

a. Ứng dụng lấy BPM làm trung tâm

Trong môi trường lấy BPM làm trung tâm, xử lý nghiệp vụ chỉ là một trong các hoạt động thủ công trong kịch bản của BPM. Khác với các hệ thống BPM độc lập, BPM trong môi trường ứng dụng được thiết kế và cấu trúc đặc biệt để tích hợp và cùng tồn tại với ứng dụng. Cần lưu ý rằng sự tích hợp này không, và không nên bao gồm xử lý giao dịch bên trong hệ thống BPM. Khi bản thân ứng dụng đã được xây dựng với các module xử lý nghiệp vụ thì chúng ta không cần đặt vấn đề xây dựng lại các module đó. Điều quan trọng là BPM cung cấp được cơ chế gắn kết các module sẵn có đấ y vào trong một

quy trình hoàn chỉnh. Sự tích hợp hiệu quả BPM có thể khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng nhưng thường cung cấp:

1. Điều khiển luồng quy trình, trình tự thực hiện các tác vụ một cách tự động 2. Đảm bảo sự tham gia của các thành phần trong quy trình (cung cấp giao tiếp để giao việc, tiếp nhận và hoàn thành công việc…vv)

3. Gắn kết tác vụ với các module chức năng tương ứng của ứng dụng

4. Trung chuyển dữ liệu từ một module sang module khác có liên quan trong cùng quy trình.

b. Hệ thống BPM đứng độc lập với ứng dụng

Khi đứng độc lập với ứng dụng thì hệ thống BPM chủ yếu đóng vai trò là công cụ để vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tự động theo đúng định nghĩa quy trình. Thông qua hệ thống BPM này người dùng biết được công việc đang tiến triển đến đâu, thực hiện giao việc tiếp nhận và hoàn thành công việc. Để xử lý các công việc người dùng vẫn sử dụng các hệ thống cũ mà không có thay đổi gì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)