Bonita và giải pháp tích hợp vào nền tảng web

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 45 - 48)

Chương 1 : Giới thiệu

3.4 Bonita và giải pháp tích hợp vào nền tảng web

3.4.1 Bonita Engine

Bonita là một engine miễn phí cho phép quản lý quy trình nghiệp vụ và luồng công việc. Bonita giống như một máy tính, ta có thể nạp các quy trình (định nghĩa các quy trình) và chạy các thể hiện (các quy trình). Một chương trình BPM bao gồm một loạt các bước, và các công việc của engine là chạy qua các bước, giống như một bộ xử lý máy tính chạy qua các dòng mã.

Các đặc điểm nổi bật của Bonita

Có các bộ lắng nghe sự kiện: hỗ trợ mở rộng các hành động. Sử dụng một đoạn

mã nguồn Java hoặc script dựa trên những sự kiện nhất định trong biểu đồ. Điều này có thể giúp các nhà phát triển bổ sung các điều kiện, yêu cầu, tính năng vào một quy trình các chi tiết kỹ thuật không xuất hiện trên biểu đồ và cải thiện khả năng hợp tác giữa IT và nghiệp vụ bởi người làm nghiệp vụ sẽ không phải quan tâm đến các yêu cầu kĩ thuật trong biểu đồ.

Hình 3-19 : Script cho việc khởi tạo đối tượng trong Bonita

Có thể tùy chỉnh các hành động: các nhà phát triển có thể tùy ý viết các đoạn

mã nguồn cài đặt với các hành vi phức tạp mà có thể người làm nghiệp vụ đã mô tả không khớp với các yêu cầu của hành động đó.

Có thể tích hợp vào các nền tảng công cụ IDE: Các nhà phát triển có thể tích

hợp Bonita vào các công cụ phát triển như Eclipse, Netbean, để từ đó có thể dễ dàng tích hợp được các quy trình nghiệp vụ vào các dịch vụ web trong thực tế. Bonita tương thích hoàn toàn với chuẩn BPMN 2.0. Nhờ vào đó chúng ta có thể thấy rằng có thể dễ dàng tích hợp Bonita vào các ứng dụng web để quản lý quy trình nghiệp vụ như:

 Cho phép tích hợp, chạy trên nền tảng Java bất kì như (Spring, Hibernate…vv)

 Dễ dàng sử dụng các tiện ích cài đặt.

 Dễ dàng định nghĩa các kiểu hoạt động cũng như các ngôn ngữ quy trình hoàn chỉnh.

 Dễ dàng kiểm tra, sự thực thi của quy trình một cách tách biệt trong môi trường kiểm thử đơn giản.

 Phân quyền và cho phép cập nhất các user một cách dễ dàng và trong một phiên giao dịch duy nhất.

3.4.2 Tích hợp Bonita vào các ứng dụng Web

Cũng giống như mô hình kiến trúc tổng thể đã được đưa ra trong khung Chính phủ điện tử ở Việt Nam vào 04/2015, hầu hết các ứng dụng tích hợp BPM đều được thiết kế với những tổng thể chung với 2 module chính đó là quản lý quy trình nghiệp vụ và quản lý người dung như hình 3-20:

Hình 3-20 : Thiết kế tổng thể của ứng dụng

Ta có thể nhận thấy rằng, module quản lý quy trình nghiệp vụ có thể sử dụng Bonita Engine để quản lý các quy trình theo đặc tả BPMN 2.0. Các quy trình này có thể được định nghĩa bằng các ứng dụng khác nhau nhưng theo chuẩn BPMN 2.0. Kết quả đó là một file duy nhất định nghĩa toàn bộ quy trình nghiệp vụ. Các ứng dụng có thể đưcọ tích hợp BPM một cách dễ dàng thông qua các hệ thống giao tiếp với cơ sở dữ liệu, các hệ thống webservice và các modules được xây dựng. Thông quan module quản trị, file này sẽ được cài đặt và lưu trữ vào hệ thống. Sau khi cài đặt thì người dung có thể dễ dàng khởi động thông qua các module danh sách nhiệm vụ được định nghĩa. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng tham gia được vào quy trình nghiệp vụ với các giao diện với các bước cơ bản đó là khởi động quy trình nghiệp vụ, duyệt danh sách các tác vụ và giao diện thực thi. Module cũng cho phép người dùng giám sát được tiến độ thực thi một quy trình để từ đó nhìn nhận ra các ưu nhược điểm trong quá trình thực thi.

Bên cạnh đó module quản lý người dùng cũng cho phép cài đặt, phân quyền người dùng theo những vai trò nhất định trong quy trình nghiệp vụ. Do yêu cầu tác vụ trong từng quy trình nghiệp vụ riêng biệt nên trong module chúng ta cũng có thể bổ sung, tùy chình các chức năng cần thiết như quản lý nhóm hay cài đặt những vai trò mặc định cho nhóm người dùng đó.

Với các module tổng thể đã được định nghĩa ở trên, Bonita cũng hỗ trợ cho người dùng xây dựng giao diện quản lý cũng như thực hiện các bước trong quy trình nghiệp

vụ một cách dễ dàng với thiết kế thân thiện và thao tác nhanh nhất. Hình dưới đây thể hiện giao diện của người dùng với quy trình nghiệp vụ thủ tục đăng ký giấy khai sinh.

Hình 3-21: Giao diện người dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)