Nêu bài toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 56 - 57)

Chương 4 : Khảo sát và áp dụng vào bài toán thực tiễn

4.2 Nêu bài toán

Như đã đề cập trong các chương trước, CPĐT là một bài toán lớn được xây dựng và phát triển trong một thời gian dài với nhiều vấn đề cùng giải quyết. Chính vì thế, nó là một hệ thống “trưởng thành” qua thời gian trên cơ sở tiếp nối và cải tiến những vẫn đề còn bất cập và bài toán về việc “chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan Chính phủ” chính là một bài toán cần thiết đang và sẽ được giải quyết trong tình hình hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay. Hiện nay với số lượng lớn các quy trình nghiệp vụ từ các phòng ban đến các bộ ban ngành, chúng ta không thể đưa ra hết quy trình chuẩn hóa cho tất cả các thủ tục hành chính mà sẽ chỉ đưa ra một dự án thí điểm cho một số bài toán nhỏ theo các bước đã đề ra trong chương trước để đưa ra được các ưu nhược điểm và chứng minh được tính khả thi của việc chuẩn hóa mà ta đưa ra.

Trong khuôn khổ của luận văn, để đảm bảo việc kiểm chứng cho những ưu nhược điểm mà đã đưa ra, luận văn sẽ lựa chọn bài toán về việc chuẩn hóa và tích hợp dịch vụ web với 2 quy trình thủ tục hành chính thực tế được đưa ra và vận hành theo thông tư liên tịch của nhà nước là đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi với mục tiêu:

 Khảo sát, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ liên thông. So sánh và đưa ra được những nhược điểm của các quy trình nghiệp vụ trước và sau khi liên thông. Ưu nhược điểm của việc chuẩn hóa và liên thông các quy trình nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)