Ứng dụng BPM tại các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 31 - 33)

Chương 1 : Giới thiệu

3.3 Khái niệm và sự ra đời của BPM

3.3.4 Ứng dụng BPM tại các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam

Thực tế cho thấy rằng hiện nay trên thế giới, giải pháp ứng dụng BPM đang ngày càng phổ biến và rất nhiều các ngân hàng, các tổ chức chính phủ đang ứng dụng BPM vào quản lý quy trình nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên tại Việt Nam, việc triển khai các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam còn cho thấy khá nhiều bất cập. Nó được thể hiện qua việc thiếu sự quy hoạch tổng thể giữa các bộ, ban ngành địa phương. Thiếu một chiến lược xây dựng các kiến trúc giải pháp tổng thể mà trong đó kiến trúc về nghiệp vụ là một thành phần không thể thiếu trong việc phát triển các ứng dụng CNTT. Chính vì lí do đó mà chúng ta luôn gặp lúng túng trong quá trình xây dựng các yêu cầu cuối cùng để dẫn đến một giải pháp CNTT hoàn chỉnh hỗ trợ tổ chức doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, thực tế theo thống kê của Google Trends như hình 3-7 gần đây cho thấy, tại Việt Nam, BPM đã và đang được quan tâm trong một vài năm gần đây:

Hình 3-7: Mức độ quan tâm đến BPM trên Internet tại Việt Nam

Theo kết quả thống kê dựa trên 1400 doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM thì nhu cầu đầu tư CNTT vào doanh nghiệp của mình trong thời gian tới là rất cao.

Hình 3-8: Báo cáo toàn cảnh CNTT thành phố HCM năm 2014 – HCA

Dựa vào các số liệu thống kê trên hình 3-8, ta có thể thấy rằng nhu cầu xử lý công việc dựa vào CNTT đang là yêu cầu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu này thì việc hình thành và xử lý cũng như thiết lập các quy trình xử lý để phù hợp với các yêu cầu được đặt ra và đưa ra được một phương pháp hiệu quả, chi tiết nhất đang là yêu cầu cốt lõi đối với các nhà cung cấp giải pháp phần mềm. Việc dùng BPM để phân tích và đưa ra quy trình chuẩn cho doanh nghiệp, tổ chức đang là một lựa chọn thông minh, đúng đắn cho cả người sử dụng đầu cuối và các đơn vị cung ứng các giải pháp ứng dụng phần mềm.

3.3.5 Thiết kế quy trình nghiệp vụ với BPMN 2.0 Khái niệm về BPMN 2.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng dịch vụ web trong bài toán chính phủ điện tử (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)