5.1 Kết luận
Luận văn “Tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa bằng dịch vụ web trong bài toán Chính phủ điện tử” đã nghiên cứu đến các vấn đề về lý thuyết cũng như các bất cập gặp phải đối với bài toán xây dựng CPĐT. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu các giải pháp về mặt công nghệ và nghiên cứu tính khả thi của việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Với các kết quả về mặt lý thuyết được nghiên cứu ở trên, luận văn cũng đã đưa ra được các bước hiện thực hóa cho việc chuẩn hóa biểu diễn quy trình nghiệp vụ và tự động hóa bằng dịch vụ web cho Chính phủ điện tử Việt Nam. Tuy gặp một số khó khăn trong việc khảo sát cũng như lựa chọn các quy tình thực tế trong Chính phủ nhưng luận văn cũng đã khảo sát được một số quy trình thực tế liên quan đến các thủ tục hành chính nhằm chứng minh được tính khả thi của việc ứng dụng BPM vào việc phát triển hệ thống ứng dụng hiện tại. Các bước thực hiện được đưa ra đều mang tính tổng quát và được vận dụng linh hoạt trong thực tế khi xây dựng các giải pháp phần mềm CPĐT cũng như một số doanh nghiệp đặc thù.
5.2 Hướng phát triển
Như đã được đề cập trong luận văn, sự bất cập trong khung xây dựng CPĐT, ngoài việc phải quy trình hóa các hoạt động nghiệp vụ thì nó còn phải giải quyết được các bài toán liên thông, cũng như phải áp dụng được các mô hình kiến trúc vào thực tế. Tuy nhiên, để kết quả của luận văn đi được vào thực tiễn thì cần có sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ chức cũng như ban ngành nhằm nâng cao tính khả thi trong việc áp dụng các phương pháp chuẩn hóa và các mô hình kiến trúc hướng dịch vụ trong quá trình xây dựng. Chính vì thế, để ứng dụng trực tiếp kết quả của luận văn vào thực tế, công việc tiếp theo mà chúng ta hướng đến đó là xây dựng được một mã nguồn mở thống nhất để bao quát được mô hình kiến trúc chung cho hệ thống Chính phủ điện tử tại các tỉnh thành trên cả nước.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ thông tin truyền thông. Tài liệu về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Cổng thông tin của Bộ thông tin truyền thông. [Trực tuyến]. [Online]
http://mic.gov.vn/solieubaocao/tailieu/Trang/KhungkientrucChinhphudientu.aspx.
3. Cục Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử trên Thế giới.
5. Thủ Tướng Chính Phủ.CHỈ THỊ Về việc đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử.
29/5/2015.
6. Đức, Phan Thanh. Quản lý quy trình nghiệp vụ (Business Process Management - BPM). [Online] http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/rational/2013Q2/ra-bpm-
management/.
Tài liệu tiếng Anh
2. The World Bank. e-Government. The World Bank. [Online] 05 2015. http://www.worldbank.org/en/topic/ict/brief/e-government..
4. Affairs., United Nations Department of Economic and Social.UNITED NATIONS E- GOVERNMENT SURVEY 2014. s.l. : United Nations, 2014.
7. Soft, Bonita. The Ultimate Guide BPMN2.0. [Online]
http://www.bonitasoft.com/landing/down/EN/Ultimate_Guide_to_Bpmn_EN.pdf.
8. Affairs, United Nations. Dept. of Economic and Social.World Public Sector Report 2003: E-government at the Crossroads. 5.
9. Norbert Ahrend, Konrad Walse, Henrik Leopold.Comparative Analysis of the
Implementation of Business Process Management in Public Administration in Germany and Switzerland.