Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng đối với thuê bao trả sau của VNPT Buôn Hồ Đăk LĂk của Nguyễn Thị Huyền Linh ( 2022) (Trang 36 - 40)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu chung về Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

3.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk

(Nguồn: Tổ tổng hợp)

Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Bộ máy tổ chức của Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ theo hình thức trực tuyến chức năng, nghĩa là ban giám đốc sẽ được hỗ trợ bởi các phòng ban chuyên môn,

chức năng là tư vấn trong công việc, tìm kiếm và lựa chọn phương pháp phát triển sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh, tối ưu, kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động. Quyền quyết định tối cao của trung tâm thuộc về ban giám đốc.

Nhận xét: Với cách sắp xếp bộ máy quản lí như vậy thì Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk vừa đảm bảo cho ban lãnh đạo có thể toàn quyền quản lí các hoạt động của trung tâm vừa phát huy được tính độc lập, sáng tạo, khả năng chuyên môn của từng bộ phận, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp tổ chức nhịp nhàng của các bộ phận, phòng ban với nhau nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk do giám đốc quản lí điều hành, có kế toán phụ trách thống kê, tài chính, có tổ tổng hợp, tổ kinh doanh dịch vụ và đài viễn thông.

Bộ máy quản lí của Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk do giám đốc quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh gồm:

- Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật cho đơn vị, có quyền hành cao nhất tại đơn vị.

Thực hiện chức năng quản lí, điều hành mọi hoạt động của đơn vị về tổ chức kinh doanh dịch vụ, chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan cấp trên về tổ chức điều hành của đơn vị giám đốc chỉ đạo các phòng, ban chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng mục tiêu, kế hoạch của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Kế toán: Quản lí vốn và nguồn vốn, tham mưu giúp giám đốc quản lí. Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lí tiền mặt, chi lương, chi thưởng, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động tài chính kế toán, thống kê vật tư, tài sản thiết bị, công cụ, dụng cụ,... trong phạm vi toàn đơn vị.

- Tổng hợp: Tham mưu giúp giám đốc các lĩnh vực công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị, mở rộng và cải tạo mạng lưới viễn thông. Thực hiện quản lí công văn, thu nhận những văn bản quy định các thông tư của cấp trên và của nhà nước để tham mưu cho các phòng ban có trách nhiệm thi hành.

- Tổ kinh doanh dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ viễn thông tại nhà khi khách hàng có nhu cầu. Đến từng nhà khách hàng tiếp thị bán hàng, kiểm tra chất lượng thiết bị,

chỗ triển khai nhanh chóng các đợt khuyến mãi thông báo rộng rãi tới khách hàng vùng sâu vùng xa, trên mọi lĩnh vực thông tin truyền thông, quảng cáo,… Đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, giải quyết khiếu nại của khách hàng. Triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên hoặc định kì, thăm hỏi tặng quà cho một số khách hàng đặc biệt. Ngoài ra còn có một cửa hàng giao dịch đóng tại trung tâm để giới thiệu, tiếp thị bán các sản phẩm, dịch vụ, tiếp nhận yêu cầu cung cấp các dịch vụ viễn thông cho tất cả các khách hàng tại điểm giao dịch.

Phòng kinh doanh là phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, ngoài trình độ chuyên môn ra còn đòi hỏi nhân viên trong phòng phải có cái nhìn nhạy bén để đối phó với sự thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh đầy biến động.

- Quản lí cước: Thực hiện việc quản lí thu phí các dịch vụ mà trung tâm cung cấp và thu các khoản nợ khó đòi của trung tâm.

- Tổ kỹ thuật: Nhiệm vụ lắp đặt các dịch vụ viễn thông khi có nhu cầu của khách hàng, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông, cải tạo nâng cao chất lượng mạng lưới, xử lí kịp thời và nhanh chóng các sự cố. Bảo đảm thông tin liên lạc cho khách hàng, các cơ quan ban ngành trên địa bàn thị xã. Giữ vững bí mật, bảo đảm tốt trật tự an ninh quốc phòng. Quản lí vận hành các thiết bị viễn thông, các trạm BTS, tổng đài… đề xuất nhu cầu đầu tư mạng lưới để đáp ứng tốt nhu cầu xử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh an toàn lao động.

3.1.3.3 Tình hình về vốn

Vốn là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có vốn thì doanh nghiệp mới có thể chủ động trong mọi hoạt động. Nguồn vốn của TTVT Buôn Hồ được cấp từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mức cấp vốn cho các đơn vị kinh tế trực thuộc. Do đó, Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ không phải chi trả lãi vay và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm.

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn của Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ trong 3 năm 2019 - 2021

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Vốn lưu động 3.517.45 3.722 13,9 3.730.480. 839 14,1 2.782.856. 827 11,9 Vốn cố định 21.823.1 34.225 86,1 22.756.504 .358 85,9 20.521.550 .032 88,1 Tổng 25.340.5 87.947 100 26.486.985 .197 100 23.304.406 .859 100 (Nguồn: Phòng kế toán)

Từ bảng cơ cấu vốn bảng 3.1 ta thấy, mặc dù TTVT Buôn Hồ là một đơn vị kinh doanh trong ngành dịch vụ nhưng tỷ lệ vốn cố định lại chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong tổng số vốn, cơ cấu vốn này không thật sự thích hợp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của Trung tâm. Qua bảng trên ta cũng thấy được tổng vốn của Trung tâm có sự biến động nhẹ nhưng vẫn tương đối ổn định trong các năm gần đây, như vậy tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong giai đoạn khó khăn như hiện nay vẫn khá tốt.

3.1.3.3 Đặc điểm về lao động

Hiện nay, việc tuyển dụng lao động của Trung tâm lấy hai chỉ tiêu làm căn cứ là số lượng và chất lượng lao động. Việc tuyển chọn phải phù hợp với yêu cầu công việc và phải lượng hóa được hiệu quả của công tác này.

Về nguồn tuyển chọn, có thể là con em cán bộ công nhân viên trong Trung tâm qua đào tạo hướng nghiệp, kèm cặp tại Trung tâm; lao động từ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; lao động từ các trường đào tạo cán bộ Thông tin Viễn thông.

Tình hình sử dụng lao động của Trung tâm có thể đánh giá qua một số chỉ tiêu khảo sát sau đây.

Bảng 3.2: Tình hình lo động của Trung tâm Viễn thông Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk

(Nguồn: Tổ tổng hợp)

Qua bảng số liệu 3.2 tình hình lao động của Trung tâm trong 3 năm: 2019, 2020, 2021 số lượng lao động nhìn chung không có sự thay đổi lớn. Năm 2020 và 2021 số lượng lao động trực tiếp là như nhau (17 người). Năm 2020 giảm 8 lao động (6 nữ và 2 nam) so với 2019 tương đương -32 % cùng với nó là sự tăng lên về trình độ. Cho thấy Trung tâm cũng rất chú trọng đến công tác nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng đối với thuê bao trả sau của VNPT Buôn Hồ Đăk LĂk của Nguyễn Thị Huyền Linh ( 2022) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w