Thị trường Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng đối với thuê bao trả sau của VNPT Buôn Hồ Đăk LĂk của Nguyễn Thị Huyền Linh ( 2022) (Trang 30 - 32)

d, Hoạt động cá biệt hoá khách hàng

2.3.1. Thị trường Viễn thông Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone trên tổng thuê bao điện thoại di động đã liên tục tăng, từ 59,2% năm 2018 lên 65,09% năm 2019, đạt 69,55% vào năm 2020 và đến năm nay tỷ lệ này là 75%. Cùng với đó, tỷ lệ phủ cáp quang đến hộ gia đình năm 2021 đã đạt 65%, tăng 10% so với năm 2020.

Phát triển hạ tầng số băng thông rộng đến từng người dân và từng gia đình đã được Bộ TT&TT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Trước đó, đề cập đến các chỉ tiêu phát triển hạ tầng, lãnh đạo Bộ TT&TT cho biết: Từ đầu năm 2023, 100% người dân sẽ chuyển sang dùng smartphone và trước năm 2025, cơ bản mỗi hộ có một đường Internet cáp quang siêu băng rộng. Cùng với đó, tính đến tháng 12 năm nay, số lượng tên miền quốc gia .VN đã đạt 544.361 tên miền, tăng 5,2% so với cuối năm 2020, thuộc Top

11 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ 45 toàn cầu. Đặc biệt, trong điều kiện nhiều khó khăn, doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2021 ước đạt 130.768 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2020.

Cũng trong năm 2021, Bộ TT&TT đã chỉ đạo thúc đẩy tăng tỷ lệ dùng chung nhà trạm, cột viễn thông đạt 20,3%, góp phần giảm chi phí đầu tư ban đầu CAPEX của các doanh nghiệp lên tới 8.000 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh việc kiểm tra thông tin thuê bao di động. Đến thời điểm đầu tháng 11/2021 trên toàn mạng còn gần 1,5 triệu SIM nghi ngờ kích hoạt sẵn, giảm tới 90% so với thời điểm hồi giữa năm nay.

Năm 2021, Bộ TT&TT cũng cấp phép thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh, thành phố với 300 trạm phát sóng 5G, có tốc độ trung bình đạt từ 500 - 600 Mbps, gấp 10 lần so với tốc độ 4G.

Trong năm 2021, các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên cả nước. Điều này cũng tác động đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông. Lợi nhuận của các doanh nghiệp viễn thông năm 2021 giảm 22,8% so với năm 2020. Trong báo cáo của Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, tình trạng SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo dù giảm nhiều nhưng vẫn tồn tại. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp viễn thông chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, thực thi giải pháp khắc phục chưa triệt để.

Trong kế hoạch năm 2022, Bộ TT&TT xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là sửa đổi Luật Viễn thông, theo đó đưa các điều khoản, bổ sung các quy định hoàn thiện khung pháp lý với trọng tâm là thúc đẩy hạ tầng số trong giai đoạn mới; đảm bảo chính sách quản lý theo kịp với sự phát triển của thị trường; tháo gỡ các rào cản trong đầu tư, tạo điều kiện thị trường phát triển.

Bên cạnh đó, trong năm tới, Bộ TT&TT sẽ đấu giá băng tần để triển khai mạng di động 4G, 5G; Triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Vietnam từ 2022; xây dựng cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy, quản lý, giám sát hoạt động triển khai Mobile Money; Thúc đẩy phát triển hạ tầng băng rộng cố định, tăng cường phát triển thuê bao băng rộng cố định tới hộ gia đình; Đẩy mạnh xử lý triệt để tình trạng SIM kích hoạt không đúng quy định...

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng đối với thuê bao trả sau của VNPT Buôn Hồ Đăk LĂk của Nguyễn Thị Huyền Linh ( 2022) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w