Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 27 - 29)

1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu

1.3.3. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Quản lý nhà nƣớc đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hƣớng đến các mục tiêu sau:

- Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc đầy đủ,

chính xác, kịp thời, thƣờng xuyên và ổn định cho ngân sách nhà nƣớc và kích thích nền kinh tế phát triển.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu luôn là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số thu ngân sách nhà nƣớc của hầu hết quốc gia (tại Việt Nam năm 2016 chiếm ~25%);

Đảm bảo nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà nƣớc cần tăng thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu bằng mọi giá. Cải tiến phƣơng pháp quản lý, đơn giản thủ tục hành chính và một tỉ lệ thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hợp lý và ổn định sẽ vừa kích thích nền kinh tế phát triển, hiệu quả, vừa đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc.

Để đạt đƣợc mục tiêu này, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế hội nhập đối với mỗi quốc gia việc xây dựng hệ thống chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu khoa

học, một tỉ lệ động viên hợp lý cùng với các chính sách quản lý công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Nguồn thu chỉ có thể đảm bảo khi nền kinh tế phát triển tăng trƣởng ổn định cùng với chính sách điều tiết hợp lý và tính tuân thủ tự giác của các đối tƣợng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc nâng cao.

- Thứ hai, quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nhằm mục tiêu tối thiểu

hóa chi phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý.

Chi phí quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các chi phí tuân thủ luật pháp và các chi phí thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tối thiểu hóa chi phí quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nghĩa là tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nộp thuế và chi phí quản lý thu thuế của cơ quan quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhƣng hoạt động thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu vẫn vận hành ổn định, hiệu quả cao.

Để giảm chi phí, đòi hỏi các quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện, phù hợp với khả năng đóng góp của ngƣời nộp thuế, tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ; quy trình, thủ tục phải đơn giản, rõ ràng; đội ngũ công chức phải làm việc có hiệu quả cao.

- Thứ ba, quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có sự tác động tích cực

đến sự phát triển kinh tế, đảm bảo nuôi dƣỡng và phát triển nguồn thu, phát huy vai trò tích cực của hệ thống thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong đời sống kinh tế xã hội.

Mục tiêu của quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là trên cơ sở vận dụng đúng đắn chính sách, tìm kiếm các biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả, phát huy yếu tố tích cực của hệ thống thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, có hiệu quả đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội. Quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu tốt tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tƣ đúng hƣớng. Mặt khác, một hệ thống thuế xuất khẩu, nhập khẩu tốt, minh bạch, quản lý khoa học, công khai dân chủ là cơ sở thu hút đầu tƣ đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tăng trƣởng kinh tế.

vi trốn thuế, tránh thuế, vi phạm pháp luật thuế, tăng cƣờng sự tuân thủ pháp luật thuế, bởi tính tuân thủ cao cũng là một trong những biểu hiện của hệ thống thuế xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)