1.6. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc của một số quốc gia đối với việc thu thuế
1.6.4 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc của các nƣớc Trung Quốc, Singapore, Đài Loan có thể nói mỗi nƣớc đều đã thành công ở một số khía cạnh nhất định và có những phƣơng pháp, kinh nghiệm quản lý khác nhau. Để tiếp tục thực hiện thành công quản lý Nhà nƣớc đối với việc thu thuế XNK hàng hóa, Nhà nƣớc Việt Nam nói chung và cơ quan Hải quan có thể rút ra những kinh nghiệm từ bài học chung của 3 nƣớc nói trên. Những bài học cụ thể là:
Thứ nhất: Quản lý Nhà nước đối với việc thu thuế XNK hàng hóa phải được xây dựng trên một nền tảng khoa học với sự trợ giúp của công nghệ phân tích, nghiên cứu. Đây là một quá trình trọng tâm bao gồm nhiều giai đoạn và việc áp dụng
từng nền kinh tế. Các nƣớc muốn áp dụng các biện pháp quản lý Nhà nƣớc thông thoáng mà vẫn đảm bảo chặt chẽ, tránh thất thu ngân sách cần phải làm cho hoạt động của Hải quan ngày càng hiệu quả hơn, phù hợp hơn với yêu cầu mới. Các nƣớc trên đều là thành viên WTO, WCO nên quá trình áp dụng các sắc thuế của từng nƣớc đều tuân thủ các khuyến cáo của WTO, WCO theo những mức độ khác nhau tùy thuộc trình độ quản lý của từng nƣớc.
Thứ hai: Quản lý Nhà nước đối với việc thu thuế XNK hàng hóa cần có sự quan tâm thật sự của lãnh đạo quốc gia, sự quyết tâm của cơ quan hải quan cũng như sự ủng hộ của các ngành hữu quan và doanh nghiệp. Do vậy, từ phía Nhà nƣớc,
cơ quan hải quan và doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ rằng việc tham gia đóng góp, ủng hộ của các cơ quan Nhà nƣớc, đại diện cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và tất cả những ngƣời có liên quan tới hoạt động thƣơng mại quốc tế trên phạm vi cả nƣớc là rất quan trọng. Nhà nƣớc cần ƣu tiên đầu tƣ trang thiết bị máy móc cần thiết cho việc hiện đại hoá công tác thu thuế XNK hàng hóa.
Thứ ba: Để ứng dụng phương pháp quản lý thu thuế XNK hàng hóa hiện đại cần dựa trên hệ thống thông quan điện tử. Công tác này cần nhận đƣợc sự chỉ đạo,
đầu tƣ của Nhà nƣớc trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và môi trƣờng pháp lý cho các giao dịch điện tử đƣợc thực hiện. Công tác thông quan điện tử giúp cho ngành Hải quan và doanh nghiệp có thể phối hợp nhanh chóng trong việc đảm bảo thu đúng, thuđủ đối với hàng hoá XNK. Nhà nƣớc có biện pháp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia tích cực vào đầu tƣ xây dựng hệ thống hải quan điện tử, đặc biệt là hệ thống tra cứu kết quả phân loại, áp mã hàng hóa tự động để có thể xác định chính xác mức thuế phải nộp. Mọi sự cải cách để áp dụng phƣơng pháp quản lý thu thuế hiện đại nếu không dựa trên hệ thống CNTT thì không có ý nghĩa trên thực tế, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
Thứ tư: Cần có sự phối hợp của hệ thống ngân hàng theo mô hình hải quan-kho bạc-ngân hàng. Sự phối hợp giữa ba cơ quan này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng nhƣ Hải quan trong việc quản lý chính xác số thuế phải nộp và tạo sự đồng thuận giữa Hải quan-doanh nghiệp. Sự phối hợp này sẽ giúp cho việc cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc với việc thu thuế XNK hàng hóa.
Kết luận chƣơng 1:
Việc tìm hiểu các khái niệm, lý luận cơ bản về công tác quản lý cho ta hiểu rõ các nghiệp vụ thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Điều này thể hiện qua các quy trình nghiệp vụ và các chứng từ hồ sơ có quan hệ mật thiết với nhau. Nền tảng lý luận về các quy trình nghiệp vụ là cơ sở để phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.