Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nộp thuế xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 29 - 31)

1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu

1.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nộp thuế xuất

1.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nộp thuế xuất nhập khẩu khẩu

Hiện nay ở nƣớc ta vẫn chƣa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Việc hiểu rõ các tiêu chí của quản lý thuế tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó sẽ định hƣớng cho hoạt động quản lý thuế. Theo quan điểm của tác giả: Quản lý thuế xuất nhập khẩu có hiệu quả là đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu của công tác quản lý thuế.

Hiệu quả công tác quản lý thu, nộp thuế xuất nhập khẩu đƣợc đánh giá dựa trên việc thực hiện một số tiêu chí sau:

- Tổng số thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trên dự toán được giao: Do thuế là

một nguồn thu chính cho ngân sách các quốc gia, trong khi ngân sách đòi hỏi cần phải có sự cân đối cả về mặt thời gian và số lƣợng tiền, ngoài ra số thu dự kiến về thuế là căn cứ để thực hiện quản lý bằng dự toán của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân nên hàng năm nhà nƣớc đều phải có dự toán thu thuế. Dự toán này có thể là ngắn hạn, có thể là dài hạn tùy thuộc vào mục đích sử dụng và căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nƣớc, tình hình thực hiện dự toán của các năm trƣớc, các chính sách thuế hiện hành. Dự toán thu thuế cũng xuất phát từ việc đặt ra mục tiêu phấn đấu của các cơ quan quản lý thuế trong đó có cơ quan hải quan trong công tác thu thuế xuất nhập khẩu.

- Số thu từ thuế, số thuế nợ đọng: Tại tất cả các quốc gia số thu từ thuế nói

chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng đều là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nƣớc để phục vụ các hoạt động của nhà nƣớc đó. Hàng năm số thu từ thuế đƣợc dự toán trên cơ sở số thu của các năm trƣớc kết hợp với phân tích các biến động của kinh tế xã hội trong năm. Có thể thấy số thu thuế hàng năm chịu ảnh hƣởng của hiệu quả của việc thu thuế phát sinh trong năm, công tác quản lý nợ đọng, kết quả của kiểm tra, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan… Nhƣ vậy, có thể thấy số thu từ

thuế đạt hoặc vƣợt chỉ tiêu dự toán đƣợc giao nghĩa là đạt một trong các yêu cầu của quản lý thuế. Hay số thuế nợ đọng nhỏ, giảm dần cũng thể hiện đƣợc việc thu đòi nợ đọng, đốc thu thuế hiện đang thực hiện hiệu quả.

- Số thuế truy thu được sau công tác kiểm tra, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan, đốc thúc thu đòi nợ thuế: Mặc dù kết quả của các vụ kiểm tra, thanh tra

thuế, kiểm tra sau thông quan đều đƣợc thể hiện trên số thuế mà cơ quan quản lý thuế thu đƣợc, hay số thuế nợ đọng hàng năm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn có một ý nghĩa khác vì nó thể hiện sự quan tâm và cách thức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế đối với đối tƣợng nộp thuế. Ví dụ: Đối với trƣờng hợp doanh nghiệp chây ỳ không đến thanh khoản các tờ khai gia công dẫn đến phát sinh nợ tạm thu. Trƣờng hợp cơ quan quản lý thuế không thực hiện biện pháp đốc thúc thì số nợ này sẽ kéo dài từ năm này qua năm khác, doanh nghiệp chây ỳ không đến nộp thuế gây thất thu thuế của nhà nƣớc hay có thể nói công tác quản lý thuế nhƣ vậy là chƣa hiệu quả.

- Cách thức, mật độ công tác tuyên truyền pháp luật thuế và hỗ trợ đối tượng nộp thuế: Khi nhà nƣớc thực hiện quản lý thuế theo phƣơng thức hiện đại, quản lý

bằng kỹ thuật quản lý rủi ro thì việc kê khai, nộp thuế… do đối tƣợng nộp thuế thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa cơ quan quản lý thuế chỉ có trách nhiệm nhận và kiểm tra việc nộp thuế của doanh nghiệp mà còn phải tuyên truyền, hỗ trợ thông tin pháp luật thuế trong đó có nghĩa vụ thuế cho đối tƣợng nộp thuế để họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nhƣ vậy, các cách thức tuyên truyền, hỗ trợ nhƣ đƣờng dây nóng, phát hành tờ rơi, trả lời qua website… và mật độ thực hiện các cách thức đó cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác quản lý thuế. Do không thể có hiệu quả trong quản lý thuế nếu cơ quan quản lý thuế sau khi phát hành văn bản về thuế và không phổ biến cho đối tƣợng nộp thuế để doanh nghiệp biết và hiểu đúng nghĩa vụ của mình, hay khi đối tƣợng nộp thuế có vƣớng mắc về thuế mà cơ quan quản lý không trả lời, hƣớng dẫn.

-Tạo thuận lợi tối đa cho đối tượng nộp thuế và tối thiểu hóa chi phí trong công tác quản lý. Mối quan hệ giữa sự tuân thủ pháp luật về thuế của đối tƣợng nộp

lý chính là chi phí hành chính, duy trì hoạt động của cơ quan hải quan, chi phí để đảm bảo sự tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế chính là ở công tác tuyên truyền pháp luật về thuế và chi phí phổ biến để nâng cao tính tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế. Nhƣ vậy, để giảm bớt chi phí thực hiện công tác quản lý thuế thì cần phải giảm hai chi phí nói trên, để giảm bớt chi phí hành chính thì cần phải có một bộ máy tổ chức thật đơn giản, gọn nhẹ, các công chức thực hiện làm việc thật hiệu quả, quy trình, thủ tục hải quan thật minh bạch, rõ ràng nhƣng vẫn phải đảm bảo công tác thu đúng, thu đủ. Ngƣợc lại, chính sự minh bạch, rõ ràng của các văn bản pháp quy, thủ tục, quy trình hải quan sẽ tác động tới làm giảm các chi phí để nâng cao sự tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế. Bên cạnh đó tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cơ quan quản lý hành chính mang tính cai trị dần chuyển sang cơ quan cung cấp dịch vụ công đƣợc sự ủng hộ rất cao của đối tƣợng chịu thuế là một nhân tố hay hiệu lực bên ngoài để hỗ trợ nỗ lực của cơ quan quản lý nói chung và quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng.

Sự hài lòng của ngƣời nộp thuế khi giao dịch với cơ quan thuế; thuận lợi hay khó khăn của ngƣời nộp thuế... cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nộp thuế xuất nhập khẩu.

Có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức điện tử qua hệ thống ngân hàng đƣợc đánh giá bởi các tiêu chí:

- Số thu từ thuế và số thuế nợ đọng. Theo đó: Số thuế phải nộp và thời hạn

thanh toán cần phải đƣợc xác định chính xác;

- Tạo thuận lợi tối đa cho đối tượng nộp thuế và tối thiểu hóa chi phí trong công tác quản lý. Thời gian thu thuế phải đƣợc quy định thuận lợi đối với ngƣời nộp

thuế; Các chi phí để tổ chức thu nộp thuế phải thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)