Nâng cấp hệ thống Cổng thanh toán điện tử (phương thức nộp tiền tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 96 - 104)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất nhập khẩu hàng hóa

4.2.5. Nâng cấp hệ thống Cổng thanh toán điện tử (phương thức nộp tiền tạ

ngân hàng thương mại)

Hiện nay, công tác thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan đƣợc thực hiện qua 4 hình thức chinh: nộp tiền tại cơ quan hải quan; nộp tiền qua Kho bạc Nhà nƣớc; nộp tiền tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng thƣơng mại); và ký quỹ trừ lùi tiền thuế đối với doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

Cả 3 phƣơng thức nộp tiền do ngƣời nộp thuế đang sử dụng và ký quỹ trừ lùi tiền thuế đối với doanh nghiệp chuyển phát nhanh đều có các ƣu điểm và hạn chế nhất định.

- Hình thức nộp tiền mặt nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan phù hợp và tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế có số lƣợng tiền phải nộp ít, làm thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính, thông quan nhanh chóng, nhƣng tạo áp lực cho cơ quan hải quan phải bố trí thêm nhân lực thu tiền và kiểm soát, trông coi, vận chuyển tiền nộp vào Kho bạc nhà nƣớc;

- Hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản nộp trực tiếp tại điểm thu của Kho bạc nhà nƣớc phù hợp và tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế có số lƣợng tiền phải nộp lớn, tập trung nhanh tiền vào ngân sách nhà nƣớc, nhƣng tạo áp lực cho cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc phải bố trí thêm nhân lực thu tiền và kiểm soát tiền mặt; Chƣa phù hợp với yêu cầu của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt; Thời gian chuyển thông tin nộp tiền tại các điểm thu chƣa kết nối trao đổi thông tin với Cổng thanh toán điện tử hải quan, thông tin thu sang cơ quan hải quan còn chậm, chƣa đáp ứng thời gian thông quan nhanh hàng hoá;

- Hình thức chuyển khoản tại các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là thực hiện nộp thuế điện tử tại các ngân hàng thƣơng mại đã phối hợp thu với Tổng cục Hải quan đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của Thủ tƣớng Chính phủ đề án thanh toán không

dùng tiền mặt, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng nhanh chóng, sử dụng chung một thông tin nộp tiền, trừ nợ cho ngƣời nộp thuế ngay sau khi cơ quan hải quan nhận đƣợc thông tin nộp tiền, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, đƣợc cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao...

Tuy nhiên, hình thức nộp tiền này cũng gặp không ít hạn chế cho ngƣời nộp thuế và ngân hàng thƣơng mại: (i) Một số thông tin ngƣời nộp thuế kê khai chƣa chính xác, chƣa phù hợp với thông tin trong cơ sở dữ liệu của hải quan, nên hệ thống không tự động kiểm tra, trừ nợ, thông quan hàng hoá; (ii) các ngân hàng chƣa triển khai đồng bộ internetbanking trong việc nộp tiền vào ngân sách nhà nƣớc nên không hỗ trợ đƣợc ngƣời nộp thuế nộp đƣợc mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phƣơng tiện, ảnh hƣởng tới thời gian thông quan hàng hoá.

- Ký quỹ trừ lùi với doanh nghiệp chuyển phát nhanh: chỉ áp dụng cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

Tóm lại, các phƣơng thức thu nộp thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu hiện tại đều chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu của nộp thuế điện tử là mọi lúc, mọi nơi, mọi phƣơng tiện, vẫn phụ thuộc vào hoạt động giao dịch trực tiếp với nhân viên hải quan, ngân hàng; Chƣa rút ngắn thời gian nộp thuế cho tất cả các giao dịch nộp tiền.

Do đó việc nâng cấp Cổng thanh toán điện tử - Phƣơng thức nộp tiền tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng thƣơng mại) hiện tại là cần thiết.

Theo phƣơng thức nộp tiền mới này thay vì doanh nghiệp (ngƣời nộp thuê) phải lập chứng từ nộp tiền tại các ngân hàng thƣơng mại và các ngân hàng phải tự tra cứu thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống của Hải quan nhƣ hiện nay thì doanh nghiệp sẽ trực tiếp kê khai và lập chứng từ nộp tiền trên hệ thống của cơ quan Hải quan tại Cổng thông tin điện tử hải quan. Theo đó, cơ quan Hải quan thay vì chờ thông tin hệ thống của ngân hàng sẽ trực tiếp tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp và chuyển thông tin nộp tiền của doanh nghiệp sang ngân hàng. Ngƣời nộp thuế lập bảng kê nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử Hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi phƣơng tiện có kết nối với internet và đƣợc ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế thành công ngay sau khi nhận đƣợc yêu cầu chuyển tiền nộp thuế và thực hiện thông quan ngay hàng hóa. Thông tin số thuế phải nộp đƣợc lấy từ hệ thống của Tổng cục Hải quan do đó đảm bảo chính

xác, kịp thời. Với quy trình này sẽ đảm bảo thông tin nộp thuế của ngƣời nộp thuế toàn vẹn, không lộ bí mật thông tin trong quá trình trao đổi trên hệ thống, đặc biệt sẽ khắc phục hạn chế về giới hạn trƣờng thông tin nộp tiền khi trao đổi một hoặc nhiều giấy nộp tiền thanh toán qua liên ngân hàng, khắc phục đƣợc hạn chế về thời gian giao dịch của các ngân hàng thƣơng mại.

Đối với cơ quan hải quan, hình thức nộp thuế mới này sẽ giúp tiết kiệm đƣợc nhân lực, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế. Đảm bảo trừ nợ chính xác các khoản nợ thuế kịp thời ngay sau khi doanh nghiệp nộp thuế, chấm dứt tình trạng cƣỡng chế nhầm doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế. Hạn chế tối đa phải điều chỉnh chứng từ nộp tiền còn sai sót thông tin. Điều này sẽ giúp tăng mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ quốc tế.

Bên cạnh những lợi ích đối với ngƣời nộp thuế và cơ quan hải quan thì hình thức thu thuế mới này cũng sẽ giúp các ngân hàng thƣơng mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan phát triển và nâng cao dịch vụ thanh toán cho khách hàng, thu hút thêm khách hàng tiềm năng, hạn chế sai sót thông tin cần phải tra soát của các chứng từ nộp tiền và giúp cho ngân hàng tiết kiệm đƣợc nhân lực khi khách hàng thực hiện chuyển từ thanh toán tại quầy sang thanh toán điện tử. Tuy nhiên, để thực hiện tham gia vào hình thức thu thuế mới này, đòi hỏi ngân hàng thƣơng mại phải có kí kết phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng theo các chuẩn dữ liệu Tổng cục Hải quan đã công bố cho các ngân hàng thƣơng mại, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan; Bên cạnh đó Ngân hàng thƣơng mại phải đƣợc ủy quyền từ ngƣời nộp thuế, tự động trích nợ tài khoản ngay sau khi có thông tin yêu cầu trích nợ từ Cổng thanh toán điện tử hải quan gửi sang.

Kết luận chƣơng 4

Ngành Hải quan là một trong số các đơn vị đi đầu trong áp dụng CNTT vào công tác quản lý. Việc áp dụng CNTT trong quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã đem lại hiệu quả lớn cho cả cơ quan Hải quan cũng nhƣ doanh nghiệp (ngƣời nộp thuế). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã đƣợc xây dựng và phân tích ở đây bao gồm nâng cấp hệ thống CNTT, tập trung hóa các hệ thống và tích hợp trao đổi thông tin giữa các hệ thống CNTT, đổi mới phƣơng thức thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời nộp thuế nâng cao khả năng quản trị của cơ quan Hải quan. Theo đó ngƣời nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phƣơng tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt; đảm bảo thông tin nộp tiền đƣợc thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp xuống bằng mức trung bình của nhóm nƣớc ASEAN-4 theo chỉ đạo của Chính phủ.

KẾT LUẬN Kết luận:

Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày một lớn mạnh, đa dạng, hàng năm đóng góp nhiều số thu nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc. Cải tiến quy trình thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo phƣơng thức điện tử là một trong những kết quả đáng ghi nhận về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan.

Để có thể triển khai thành công mô hình thanh toán điện tử trong thủ tục hải quan điện tử thì trƣớc tiên, Hải quan Việt Nam cần phải xây dựng đƣợc một mô hình thanh toán điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất cũng nhƣ trình độ phát triển của Việt Nam. Cùng với đó, giữa Hải quan và các bên có liên quan nhƣ các cơ quan Chính phủ khác, các doanh nghiệp, các ngân hàng thƣơng mại cũng cần phải có sự phối hợp đồng bộ để thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm giải quyết những hạn chế còn đang tồn tại, phát huy các điều kiện thuận lợi hiện có, góp phần triển khai thành công mô hình này tại Việt Nam.

Luận văn đã đề cập tới vấn đề cấp bách này. Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn công tác quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu, luận văn đã nêu ra đƣợc những vấn đề tồn tại trong quy trình quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Luận văn đã đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu bằng phƣơng thức điện tử: Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để ứng dụng phục vụ công tác quản lý thu thuế; tập trung hóa các hệ thống và tích hợp trao đổi thông tin giữa các hệ thống; nâng cấp hệ thống cổng thanh toán điện tử (phƣơng thức nộp tiền qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại).

Khuyến nghị:

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản phí và lệ phí, các doanh nghiệp còn phải thực hiện nhiều nghĩa vụ tài chính khác, không chỉ với cơ quan Hải quan mà còn với các Bộ Ngành (chẳng hạn lệ phí cấp CO, phí kiểm tra chuyên ngành…). Trên cơ sở thành công trong triển khai Cổng thanh toán điện tử, cơ quan Hải quan hoàn toàn có

thể mở rộng chức năng của Cổng thanh toán điện tử – kết nối các bộ ngành và các ngân hàng thƣơng mại, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho tất cả các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Cơ quan Hải quan đặc biệt là Bộ Tài chính cần kiến nghị Chính phủ thiết lập các cơ chế chính sách khuyến khích các Ngân hàng thƣơng mại tích cực tham gia vào quá trình thanh toán điện tử các khoản thu nộp Ngân sách Nhà nƣớc nhƣ: thanh toán phí và lệ phí cho các ngành tham gia Cơ chế một cửa quốc gia (NSW).

Với điều kiện hạ tầng viễn thông ngày càng đƣợc nâng cao, mô hình xử lý tập trung càng tỏ rõ các ƣu thế. Việc tập trung hóa các hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan cần đƣợc tiếp tục triển khai, mở rộng.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn nhiều hạn chế trong kiến thức, thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm nghiên cứu nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích, đánh giá và đƣa ra các giải pháp. Em mong nhận đƣợc những ý kiến bổ sung, đóng góp, hƣớng dẫn thêm từ thầy cô để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Mai Thị Vân Anh, 2015. Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Học

viện Tài chính.

2. Nguyễn Công Bình, 2009. Thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa

xuất nhập khẩu qua ngân hàng ở Việt Nam bằng phương thức điện tử. Công trình

nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc.

3. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua KBNN. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/ 2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu NSNN giữa KBNN-Tổng cục Thuế-Tổng cục Hải quan và các NHTM. Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, 2015. Thông tư 184/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2011. Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020". Hà Nội.

8. Chính phủ, 2016. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2009. Giáo trình Thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

10. Ngân Hàng thế giới, 2005. Dự án hỗ trợ kỹ thuật hiện đại hoá Hải quan. 11. Ngân Hàng thế giới, 2006. Sổ tay hiện đại hóa Hải quan.

12. Lỗ Thị Nhụ, 2013. Nâng cao năng lực quản lý thu ngân sách đối với hàng hóa XNK của Tổng cục Hải quan phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa. Đề tài

01-2013, Hà Nội: Tổng cục Hải quan.

13. Hoàng Phê và các cộng sự, 2013. Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

14.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014. Hà Nội.

15.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2016. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016. Hà Nội.

16.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2016. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế” số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016. Hà Nội.

17.Tổng cục Hải quan, 2009. Yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật: Xây dựng Cổng trao đổi thông tin giữa Hải quan và Ngân hàng thương mại về các khoản thu thuế, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hà Nội.

18.Tổng cục Hải quan, 2011. Trao đổi thông tin về các khoản thu thuế xuất nhập khẩu giữa Hải quan và ngân hàng thương mại. Hà Nội.

19.Tổng cục Hải quan, 2015. Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2015 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội.

20.Trần Thu Trang, 2012. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội.

Tiếng Anh

21. Adam Smith, 1776. An Inquiry into the Nature and Causes of The Wealth of

Nations. The University of Chicago Press, edition edition published 1976

22. Haronori Asakura, 2003. World history of the Customs and Tariffs

23.The United Nations Network of Experts for Paperless Trade in Asia Pacific (UNNExT), 2010. Towards a Single Window Trading Enviroment - Best Practice in Single Window Implementation: Case of Singapore’s TradeNet.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)