CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.1. Tổng quan về tình hình công tác quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
tại Tổng cục Hải quan
3.1.1. Giới thiệu khái quát về tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan
3.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Tổng cục Hải Quan
- Ngày thành lập: 10/09/1945, theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bộ trƣởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”.
- Ngày 29/05/1946, theo sắc lệnh số 75- SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở thuế quan và thuế gián thu đƣợc đổi thành Nha thuế quan và thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.
- Ngày 04/07/1951, Bộ trƣởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị định số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuế gián thu đƣợc đổi thành Cơ quan thuế XNK. Ngày 14/12/1954 Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Phan Anh ký Nghị định số 136- BTC/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan để thay thế cơ quan thuế XNK thuộc Bộ Công Thƣơng.
- Ngày 17/12/1962, để thực hiện điều lệ Hải quan (ban hành ngày 27/2/1960) Thứ trƣởng Bộ Ngoại thƣơng Lý Ban ký Quyết định số 490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan. Lúc này Cục Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thƣơng.
- Ngày 25/04/1984, thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/08/1984 Hội đồng Nhà nƣớc phê chuẩn thành lập Tổng cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng Tố Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ.
- Ngày 04/09/2002,theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Với đặc thù là ngƣời “gác cửa nền kinh tế đất nƣớc” ngành Hải quan đƣợc tổ chức hiện theo quy định tại Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/1/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ quy đ ịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Cục Quản lý rủi ro
BỘ MÁY GIÚP VIỆC CÁC CỤC HQ ĐỊA PHƢƠNG
Cục Giám sát và Quản lý Cục thuế xuất nhập khẩu Vụ pháp chế Vụ Hợp tác Quốc tế Cục CNTT & Thống kê Hải quan
Vụ Tổ chức Cán bộ Cục Tài vụ - quản trị Văn phòng Tổng cục Cục Điều tra chống buôn lậu Vụ Thanh tra Kiểm tra Cục Kiểm tra sau
thông quan
Viện Nghiên cứu Hải quan Trƣờng Hải quan Việt Nam
Báo Hải quan
Cục Hải quan địa phƣơng
Chi Cục Hải quan
Đội kiểm soát Hải quan BỘ TÀI CHÍNH
3.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với việc thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Chức năng: Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.
- Nhiệm vụ:
+ Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, dự thảo Nghị định của Chính phủ, dự thảo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về hải quan;
+ Dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc;
+ Dự thảo Thông tƣ và các văn bản khác về hải quan trình cấp có thẩm quyền. Ban hành văn bản hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan;
+ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về các chủ trƣơng, biện pháp quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3.1.2. Tình hình công tác quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan trong những năm gần đây cục Hải quan trong những năm gần đây
Sự phát triển của hoạt động XNK trong những năm gần đây có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta.
Số thu nộp NSNN giai đoạn 2010-2016 của ngành Hải quan chi tiết theo từng sắc thuế đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1 Số thu, nộp NSNN giai đoạn 2010-2016 của ngành Hải quan
Năm THUẾ XK THUẾ NK THUẾ GTGT THUẾ TTĐB THUẾ BVMT THU KHÁC TỔNG SỐ 2010 12.715 50.497 107.173 10.856 248 181.489 2011 21.776 43.627 135.356 15.777 249 216.785 2012 16.972 43.094 125.817 11.039 175 382 197.480 2013 12.206 54.243 142.614 11.743 188 438 221.433 2014 12.089 67.802 157.335 15.394 283 391 253.293 2015 6.836 73.457 162.440 18.420 600 557 262.310 2016 6.243 67.892 175.065 21.858 698 483 272.239
(Nguồn: Cục Thuế XNK - Tổng cục Hải quan)
Ngành Hải quan đƣợc giao nhiệm vụ thu NSNN bao gồm các sắc thuế chính là: - Thuế xuất khẩu
- Thuế nhập khẩu
- Thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu - Thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu - Thuế bảo vệ môi trƣờng ở khâu XNK
Ngoài ra còn các loại thuế nhập khẩu bổ sung:
- Thuế tự vệ
- Thuế chống bán phá giá.
- Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu
Số thu của ngành Hải quan hiện chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu ngân sách quốc gia của Việt Nam, thời điểm cao chiếm trên 25% và hiện nay đang giảm dần nhƣng vẫn chiếm khoảng 20% tổng số thu NSNN. Vì vậy, luôn đƣợc Chính phủ quan tâm chú ý. Bất kỳ khoản thặng dƣ hay thất thu nào đƣợc ghi nhận trong thu ngân sách ngành Hải quan đều ảnh hƣởng lớn tới kế hoạch ngân sách của đất nƣớc. Do đó, trong những năm gần đây Tổng cục Hải quan đã liên tục chịu áp lực phải giải trình, đặc biệt là dự báo khoản thất thu trong thu ngân sách.
Trong 5 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2012 - 2013 đƣợc đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nƣớc công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nƣớc lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong nƣớc, kinh tế tăng trƣởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trƣờng sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Trong điều kiện đó, cân đối NS khó khăn, bội chi thƣờng xuyên cao hơn kế hoạch, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:
Năm 2015, 2016 kinh tế-xã hội trên đà phục hồi, có nhiều chuyển biến tích cực, tạo thế và lực mới để tăng trƣởng cao hơn trong năm tới. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, tỷ trọng thuế XK, thuế NK có xu hƣớng giảm dần do việc hạn chế XK và tăng sử dụng tài nguyên khoáng sản trong nƣớc nhƣ dầu thô, than đá, do việc cắt
yếu tố biến động nhiều nhất trong các sắc thuế để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế nhƣ WTO, các Hiệp định FTAs.
Các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của ngành Hải quan, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu sau: Xăng dầu nhập khẩu, máy móc thiết bị, ô tô nguyên chiếc và linh kiện, sắt thép…
Bảng 3.2. Tổng số thuế phải thu của một số mặt hàng chính trong tổng thu
ĐVT: Tỷ đồng
STT Tên hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng khác 24.054 28.600 33.052 39.513 44.214 2 Ô tô nguyên chiếc các
loại 7.961 10.168 20.270 32.304 36.843 3 Xăng dầu các loại 27.730 33.678 36.610 31.840 22.403 4 Linh kiện, phụ tùng ô tô 5.573 6.789 8.263 13.603 16.667 5 Sắt thép các loại 10.129 12.563 12.981 15.181 16.281 6 Máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện 5.508 6.069 5.219 8.172 11.256 7 Chất dẻo nguyên liệu 6.440 7.947 9.068 9.211 9.715 8 Hàng điện gia dụng và
linh kiện 2.894 3.807 3.081 5.843 7.820 9 Sản phẩm hóa chất 4.293 4.891 5.171 5.974 7.189 10 Kim loại thƣờng khác 4.014 4.342 4.826 5.389 5.676
(Nguồn: Cục CNTT & Thống kê hải quan - Tổng cục Hải quan)
3.1.3. Những kết quả đạt được
3.1.3.1.Về xây dựng cơ sở pháp luật
Ngày 29/11/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007, đã đƣợc sửa đổi các năm 2012, 2016, quy định về việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nƣớc do cơ quan thuế và cơ quan hải quan quản lý thu theo quy định
lợi cho việc kê khai và tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc dễ dàng và góp phần giúp cho cơ quan Hải quan trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về Hải quan.
Để thực hiện Luật quản lý thuế Tổng cu ̣c Hải quan đã câ ̣p nhâ ̣t và thƣ̣c hiê ̣n theo các Nghị quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan. Trên cơ sở các Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện do Bộ Tài chính ban hành, cơ quan Tổng cục Hải quan đã ban hành các hàng loạt các Quyết định về các quy trình nghiệp vụ.
Với các quy định mang tính pháp lý về quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng hoàn thiện và nâng cao về chất lƣợng đã làm giảm tối đa sự mâu thuẫn, chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất pháp luật thuế, hạn chế và ngăn ngừa hành vi vi phạm quy định về thu nộp thuế. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý thu thuế và nộp thuế đƣợc quy định đầy đủ, rõ ràng hơn.
3.1.3.2.Về tổ chức thực hiện
Về phương thức quản lý trong thời đại công nghệ thông tin:
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý thuế, tăng cƣờng trang thiết bị, công nghệ, hiện đại hóa, cơ cấu, sắp xếp lại nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của cán bộ hải quan, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế;
- Triển khai áp dụng chính thức thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia từ tháng 4/2014;
- Triển khai áp dụng chính thức một số hệ thống vệ tinh hỗ trợ triển khai VNACCS/VCIS nhƣ:
+ Hệ thống Ecustoms V5; + Hệ thống kế toán thuế XNK; + Hệ thống Giá tính thuế;
Việc thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Triển khai thỏa thuận hợp tác phối hợp thu song phƣơng với các Ngân hàng thƣơng mại, tăng tốc độ truyền thông tin giữa cơ quan Hải quan - Kho bạc nhà nƣớc;
- Cơ quan Hải quan đƣợc hạch toán thanh khoản nợ thuế và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ về thuế ngay sau khi cơ quan hải quan nhận đƣợc thông tin thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nƣớc 15 phút/1 lần (đã gắn chữ ký số để đảm bảo tính vẹn toàn của dữ liệu) chuyển thông tin trên cổng thanh toán điện tử hải quan.
Về công tác quản lý và thu nợ thuế: Đã có chuyển biến khá tích cực, các khoản nợ đƣợc phân loại, theo dõi quản lý, đôn đốc thu nộp; từng bƣớc giảm thiểu và hạn chế phát sinh nợ mới, số nợ đọng về thuế giảm nhiều so với trƣớc, tỷ trọng nợ/tổng số thu năm sau giảm so với năm trƣớc.
Bảng 3.3 Thống kê số nợ thuế đối với hàng hóa XNK 2010 - 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Năm ngân sách Tổng thu Số nợ thuế chuyên thu Tỷ trọng nợ so với số thu 1 2 3 4 5=4/3 1 2010 181. 488 4.298 2.36% 2 2011 217.012 4.883 2.25% 3 2012 197.480 5.812 2.94% 4 2013 221.433 6.411 2,89 % 5 2014 253.728 4.965 1,96% 6 2015 262.310 4.477 1,71% 7 2016 272.239 5.593 2,05%
(Nguồn: Cục Thuế XNK -Tổng cục Hải quan) Về xuất xứ hàng hóa:
- Đã xây dựng đƣợc đội ngũ chuyên trách về xuất xứ hàng hóa;
- Cán bộ công chức Hải quan đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và nhiệm vụ về kiểm tra và xác định đúng xuất xứ hàng hóa, đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế trong nƣớc, thu đúng, thu đủ thuế, đảm bảo nguồn thu
NSNN, bảo vệ lợi ích cộng đồng, ngăn chặn gian lận thƣơng mại và chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.
Về công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu: Các đơn vị Hải quan đã triển
khai thực hiện tƣơng đối tốt công tác quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩuvào khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật. Việc phối hợp với Ban Quản lý các Khu và các cơ quan liên quan (Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu (CBL), gian lận thƣơng mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa ngày càng đƣợc tăng cƣờng, chú trọng.
Về công tác tuyên truyền chính sách mới ban hành: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế đƣợc chú trọng hơn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; nhận thức của ngƣời dân về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, nhà nƣớc đƣợc nâng lên. Ngƣời nộp thuế có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc.
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Đƣợc thực hiện quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác thanh, kiểm tra thuế đã đạt đƣợc kết quả khá toàn diện và có những chuyển biến tích cực. Việc theo dõi số thu sau thanh tra, kiểm tra đƣợc chú trọng và thực hiện có hiệu quả hơn những năm trƣớc.
Về công tác điều tra chống buôn lậu: Hạn chế thất thu ngân sách ngày càng đƣợc
quan tâm, nhận thức về tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi. Đã đánh giá đƣợc các hiện tƣợng nổi cộm, phƣơng thức thủ đoạn tinh vi, địa bàn tuyến đƣờng trọng điểm, hàng hóa nhạy cảm, xu hƣớng, đặc điểm của hoạt động buôn lậu để có giải pháp kế hoạch xử lý phù hợp.