Phân biệt phát triển với bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (Trang 25 - 26)

Bồi dƣỡng, giáo dục, đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và phát triển bền vững của tổ chức và thực hiện thắng lợi mục tiêu của tổ chức. Do đó, công tác bồi dƣỡng, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện một cách có tổ chức, khoa học và lập kế hoạch cụ thể.

“Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong

tương lai” (Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm, 2013, Tr.153).

“Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của

người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn” (Nguyễn

Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm, 2013, Tr.153).

“Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa

trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức” (Nguyễn Ngọc Quân và

ThS. Nguyễn Vân Điềm, 2013, Tr.154).

Nhƣ vậy, phát triển nguồn nhân lực bao hàm nội dung ý nghĩa của giáo dục và bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên để phát triển nguồn nhân lực thì công cụ sử dụng lại là hoạt động giáo dục và bồi dƣỡng, đào tạo.

Vì vậy, có thể phân biệt hoạt động phát triển nguồn nhân lực với các hoạt động bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực nhƣ sau:

Bảng 1.1. So sánh giữa phát triển với đào tạo nguồn nhân lực

(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)