Đánh giá thực hiện phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (Trang 82 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh

3.2.3. Đánh giá thực hiện phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua chƣơng trình đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho CBCC và chính sách tạo động lực làm việc để nâng cao thể chất và tinh thần cho CBCC:

3.2.3.1. Thực hiện phát triển nguồn nhân lực thông qua chương trình đào tạo

Để nâng cao trình độ, kỹ năng cho CBCC thì cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức nâng cao trình độ nhận thức về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc phù hợp từng đối tƣợng CBCC, đồng thời tăng cƣờng bồi dƣỡng các kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế bao gồm các kỹ năng sau đây:

Kỹ năng tin học: Việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ thông tin vào quản lý thuế tạo cuộc cách mạng trong công cuộc cải cách hành chính, CBCC sử dụng thành thạo máy vi tính, hiểu rõ các ứng dụng phần mềm quản lý thuế giúp cho việc nhập dữ liệu, khai thác dữ liệu chính xác, nhanh chóng phục vụ kịp thời công tác điều hành và quản lý thuế. Kể từ năm 1997 tái lập tỉnh Hƣng Yên, Cục Thuế tỉnh Hƣng Yên mới đƣợc thành lập, công tác quản lý thuế khá đơn giản bằng phƣơng pháp thủ công, kẻ bảng viết tay ghi chép trên sổ sách nên việc điều chỉnh sai sót mất rất nhiều thời gian, công sức; năm

1999 sử dụng máy vi tính chủ yếu bằng ứng dụng Exel để tổng hợp dữ liệu kê khai và số tiền thuế; đến năm 2006 công tác quản lý thuế thuận lợi khi áp dụng hệ thống các phần mềm trong công tác quản lý thuế nhƣ TINC quản lý thông tin của ngƣời nộp thuế; QLT quản lý số liệu số thuế kê khai, số nộp, số nợ đọng, hoàn thuế; QTT quản lý tình trạng ngƣời ngƣời nộp thuế…; đến năm 2014 tất cả những ứng dụng rời rạc đó của ngành thuế đƣợc tích hợp trên phần mềm TMS – quản lý thuế tập trung tạo ra một kênh thông tin tổng hợp phục vụ tốt nhất công tác quản lý thuế, giảm độ trễ báo cáo giữa các cấp quản lý. Tuy nhiên mỗi giai đoạn áp dụng chƣơng trình phần mềm quản lý thì công tác đào tạo, bồi dƣỡng tin học luôn đƣợc quan tâm, chú trọng để CBCC mới vào ngành sử dụng thành thạo các ứng dụng phần mềm trong công việc, CBCC có thâm niên lâu năm có thể nâng cao xử lý các tình huống phức tạp do chính sách thuế thay đổi và sử dụng ứng dụng mới trong quản lý thuế giúp giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác.

Các kỹ năng nghiệp vụ: bao gồm kỹ năng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế, kỹ năng quản lý nợ và cƣỡng chế nợ; kỹ năng thực hành phân tích rủi ro và thanh tra…đƣợc bồi dƣỡng cho CBCC ở các bộ phận chức năng có thể xử lý tốt nghiệp vụ hay tình huống liên quan chức năng, nhiệm vụ công tác của từng bộ phận. Các kỹ năng quản lý: tập trung chủ yếu nhóm công chức lãnh đạo cấp đội thuộc Chi cục Thuế trở lên giúp lãnh đạo các cấp thực hiện tốt vai trò của ngƣời quản lý cấp trung, cấp cao. Đối với lãnh đạo cấp cao tập trung đào tạo các kỹ năng quản lý chiến lƣợc. Đối với lãnh đạo cấp trung giúp họ có đƣợc kỹ năng quản lý tác nghiệp, sắp xếp và phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

Ngoài ra, tổ chức các lớp tập huấn cập nhật chính sách mới về pháp luật thuế, quy trình nghiệp vụ mới…giúp CBCC hiểu và vận dụng đúng, thống nhất chính sách thuế trong thực thi nhiệm vụ công tác thuế.

Bảng 3.11: Số lƣợt CBCC hoàn thành đào tạo (2011-2014)

(Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế năm 2011-2014, Cục Thuế Hưng Yên)

Chƣơng trình đào tạo Giai đoạn 2011 -2014

Tổng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Trình độ chuyên môn Tiến sĩ Thạc sĩ 2 2 3 14 21 Cử nhân 3 11 4 18 Lý luận chính trị Cử nhân Cao cấp 2 2 Trung cấp Quản lý nhà nước Chuyên viên Chuyên viên chính 28 28

Chuyên viên cao cấp 1 1

Kỹ năng

Tin học 26 32 37 58 153

Bồi dƣỡng quy hoạch lãnh đạo 1 19 20

Bồi dƣỡng CC mới 32 5 16 53

Bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ quản lý thuế

323 478 559 632 1992

Qua bảng 3.11 cho thấy CBCC tại Cục Thuế tỉnh đào tạo cao nhất là ở trình độ thạc sĩ chƣa có tiến sĩ, tính đến 31/12/2014 mới chỉ có 21 lƣợt tham gia đào tạo thạc sĩ. Cục Thuế chƣa quan tâm đào tạo dài hạn mà chủ yếu tập trung đào tạo kỹ năng, trong đó phải kể đến kỹ năng nghiệp vụ quản lý thuế có lƣợt đào tạo lớn. Nguyên nhân xuất phát từ công tác lập kế hoạch đào tạo có thể thấy rõ tại bảng 3.9 đã thể hiện rõ mục tiêu đào tạo hƣớng đến đào tạo kỹ năng hơn đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nƣớc.

*Chất lƣợng các hình thức đào tạo:

Trong giai đoạn 2010 -2014, cán bộ công chức thuế đƣợc cơ quan tạo điều kiện tham gia đào tạo dƣới các hình thức sau:

Đào tạo dài hạn: CBCC đƣợc cơ quan tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo dài hạn bên ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn bao gồm đào tạo cử nhân, đào tạo thạc sĩ. Đối tƣợng tham gia các lớp cử nhân là CBCC có trình độ cao đẳng, trung cấp; còn đối tƣợng tham gia các khóa đào tạo thạc sĩ chủ yếu bộ phận CBCC mới vào ngành và một bộ phận CBCC giữ vị trí lãnh đạo cấp phòng và cấp chi cục. Hình thức đào tạo này thƣờng kéo dài từ 2 đến 3 năm, đƣợc tổ chức vào ngoài giờ hành chính hoặc hai ngày nghỉ cuối tuần. CBCC đều tích cực học tập và hoàn thành khóa học đúng hạn. Đây là hình thức đào tạo đƣợc phần lớn CBCC tham gia đánh giá cao bởi chất lƣợng CBCC nâng lên rõ rệt cả về kiến thức và tƣ duy, thể hiện qua kết quả khảo sát sau:

Bảng 3.12: Đánh giá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn Điểm bình quân Số ngƣời trả lời Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Đối tƣợng cử đi đào tạo là

phù hợp.

4,66 42 9 5

Nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm việc.

4,25 28 15 12 1

Thời gian đào tạo dài ảnh hƣởng đến công việc.

4,01 27 12 9 7 1

Chính sách hỗ trợ của cơ quan cử cán bộ tham gia đào tạo.

3,35 9 18 15 12 2

Kiến thức, kỹ năng đƣợc đào tạo giúp ích cho công việc hiện tại và tƣơng lai.

4,14 26 19 6 3 2

Kết quả học tập phản ánh trung thực kiến thức của học viên.

4,28 23 27 5 1

Qua bảng 3.12 cho thấy đối tƣợng cử đi đào tạo là phù hợp đạt điểm trung bình 4,66. Kết quả phản ánh việc phân loại đối tƣợng theo vị trí công việc, từng bộ phận để giao kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ là hiệu quả, đã thúc đẩy các CBCC thuế có trình độ đại học tích cực theo học các khóa cao học tập trung, bán tập trung tại các trƣờng Đại học; còn CBCC thuế có trình độ cao đẳng, trung cấp tích cực tham gia các khóa liên thông đại học để đáp ứng đòi hỏi công việc ngày càng cao. Nội dung đào tạo đƣợc CBCC thuế đánh giá cao đạt mức điểm trung bình 4,25 cho thấy nội dung đào tạo ngày càng phong phú đã giúp CBCC cập nhật hệ thống lý thuyết mới giúp họ thay đổi tƣ duy trong công việc. Kiến thức, kỹ năng thu thập thực sự giúp ích cho công việc hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai phản ánh mức điểm trung bình 4,14. Tuy nhiên, thời gian đào tạo dài nên ảnh hƣởng đến công việc của phần lớn CBCC, nhất là CBCC công tác tại các bộ phận thanh tra, kiểm tra vì tính chất công việc phải thƣờng xuyên đi công tác, áp lực hoàn thành nhiệm vụ đúng quy định. Chính vì thế, hầu hết CBCC ở các bộ phận này nhận định việc tham gia các khóa đào tạo dài hạn gặp nhiều khó khăn hơn các bộ phận khác.

Đào tạo trung hạn: là những khóa bồi dƣỡng có thời gian một vài tháng và dƣới 2 năm, chủ yếu là các khóa bồi dƣỡng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, ngạch công chức nhƣ khóa bồi dƣỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc. Các chƣơng trình đào tạo lý luận chính trị giúp CBCC thuế nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc để vận dụng vào công việc thực tế theo đúng định hƣớng chính trị của Đảng và Nhà nƣớc. Các chƣơng trình đào tạo quản lý nhà nƣớc thích hợp cho từng đối tƣợng công chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ nhất, kết quả điều tra đánh giá chất lƣợng đào tạo Quản lý nhà nƣớc:

Bảng 3.13: Đánh giá chất lƣợng đào tạo Quản lý nhà nƣớc Quản lý Nhà nƣớc Điểm bình quân Số ngƣời trả lời Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Đối tƣợng đào tạo đƣợc lựa

chọn là phù hợp.

4,34 75 53 23

Nội dung học tập phù hợp yêu cầu công việc.

4,00 35 81 35

Phƣơng pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả.

4,21 45 93 13

Tài liệu cung cấp cho học viên nghiên cứu trƣớc khi đào tạo.

4,69 105 46

Thời gian đào tạo phù hợp. 4,46 93 35 23 Công tác tổ chức đào tạo

chuyên nghiệp.

3,92 47 57 35 12

Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đƣợc trang bị đầy đủ.

3,72 45 38 49 19

Trả lời vƣớng mắc học viên thỏa đáng.

3,75 37 55 41 16 2

Đánh giá chƣơng trình đào tạo khách quan.

3,56 32 46 54 12 7

Kết quả học tập phản ánh trung thực kiến thức của học viên.

3,85 48 39 57 7

(Tác giả tự điều tra, tổng hợp)

Qua bảng 3.13 cho thấy cơ quan đã chú trọng đến công tác đào tạo chƣơng trình quản lý nhà nƣớc cho công chức. Đây là kiến thức rất quan trọng

trong thi hành công vụ trang bị công chức kỹ năng quản lý hành chính, kiến thức kinh tế thị trƣờng và vai trò quản lý của Nhà nƣớc. Các học viên đã tham gia lớp học quản lý nhà nƣớc đánh giá cao nhất tài liệu cung cấp cho học viên trƣớc khi đào tạo (4,69 điểm) bởi nó đã giúp học viên khi tham gia đào tạo nắm bắt kiến thức liên hệ thực tế nhanh chóng và thích thú khi học tập.

Thứ hai, kết quả điều tra đánh giá chất lƣợng đào tạo lý luận chính trị:

Bảng 3.14: Đánh giá chất lƣợng đào tạo lý luận chính trị

Lý luận chính trị Điểm bình quân Số ngƣời trả lời Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Đối tƣợng đào tạo đƣợc lựa chọn

là phù hợp.

4,27 5 4 2

Nội dung học tập phù hợp yêu cầu công việc.

4,09 4 4 3

Phƣơng pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả.

4,18 5 3 3

Tài liệu cung cấp cho học viên nghiên cứu trƣớc khi đào tạo.

4,00 4 3 4

Thời gian đào tạo phù hợp. 4,36 6 3 2 Công tác tổ chức đào tạo chuyên nghiệp. 4,63 7 4

Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đƣợc trang bị đầy đủ.

4,27 6 2 3

Trả lời vƣớng mắc học viên thỏa đáng. 4,27 5 4 2 Đánh giá chƣơng trình đào tạo

khách quan.

4,81 9 2

Kết quả học tập phản ánh trung thực kiến thức của học viên.

5,00 11

Qua bảng 3.14 cho thấy chỉ có 11 ngƣời tham gia trả lời Phiếu câu hỏi khảo sát cho chƣơng trình đạo tạo này nhƣng đều cho kết quả đánh giá cao về ý thức học tập của học viên tham gia, kết quả học tập phản ánh trung thực kiến thức của học viên (5 điểm), các yếu tố khác cũng đánh giá điểm số khá cao, trong đó điểm thấp nhất (4 điểm) đối với yếu tố liên quan tài liệu cung cấp trƣớc khi đào tạo. Họ cho rằng tài liệu cung cấp chỉ là đề cƣơng chƣơng trình học, các tài liệu liên quan giáo trình phải tự kiếm tìm trong quá trình học tập nên khó chuẩn bị đầy đủ trƣớc khi tham gia đào tạo.

Đào tạo ngắn hạn: là các lớp bồi dƣỡng cập nhập kiến thức kinh tế, tài chính, chính sách, kỹ năng mới có thời gian một vài ngày hoặc một vài tuần. Các chƣơng trình bồi dƣỡng cập nhật kiến thức chủ yếu đƣợc tổ chức các lớp trong ngành thuế, trong cơ quan công tác nhằm hƣớng dẫn nghiệp vụ, chính sách, kỹ năng xử lý tình huống, giải thích những vƣớng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ. Đây là nội dung rất quan trọng bởi vì giai đoạn 2010 – 2014, chính sách thuế có nhiều biến động, liên tục sửa đổi, bổ sung, chính sách cũ vừa mới tập huấn, áp dụng chƣa đƣợc bao lâu thì chính sách mới đã thay thế, sửa đổi khiến cho CBCC thuế chƣa kịp hiểu chính sách cũ đã phải cập nhật chính sách mới nên vận dụng còn lúng túng, bị động. Chính vì vậy, các chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức thuế mới, kỹ năng làm việc đã tổ chức kịp thời; Cục Thuế chú trọng lựa chọn giảng viên có kinh nghiệm trong công tác thuế, đặc biệt là giảng viên kiêm chức trong ngành thuế là ngƣời trực tiếp tham gia sửa đổi chính sách, có kinh nghiệm thực tế để giảng dạy. Điều này đã có ý nghĩa quan trọng giải thích chính xác nội hàm những thay đổi các quy định, nghiệp vụ thuế giúp CBCC hiểu đúng chính sách, thống nhất quan điểm trong xử lý tình huống, nghiệp vụ giải quyết kịp thời các công việc quản lý thuế, tuyên truyền và hƣớng dẫn NNT thực hiện đúng quy định.

Thứ ba, đánh giá chất lƣợng đào tạo kỹ năng nghiệp quản lý thuế, kỹ năng lãnh đạo, tin học:

Bảng 3.15: Đánh giá chất lƣợng đào tạo kỹ năng, tập huấn chính sách

Đào tạo kỹ năng

Điểm bình quân Số ngƣời trả lời Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Đối tƣợng đào tạo đƣợc lựa

chọn là phù hợp.

3,87 75 35 27 23 8

Nội dung học tập phù hợp yêu cầu công việc.

4,36 105 26 32 3 2

Phƣơng pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả.

3,91 65 52 27 19 5

Tài liệu cung cấp cho học viên nghiên cứu trƣớc khi đào tạo.

3,37 38 47 42 22 19

Thời gian đào tạo phù hợp. 3,25 27 58 26 44 13 Công tác tổ chức đào tạo

chuyên nghiệp.

4,20 92 31 32 13

Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đƣợc trang bị đầy đủ.

4,46 77 91

Trả lời vƣớng mắc học viên thỏa đáng.

3,10 33 41 25 48 21

Đánh giá chƣơng trình đào tạo khách quan

2,35 15 11 28 78 36

Kết quả học tập phản ánh trung thực kiến thức của học viên.

4,24 86 55 14 7 6

Qua bảng 3.15 cho thấy Cục Thuế luôn quan tâm tạo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nhƣ máy chiếu, ánh sáng, phòng điều hòa, nƣớc uống…để các học viên đƣợc hỗ trợ điều kiện tốt nhất khi tham gia học tập. Đây là yếu tố đƣợc đánh giá cho điểm cao nhất (4,46 điểm), học viên tham gia đào tạo cảm thấy hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Tuy nhiên, kết quả đánh giá chƣơng trình đào tạo chƣa khách quan, chƣa thực hiện đánh giá bằng Phiếu khảo sát hay Phiếu đánh giá chƣơng trình đào tạo khi kết thúc khóa đào tạo để rút kinh nghiệm cho khóa đào tạo lần sau. Vì vậy yếu tố đánh giá chƣơng trình đào tạo khách quan chỉ đạt (2,35 điểm).

3.2.3.2. Đánh giá công tác tạo động lực lao động

Thứ nhất, kinh phí chi hỗ trợ cán bộ công chức.

Cơ cấu tổ chức Hệ thống thuế Việt Nam đƣợc tổ chức theo ngành dọc từ Trung ƣơng đến tỉnh, huyện, vì vậy nguồn kinh phí thực hiện hoạt động quản lý thuế đƣợc cấp từ cơ quan Trung ƣơng là Bộ Tài chính. Hàng năm, bộ phận tài vụ căn cứ nhu cầu chi thƣờng xuyên, chi đào tạo, chi đầu tƣ của cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)