Tăng cường công tác luân phiên công việc, luân chuyển cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (Trang 118 - 119)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. Tăng cường công tác luân phiên công việc, luân chuyển cán bộ

cơ cấu lại nguồn nhân lực theo xu hướng ổn định hoặc giảm bộ phận gián tiếp, tăng cường các bộ phận trực tiếp

Tổng cục Thuế cần chỉ đạo sát sao, giao kế hoạch luân phiên, luân chuyển đối với các Cục Thuế, yêu cầu Cục Thuế báo cáo kết quả luân phiên, luân chuyển đúng quy định. Gắn trách nhiệm của ngƣời đứng đầu với kết quả thực hiện khi đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ.

Luân phiên, luân chuyển phải khách quan, công tâm, vì việc tìm ngƣời, đảm bảo theo đúng quy chế của ngành hƣớng đến xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả theo định hƣớng của ngành thuế đang đặt ra.

Để thực hiện tốt công tác luân phiên, luân chuyển thì phòng tổ chức cần rà soát trình độ chuyên môn của công chức, thời gian công tác tại vị trí việc làm hiện tại, thăm dò ý kiến đánh giá của lãnh đạo trực tiếp quản lý về năng lực, tác phong làm việc, sở trƣờng và sở đoản, thái độ làm việc để đề xuất luân chuyển đúng ngƣời đúng việc. Ngoài ra, phòng tổ chức xem xét, cân nhắc những đề xuất của lãnh đạo quản lý trực tiếp công chức về việc luân chuyển cán bộ tới các bộ phận khác; xem xét mong muốn đƣợc luân chuyển của công chức làm cơ sở luân chuyển.

Tuy nhiên, bất kỳ sự luân chuyển nào cũng gây lên những xáo trộn trong tổ chức, vì vậy phòng tổ chức cần thông báo kín cho ngƣời lãnh đạo trực tiếp quản lý và cá nhân thuộc diện luân chuyển biết trƣớc để chuyển giao

công việc dần cho cán bộ khác tiếp cận nhằm tránh sự trì trệ công việc, đùn đẩy trách nhiệm có thể xảy ra khi luân chuyển bất ngờ. Dự báo kết quả làm việc của công chức bị luân chuyển tại vị trí mới, xem xét tính tích cực công tác luân chuyển giao trách nhiệm và khối lƣợng công việc lớn hơn để họ có cơ hội khẳng định mình, cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Cần xây dựng quy chế luân phiên, luân chuyển công chức thuế chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công chức, ngăn ngừa biểu hiện cô lập, gây khó khăn, giảm uy tín của ngƣời bị luân chuyển đến hoặc lợi dụng việc luân chuyển để đẩy cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức không hợp tác vì mục đích cá nhân vụ lợi đi nơi khác.

Xây dựng lộ trình luân phiên, luân chuyển phù hợp mục tiêu chung của ngành thuế, thích nghi sự thay đổi của nhiệm vụ cải cách, đổi mới: cải cách công vụ, công chức; cải cách hành chính thuế; đổi mới phƣơng pháp quản lý kém hiệu quả; đổi mới mô hình công vụ truyền thống. Nhƣ vậy, tăng cƣờng công tác luân phiên, luân chuyển chính là bố trí sắp xếp lại nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả. Điều đó có nghĩa là phải thực hiện đồng bộ giải pháp mô hình vị trí việc làm với giải pháp luân phiên, luân chuyển để thực hiện thành công cơ cấu lại nguồn nhân lực hiệu quả đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)