Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nên đƣa ra một số nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu sau đây:
1.5.1. Các nhân tố bên ngoài
- Kinh tế xã hội: Kinh tế xã hội phát triển ổn định hay bất ổn đều ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực. Nếu tổ chức hoạt động không tốt, ngân sách giành cho phát triển nguồn nhân lực eo hẹp thì việc thực hiện phát triển nguồn nhân lực gặp khó khăn, thậm chí ngƣời lao động sẽ phải đối mặt với chính sách cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, để tránh nguy mất việc làm trong điều kiện tìm việc làm khó khăn, ngƣời lao động phát huy hết năng lực làm việc của bản thân, họ sẵn sàng tích cực tham gia đào tạo, nỗ lực học tập để có thể làm việc tốt hơn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Trong điều kiện nguồn lực đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức có nhiều thuận lợi nhƣng chƣa chắc đạt kết quả phát triển tốt vì áp lực nguy cơ mất việc làm thấp nên họ lƣời tham gia đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn mà chỉ tham gia tập huấn đáp ứng công việc hiện tại, dẫn đến hệ quả nguồn nhân lực chậm phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Nhƣ vậy, kinh tế - xã hội tác động thuận chiều hay ngƣợc chiều đối đến phát triển nguồn nhân lực lại còn phụ thuộc chính sách nhân lực của mỗi tổ chức và bản thân ngƣời lao động trong tổ chức đó.
- Khoa học, công nghệ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ là yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực. Để duy trì và phát triển tổ chức, các nhà lãnh đạo cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động của tổ chức để thực hiện thắng lợi mục tiêu của tổ chức. Nhƣng để áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ đó đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Vì vậy, ngƣời lao động thƣờng xuyên
tham gia tập huấn, đào tạo lại, đào tạo nâng cao để đáp ứng yêu cầu những thay đổi của khoa học hiện tại và thích ứng những thay đổi mới trong tƣơng lai. Học tập suốt đời là quan điểm đúng đắn giúp cho ngƣời lao động đổi mới để làm việc hiệu quả.
- Chính sách Nhà nước: Chính sách Nhà nƣớc ảnh hƣởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Nhà nƣớc đƣa ra chính sách ràng buộc tổ chức về đào tạo nâng cao năng lực, chính sách đãi ngộ nhân sự, luân phiên, luân chuyển…Mọi tổ chức phải giải quyết tốt các chính sách trên đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động mới tạo động lực làm việc, ngƣợc lại sẽ vấp phải sự bất mãn, phản kháng của ngƣời lao động.
1.5.2. Các nhân tố bên trong tổ chức
- Sứ mệnh lịch sử: Sứ mệnh lịch sử, các giá trị cốt lõi là kim chỉ nam hoạt động của mỗi tổ chức. Vì thế sứ mệnh lịch sử ảnh hƣởng đến tất cả mọi hoạt động của tổ chức, trong đó có hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
- Mục tiêu tổ chức: Bất kỳ tổ chức nào muốn thành công cũng phải có mục tiêu nhất định. Căn cứ vào mục tiêu, tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lƣợc, kế hoạch tác nghiệp và chƣơng trình hành động. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng đƣợc xây dựng trên cơ sở các loại kế hoạch hoạt động đó của tổ chức nhằm thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức.
- Ngân sách phát triển nguồn nhân lực: Ngân sách là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Nếu nguồn tài chính của tổ chức eo hẹp thì kinh phí cấp cho phát triển nguồn nhân lực gặp khó khăn, nhất là công tác đào tạo của tổ chức bị hạn chế thể hiện việc cử ngƣời lao động tham gia các lớp đào tạo từ bên ngoài có thời gian đào tạo dài bị hạn chế mà chỉ tập trung đào tạo bên trong tổ chức bổ sung những thiếu hụt về kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc đáp ứng cho công việc hiện tại, trong khi đó việc nâng cao trình độ, đổi mới tƣ duy làm việc cho tƣơng lai thì lại phụ thuộc
rất lớn vào các lớp đào tạo dài hạn. Đồng thời chính sách tạo động lực làm việc cũng phải thực hiện tiết kiệm để đảm bảo kinh phí hoạt động của tổ chức dẫn đến đời sống vật chất của ngƣời lao động ít đƣợc cải thiện, là nguyên nhân của động cơ làm việc thấp và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, nguồn tài chính lớn góp phần thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực.
- Quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo: Nếu lãnh đạo trong tổ chức quan tâm công tác phát triển nguồn nhân lực nhƣ: giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chỉ đạo sát sao thực hiện tổ chức các chƣơng trình đào tạo, quyết sách đổi mới các chính sách tạo động lực, thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình đào tạo một cách chặt chẽ gây sức ép ngƣời lao động học tập, nghiên cứu nghiêm túc…thì công tác phát triển nguồn nhân lực mới thực hiện hiệu quả.
Tầm nhìn của lãnh đạo: có thể hiểu nhƣ một hành động hay một sức mạnh mà ngƣời lãnh đạo phán đoán đƣợc rằng nó sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Nhƣ vậy, ngƣời lãnh đạo có tầm nhìn sẽ dự đoán, dự báo đƣợc những thay đổi trong tƣơng lai là cơ hội hay thách thức đối với hoạt động của tổ chức, họ sẽ có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vƣợt ra khỏi công việc hiện tại của tổ chức.
- Văn hóa tổ chức: Văn hóa của tổ chức ảnh hƣởng phát triển nguồn nhân lực. Văn hóa tổ chức là các giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi do các thành viên trong tổ chức sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động tác nghiệp, nó đƣợc coi là đúng đắn và đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận để chia sẻ, phổ biến rộng rãi cho các thế hệ nhƣ một phƣơng châm chuẩn mực về nhận thức, tƣ duy. Tổ chức không chỉ tạo ra môi trƣờng làm việc tốt, mà còn tạo ra môi trƣờng sống tối ƣu cho ngƣời lao động, đó chính là văn hóa nhân văn của tổ chức. Chính vì thế, việc tạo lập bầu không khí cởi mở, thân thiện, không mâu thuẫn, thống nhất theo một mục tiêu sẽ khơi gợi trong họ niềm tự hào đối với tổ chức, tinh thần trách nhiệm trong công việc và nỗ lực phát triển hoàn thiện bản thân mình. Nhƣ vậy, văn hóa mạnh của tổ chức là nhân tố thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
1.5.3. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động
- Sức khỏe: Sức khỏe ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực. Nếu tổ chức có cơ cấu già, phần lớn ngƣời lao động có tình trạng sức khỏe giảm sút do tuổi cao thì phát triển nguồn nhân lực gặp khó khăn vì ngƣời lao động không đảm bảo sức khỏe tham gia học tập, khả năng tiếp nhận kiến thức mới chậm. Vì vậy, xây dựng một cơ cấu tổ chức trẻ hóa là nhân tố quan trọng để đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực bền vững, lâu dài cho tổ chức.
- Tinh thần, tình cảm: Ngƣời lao động là cá nhân riêng biệt luôn chứa đựng các yếu tố phức tạp về hoàn cảnh, tinh thần và tình cảm, vì vậy phát triển nguồn nhân lực bị chi phối rất lớn bởi các yếu tố này. Hoàn cảnh gia đình tốt, tinh thần vui vẻ và tình cảm hạnh phúc giúp ngƣời lao động tham gia công tác, học tập tích cực. Ngƣợc lại tinh thần và tình cảm đau khổ, buồn bã dẫn đến tƣ tƣởng bị phân tán làm ảnh hƣởng công việc và học tập.
- Trình độ chuyên môn: phụ thuộc rất lớn công tác giáo dục – đào tạo bậc cao đẳng và đạo học, nếu ngƣời lao động trong tổ chức có trình độ chuyên môn tƣơng đối đồng đều thì việc phát triển nguồn nhân lực rất dễ dàng vì không phải phân loại quá nhiều nhóm đối tƣợng để thực hiện chƣơng trình đào tạo. Vì vậy có thể tiết kiệm chi phí, thời gian để đào tạo ở mức cao hơn.
- Kỹ năng lao động: Kỹ năng làm việc đƣợc hình thành trong quá trình công tác, họ phải thực hiện giải quyết, xử lý các tình huống của công việc, hay học tập kinh nghiệm của ngƣời khác truyền lại. Vì vậy, phát triển kỹ năng lao động phụ thuộc mức độ giao việc và chia sẻ kinh nghiệm. Nếu ngƣời lao động đã có vốn kỹ năng nhất định sẽ giúp cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thuận lợi, nhanh chóng và lên tầm cao mới.
- Phẩm chất, đạo đức: là một nhân tố cần đƣợc coi trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Trong một cuộc nói chuyện, Hồ Chủ tịch có nói: “Ngƣời có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, ngƣời có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó”. Theo quan niệm của Ngƣời thì tài và đức không phải do bẩm sinh mà có mà do quá trình giáo dục và tự giáo dục trong hoạt động thực tiễn mà thành. Nếu ngƣời lao động về cơ bản có phẩm chất, đạo đức tốt thì phát triển nguồn nhân lực sẽ dễ dàng, thuận lợi. Phát triển toàn diện con ngƣời tạo ra sự phát triển bền vững của tổ chức.