CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CƢ́U
3.1. Khái Quát về MB chi nhánh Thăng Long
3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB chi nhánh Thăng Long
Giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của chi nhánh với danh hiệu 5 năm liền đạt Chi nhánh Xuất Sắc toàn diện.
Năm 2013, cùng với tình hình khó khăn của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, chi nhánh cũng đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn từ các khách hàng nhƣ nhóm khách hàng NEM, nhóm khách hàng Thiên Ân, khách hàng VNLAND, chi nhánh
đã chủ động trích dự phòng chuẩn bị tốt cho các năm sau. Chi nhánh đạt danh hiệu chi nhánh tốt, biểu dƣơng toàn diện.
Trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế từ tình trạng khủng hoảng tài, tới phục hồi và phát triển trở lại, với lịch sử hình thành 12 năm từ tiền thân chi nhánh Lê Trọng Tấn, cùng việc thực thi các hệ thống giải pháp đồng bộ, không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là các chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, MB chi nhánh Thăng Long đã đạt những kết quả quan trọng, cụ thể có thể thấy thông qua kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn và tình hình dƣ nợ cho vay của chi nhánh.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2015
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Thu hoạt động 81,68 89,76 103,17 117,24 144,22 Tổng Chi hoạt động 30,75 30,42 31,67 32,45 34,37 LN trƣớc DPRR 50,93 59,34 71,50 86,79 109,85 DPRR 28,68 27,95 27,5 25,5 25,31 LN trƣớc thuế 22,25 31,39 44,00 59,04 84,54
(Nguồn: Báo cáo tài chính MB chi nhánh Thăng Long 2011, 2012, 2013, 2014, 2015)
Qua bảng ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh vô cùng khả quan, doanh thu liên tục tăng qua các năm, năm 2012 tăng trên 8 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 110% so với năm 2011, năm 2013 tăng 13,41 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 114% so với năm 2014 và tăng 126% so với năm 2011, năm 2014 tăng 144% so với năm 2011 và năm 2015 tăng 177% so với năm 2011. Dự phòng rủi ro tại chi nhánh giảm dần từ năm 2013-2015, cho thấy tình hình nợ xấu giảm, dẫn đến lợi nhuận chi nhánh tăng. Nguyên nhân là nhờ công tác ứng phó, kiểm soát nợ đã đƣợc chuẩn bị tốt từ năm 2013, công tác quản trị rủi ro và hiệu quả của lãnh đạo ngân hàng cũng nhƣ nhân viên ngày đƣợc nâng cao.
Về tình hình huy động vốn:
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 – 2015 (đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 3.528 100 3.643 100 3.917 100 4.713 100 5.256 100 Theo chủ thể huy động vốn Cá nhân 2.309 65.46 2.289 62.83 2.525 64.5 2.810 60.7 3.216 61.08 Doanh nghiệp 1.218 34.54 1.354 37.17 1.392 35.5 1.903 39.32 2.039 38.92
(Nguồn: Báo cáo tài chính MB chi nhánh Thăng Long 2011, 2012, 2013, 2014, 2015)
Nguồn huy động vốn của MB chi nhánh Thăng Long tăng dần qua các năm từ trên 3,5 nghìn tỷ đồng năm 2011, tới 3,9 nghìn tỷ đồng năm 2013 và trên 5,2 nghìn tỷ đồng năm 2015. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tốc độ tăng trƣởng tổng vốn huy động có thấp hơn giai đoạn 2013-2015 do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. Việc nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ lãnh đạo, nhân viên chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực mở rộng mạng lƣới hoạt động, đơn giản hoá các loại hinh dịch vụ, nâng cao, mở rộng nhiều hình thức thanh toán khác nhau, đặc biệt là công cụ lãi suất đƣợc sử dụng linh hoạt. MB chi nhánh Thăng Long vốn huy động tăng cao cho thấy uy tín của ngân hàng đối với ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc củng cố.
(Đơn vị tính: %)
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu huy động vốn theo nhóm khách hàng giai đoạn 2011-2015
(Nguồn:Báo cáo tài chính MB chi nhánh Thăng Long 2011, 2012, 2013, 2014, 2015)
Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng gồm có nguồn huy động từ cá nhân và doanh nghiệp. Tỷ lệ huy động vốn đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân luôn cao hơn so với doanh nghiệp và trong 5 năm 2011-2015 luôn chiếm trên 60% tổng vốn huy động của chi nhánh. Nguyên nhân là do các khách hàng cá nhân thƣờng có những khoản tiền nhàn rỗi nhiều hơn doanh nghiệp, doanh nghiệp thƣờng hƣớng nguồn tiền của mình để mở rộng vốn đầu tƣ, tăng khả năng sinh lời.
Về tình hình cho vay:
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Biểu đồ 3.2: Tình hình tổng dƣ nợ cho vay giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính MB chi nhánh Thăng Long 2011, 2012, 2013, 2014, 2015)
Trên cơ sở tập trung tăng khối lƣợng tín dụng đối với các đơn vị lớn, các khách hàng quen thuộc, có uy tín trong việc thanh toán nợ, MB chi nhánh Thăng Long luôn duy trì dƣ nợ đối với các tổng công ty lớn, các dự án khả thi. Giai đoạn từ 2011-2015 tổng dƣ nợ cho vay của MB chi nhánh Thăng Long tăng đều qua các năm, cụ thể: tổng dƣ nợ năm 2011 đạt 2.169 tỷ đồng; năm 2012 tăng nhẹ lên con số 2.208 tỷ đồng (tăng 2% so với năm 2011); đến năm 2013 tổng dƣ nợ tăng lên đạt mức 2.443 tỷ đồng (tăng 12% so với năm 2011); con số này tiếp tục tăng mạnh vào năm 2014 với mức 2.681 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2011) và đạt mức 2.787 tỷ đồng vào năm 2015 (tăng 28% so với năm 2011). Chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay, đảm bảo chất lƣợng tín dụng, thƣờng xuyên đánh giá tình hình thực trạng thị trƣờng tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng để kịp thời nắm bắt những biến động tài chính, từ đó những hiệu chỉnh phù hợp, định hƣớng tƣ vấn đầu tƣ cho khách hàng hiệu quả hơn nên MB chi nhánh Thăng Long có tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ ổn định.
Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
MB là đơn vị hoạt động rất năng động trên thị trƣờng tiền tệ với các đối tác là các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, trong nƣớc và quốc tế. Hoạt động kinh doanh nguồn vốn ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ giúp MB nói chung và ngân hàng MB Thăng Long nói riêng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình, đảm bảo thanh khoản và góp phần tạo ra nguồn thu nhập tốt cho ngân hàng. Số dƣ tiền gửi ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ của MB Thăng Long vào ngày 31/12 theo các năm 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015 lần lƣợt là 8,03 tỷ đồng, 8,63 tỷ đồng, 9,64 tỷ đồng, 10,02 tỷ đồng và 13,9 tỷ đồng.
Trong hoạt động đầu tƣ giấy tờ có giá, MB Thăng Long đã tận dụng đƣợc các thời điểm khi lãi suất chiết khấu của các trái phiếu Chính phủ Việt Nam lên mức rất cao để ra các quyết định đầu tƣ hợp lý. Các sản phẩm phái sinh nhƣ hoán đổi tiền tệ (SWAP), quyền chọn ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi lãi suất đã đƣợc MB Thăng Long tƣ vấn cung cấp cho các khách hàng và sử dụng trong quản trị rủi ro cho chính danh mục của mình và đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về giao dịch ngoại tệ
cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Các nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức tập trung vào một số mục đích cụ thể nhƣ thanh toán quốc tế, trả nợ vay, chuyển vốn đầu tƣ trong ngoài nƣớc; trong khi giao dịch ngoại tệ của khách hàng cá nhân phục vụ giao dịch kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch, chữa bệnh...
MB đã giao dịch với khách hàng hầu hết các loại ngoại tệ mạnh nhƣ đô la Mỹ, Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, đô la HongKong, đô la Öc, đô la Canada, đô la Singapore, Franc Thụy Sỹ... thông qua đồng tiền đối ứng là đồng Việt Nam hoặc một loại ngoại tệ khác. Tỷ giá giao dịch với khách hàng luôn ở mức cạnh tranh và chiếm đƣợc niềm tin của các khách hàng lớn và uy tín.
Về hoạt động dịch vụ thanh toán
Thanh toán trong nước: MB Thăng Long cung cấp dịch vụ thanh toán trong nƣớc thông qua mạng lƣới các điểm giao dịch và hệ thống ATM, hệ thống ngân hàng điện tử và thỏa thuận với các ngân hàng khác để tham gia mạng lƣới thanh toán của họ. Cụ thể, MB Thăng Long cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc; dịch vụ quản lý tài khoản giao dịch với việc nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dƣ và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng, dịch vụ trả lƣơng qua tài khoản. Để phục vụ khách hàng tốt nhất MB Thăng Long đã không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và trong giai đoạn 2011 – 2015 tổng doanh thu từ các dịch vụ này liên tục tăng từ 8,3 tỷ đồng năm 2011 lên 12,95 tỷ đồng năm 2015.
Thanh toán quốc tế: Hệ thống mạng lƣới hơn 800 ngân hàng đại lý trên khắp thế giới đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế của MB đƣợc nhanh chóng và chính xác và đƣợc các đối tác đánh giá cao. Trong năm 2011 mặc dù các hoạt động xuất nhập khẩu trong cả nƣớc gặp nhiều khó khăn, dịch vụ thanh toán quốc tế của MB vẫn tăng mạnh so với năm trƣớc. Đến hết năm 2011, tính riêng MB Thăng Long mức thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt 6,58 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức doanh thu này luôn đƣợc giữ vững ổn định. tới năm 2015, mức thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt 8,6 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011.
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
MB Thăng Long cung cấp các dịch vụ bảo lãnh đa dạng nhƣ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, ... Tổng doanh thu phí bảo lãnh năm 2015 đạt gần 1,68 tỷ đồng, tăng 45% so năm 2014 (1,15 tỷ đồng) và tăng 2,4 lần so với năm 2013 (0,7 tỷ đồng). Hoạt động bảo lãnh của MB Thăng Long đã mang lại khoản thu đáng kể trong tổng thu nhập của MB và cho đến nay vẫn an toàn và hiệu quả, không xảy ra các rủi ro nào
Ngoài ra, thu nhập từ các hoạt động khác nhƣ cho thuê tài chính, đầu tƣ chứng khoán, kinh doanh vàng... MB Thăng Long luôn có xu hƣớng ổn định và tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2011-2015. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thăng Long luôn đạt chỉ tiêu đề ra và góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng MB. Đó là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ nhân viên MB Thăng Long nói riêng và những định hƣớng rõ ràng, phù hợp tình hình thực tế của ngân hàng MN nói chung. MB Thăng Long vẫn luôn nhận đƣợc sự tín nhiệm và tin tƣởng từ phía khách hàng từ khi thành lập tới nay.