CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CƢ́U
4.3. Kiến nghị
4.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước
Cho vay tiêu dùng còn nhiều dƣ địa phát triển, hiện lĩnh vực này mới chiếm khoảng 6,5% tổng dƣ nợ của nền kinh tế (ở các nƣớc khác con số này khoảng 15- 25%). Tuy nhiên, con số này đang tăng trƣởng khá ấn tƣợng thời gian gần đây. Đặc thù cho vay tiêu dùng là rủi ro cao, lấy số đông bù số ít để giảm tỷ lệ rủi ro trên tổng thể. Chính vì vậy, yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng cho vay là nhiệm vụ đặt ra. Lãi suất cao là một giải pháp bù đắp rủi ro, song không thể quá cao nhƣ cho vay nặng lãi. Do tín dụng tiêu dùng chủ yếu dựa trên tín chấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng nên một vấn đề quan trọng khác là thông tin trong quá trình cho vay, và đặc biệt là yêu cầu khung pháp lý cần hoàn thiện để hƣớng dẫn loại hình cho vay đặc thù này. Thực tế thị trƣờng thời gian qua cho thấy, khiếu nại trong cho
vay tiêu dùng vẫn nhiều và vấn đề về lãi suất cho vay cao đƣợc khách hàng rất quan tâm. Thực tế này đòi hỏi cần có quy định riêng về lãi suất cho vay tiêu dùng để giúp lãi suất cho vay đƣợc ấn định hợp lý hơn. NHNN không nên áp dụng trần lãi suất nhƣ cho vay thƣơng mại của các ngân hàng, vì cho vay tiêu dùng chủ yếu là hình thức tín chấp, thủ tục giấy tờ đơn giản nên khá rủi ro, việc bên cho vay áp một mức lãi suất căn cứ vào mức độ rủi ro là phù hợp với quy luật của lãi suất thị trƣờng. Nếu khống chế trần lãi suất sẽ làm méo mó rủi ro, đó là chƣa kể chúng ta đang hƣớng đến nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập sâu rộng, việc càng sử dụng nhiều biện pháp hành chính thì càng khó cho cả bên cho vay và khách hàng.
CVTD vốn là hoạt động căn bản của một ngân hàng bán lẻ, bao gồm các hoạt động nhƣ cho vay trả góp, phát hành thẻ mua hàng...nên việc tiếp tục phát triển CVTD thông qua các công ty tài chính, các ngân hàng sẽ có thêm một kênh để đẩy lƣợng vốn này ra thị trƣờng, giúp các ngân hàng mở rộng phạm vi khách hàng hơn, khách hàng có thêm lựa chọn khi sử dụng dịch vụ CVTD. Các NHTM thƣờng có quy định khắt khe hơn về điều kiện vay, còn các công ty tài chính thì nới rộng các quy định, nhƣng lãi suất cao hơn, nên những khách hàng khó tiếp cận vốn từ ngân hàng có thể tìm đến các công ty tài chính và chấp nhận trả lãi suất cao hơn. Vì thế NHNN nên cho các nhà bán lẻ thành lập công ty tài chính để hỗ trợ việc bán hàng, thúc đẩy tiêu dùng đồng thời việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng sẽ giúp giảm lãi suất.
Hiện nay, mảng CVTD vẫn chƣa đƣợc tách riêng ra với các khoản vay khác, do đó việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng Nhà nƣớc cần xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện hơn hƣớng dẫn cụ thể, khuyến khích CVTD và đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng nhƣ của ngân hàng, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, phù hợp tình hình thực tế. Khi khung pháp lý chặt chẽ, đây sẽ là căn cứ để ngân hàng xây dựng quy trình CVTD, thiết lập các thủ tục hành chính, từ đó là cơ sở để có thể kiểm soát tình hình, nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ CVTD. Sự đảm bảo quyền lợi dựa trên cơ sở pháp lý sẽ làm tăng sự tin tƣởng ở khách hàng đối với dịch vụ CVTD của ngân hàng.
Đồng thời NHNN phải đảm bảo tính minh bạch về lãi suất và phƣơng thức trả nợ theo hƣớng đơn giản hóa tối đa hợp đồng tín dụng để ngƣời vay vốn dễ tiếp cận hồ sơ, tránh hiểu lầm giữa ngƣời vay và bên cho vay, góp phần tạo sự minh bạch cho thị trƣờng CVTD.
Chính phủ và NHNN nên tạo hành lang pháp lý theo hƣớng khuyến khích các công ty tài chính tập trung vào cho VTD với các món vay nhỏ, phục vụ đời sống xã hội. Những mô hình công ty tài chính của các tập đoàn có chức năng điều chuyển vốn với chi phí thấp cho các công ty thành viên thì cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ bởi trƣớc đây nhiều trƣờng hợp công ty tài chính có những khoản cho vay còn lớn hơn cả các NHTM dẫn đến nguy cơ về nợ xấu.