Việc đánh giá VLCG đầy đủ và toàn diện các tính trạng và đặc tính của giống
rất lâu và phức tạp vì vậy phải đánh giá bằng các phương pháp khác nhau
III.1. Đánh giá trực tiế p: là sử dụng các phương pháp quan sát, phân tíc h trực
tiếp để đánh giá các tính trạng, đặc tính của VLCG.
Ví dụ: đánh giá sức sinh trưởng của cây lúa, tuổi thọ của lá, góc độ lá… dùng
phương pháp quan trắc trực tiếp trên đồng ruộng về các tính trạng này: đánh giá hàm lượng protein, tinh bột… thì dùng các phương pháp đánh giá trong phòng thí nghiệ m.
III.2. Đánh giá gián tiê p: là đánh giá các tính trạng, đặc tính khác có liên quan
đến tính trạng đặc tính đánh giá.
Ví dụ: đánh giá tính chịu hạn của cây bằng xử lí hạt với KClO3, sau đó mới
gieo. Tuy nhiên với phương pháp này ít chính xác vì các tính trạng, đặc tính có thể tương quan thuận hay tương quan nghịch.
Ví dụ: đánh giá tính trạng chịu hạn, úng, mặ n… nga y trong điều kiện hạn, úng,
mặn xảy ra trên đồng ruộng là chính xác nhất.
III.4. Đánh giá nhân tạo: dùng phương pháp nhâ n tạo để đánh giá các tính
trạng, đặc tính của giống.
Ví dụ: gây hạn, úng, mặn nhâ n tạo để đánh giá. Tuy vậy phương pháp này chưa
thật khách quan vì gây nhân tạo bao giờ cũng khắc nghiệt hơn trong tự nhiên.
III.5. Đánh giá ở các vùng s inh thái khác nha u: đây là phương pháp đánh giá
nhằ m tạo ra vùng sinh thái tối ưu (khí hậu, thổ nhưỡng) cho công tác chọn giố ng.