SỬ DỤNG NGUỒN GEN THỰC VẬT TRONG CHỌN GIỐNG VII.1 Sử dụng các giống địa phương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIỐNG VÀ CHỌN GIỐNG ĐẠI CƯƠNG doc (Trang 31 - 35)

VII.1. Sử dụng các giống địa phương

VII.1.1. Đặc điểm của các giống địa phương

Các giống địa phương được hình thành do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo lâu dài trong điều kiện địa phương. Các đặc điể m cơ bản của các giống và quầ n thể địa phương là:

- Cho năng suất ổn định do thíc h nghi cao với điề u kiện địa phương.

- Có tính chống chịu cao với một số loài sâu bệnh nguy hiể m và điề u kiện ngoại

cảnh bất thuận.

- Là một quần thể phức tạp bap gồm nhiều dạng trong đó dạng chính là chiếm ưu thế. Tất cả các dạng, loại hình sinh học đa dạng này đảm bảo cho giố ng địa phương

có tính thích nghi cao với điều kiện địa phương. Mặc dù giố ng địa phương là một quần

thể phức tạp nhưng chúng không phải là một hỗn hợp cơ giới của các dạng ngẫu nhiên. Các dạng sinh học này nằ m trong một trạng thái cân bằng quần thể, có các phản ứng

khác nhau với điều kiện khí hậu, thời tiết và các phản ứng chống chịu đa dạng với sâu

bệnh. Đây là lí do khiến các giống địa phương luô n luôn cho năng suất ổn định trong

điều kiện biến động của điều kiện sinh thá i địa phương.

VII.1.2. Sử dụng các giống và quần thể địa phương

- Dùng cho chọn lọc trực tiếp: bằng các phương pháp chọn lọc thích hợp nhà chọn giố ng chọn ra các dạng tốt nhất với kiể u sinh thái địa lí và gây thành giố ng mới.

- Dùng trong các tổ hợp lai: sử dụng các giống địa phương có phẩm chất tốt,

chống chịu sâu bệnh cao, khả năng thích ứng khá để lai với các giống khác có tính

trạng bổ sung nhằ m kết hợp các tính trạng tốt vào giống mới. Chẳng hạn: giống NN75

– 1 do lai NN8 với 813.

- Các giống địa phương có các tính trạng quý nhưng còn các nhược điể m được

sử dụng là m vật liệ u gây đột biến nhằ m cải tiến các tính trạng mong muố n. Ví dụ giố ng

Nếp hoa vàng có phẩm chất tốt, gạo thơm song phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, cây

cao dễ đổ được dùng là m vật liệu gây đột biế n để tạo ra dòng đột biến hoa vàng cấy được cả hại vụ, phẩ m chất gạo như nếp hoa vàng.

VII.2. Sử dụng tập đoàn giống cây trồng thế giới

VII.2.1. Đặc điểm của tập đoàn giống cây trồng thế giới

Các giố ng cây trồng thuộc các địa phương khác nhau của Các Quốc gia trên thế

giới được tập hợp theo mục tiêu chọn giố ng trong tập đoàn giống cây trồng thế giới. Đó là tập hợp các giống gốc từ rất nhiều nước trên thế giới nên tập đoàn này rất phong phú, đa dạng và có số lượng mẫu rất lớn. Tập đoàn giống cây trồng thế giới được bảo

quản thành quỹ gen ở từng Quốc gia. Đây là bộ sưu tập quỹ gen rất quý giá, có khả năng đáp ứng hầu hết các mục tiêu của các chương trình chọn giố ng. Do được tập hợp

từ các nơi khác nhau trên thế giới nên tập đoàn này được phân theo mục đích sử dụng.

Ví dụ: ở cây lúa người ta tập hợp các giống lúa theo các mục tiê u sử dụng gọi là các tập đoàn chuyên dụng như: tập đoàn các giống chịu lạnh, tập đoàn các giống sử dụng nước

trời, tập đoàn các giống chịu ngập úng, tập đoàn các giống chống bệnh đạo ôn, tập đoàn các giống chống rầy nâu, tập đoàn các giống chịu chua mặn, tập đoàn các giố ng

có gạo phẩm chất cao...Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chương trình tạo giống mà nhà chọn giống sử dụng tập đoàn chuyên dụng này ha y tập đoàn chuyên dụng khác.

Cơ quan bảo quản tập đoàn đáp ứng nhu cầu của cơ quan tạo giống theo đơn đặt

hàng.

VII.2.2 Sử dụng tập đoàn giống cây trồng thế giới

Thô ng qua khảo nghiệm, các giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương mới có thể sử dụng trực tiếp để trồng cấy trên đại trà. Đây là một phần trong

công tác nhập nội giống cây trồng; chẳng hạn các giống lúa có phẩm chất cao được phổ

biến trong sản xuất ở đồng bằng Bắc bộ như Khao đoọc mali (Khawdowk Mali),

Bas mati.

Phần quan trọng nhất là sử dụng tập đoàn thu nhập giống cây trồng thế giới làm vật liệu cho chọn lọc, lai giống, tự phối hoặc gây đa bội, gây đột biến, để tạo thành giống mới. Thành quả của cuộc cách mạng xanh mang lại đã minh hoạ cho ý nghĩa hết

sức lớn lao của việc sử dụng tập đoàn giống cây trồng thế giới. Bằng việc sử dụng gen

hàng loạt giống lúa mì thấp cây ở Mêxicô, Ấn Độ. Các giống lúa mì nà y đã là m tổng

sản lượng lúa mì thế giới tăng gấp đôi trong những năm 1960 – 1970 tạo nên cuộc cách

mạng xanh (mà nộ i dung chủ yếu của nó là sử dụng các giố ng cây trồng mới) lần thứ

nhất. Cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 được thực hiện trên cây lúa nước trong những năm 1968 – 1978 và hiện nay đang tiếp diễn là kết quả của việc sử dụng gen lùn của 2

giống địa phương Dee- geo- woo-gen (Đề cước ô tiêm) và Tai Chung Native 1 (Đài Chung địa phương 1) của Đài Loan trong hàng loạt tổ hợp lai để tạo ra giống lúa thấp

cây và các giống lúa nửa lùn. Các giống lúa này đã là m nên sự nhảy vọt thần kì của năng suất và sản lượng ở châu Á nhiệt đới. Ở nước ta, việc sử dụng giống lúa NN8

(IR8) mở đầu kỉ nguyên ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng xanh lần thứ 2.

II.3. Sử dụng các dạng cây dại

II.3.1. Đặc điểm của các dạng cây dại

Cây dại là cây hoàn toàn chịu ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên. Để có thể tồn tại

và phát triển được các dạng cây dại có khả năng thích nghi cao với các điều kiện sống. Chúng có các đặc tính quý như : chịu hạn, chịu mặn, chịu úng, chịu chua, chịu rét rất

giỏi. Nhiề u dạng hình cây dại có khả năng chịu hoặc miễ n dịc h với nhiều bệnh nguy

hiểm như virus, bệnh mốc sương ở khoai tây, cà chua, bệnh phấ n trắng ở thuốc lá, bệnh

héo xanh, héo rũ ở bông... Cây dại cũng có nhiều dạng chịu được sự tấn công của nhiều

loài sâu, có khả năng bù đắp lạ i phần mất mát do sâu hại gây ra. Cây dại còn có nhiều

dạng có hà m lượng chất khô cao, thành phần sinh hoá quý, có nhiều quả trên cây, nhiều

hạt trên quả. Vì những đặc điểm đó mà các nhà chọn giống luôn quan tâm nghiên cứu để tận dụng các tính trạng quý bổ sung cho cây trồng.

VII.3.2. Sử dụng các dạng cây dại

Các dạng cây dại được sử dụng là m vật liệu khởi đầu trong các tổ hợp lai. Tuỳ

theo từng trường hợp mà chúng được sử dụng làm bố hoặc mẹ của các tổ hợp lai hoặc

sử dụng la i một lầ n hay nhiều lần.

Tuy nhiên, khi sử dụng cây dại trong công tác lai tạo thường gặp các khó khăn:

khó lai với cây trồng, các tính trạng thu được không đạt yêu cầu như mong muốn (quả

nhỏ, hạt nhỏ, năng suất thấp) thường ma ng ge n trội. Vì lẽ đó, mà chỉ khi nào không tìm

được các tính trạng ở cây trồng mới sử dụng cây dại là m vật liệu chọn giống.

VII.4. Sử dụng quầ n thể các dòng tự phối

Dòng tự phối là dòng được tạo ra bằng phương pháp tự phối (thụ phấn cưỡng

bức ở cây giao phấ n bằng phấn hoa của chính nó). Do giao phối gần và là dòng thuần

nên sức sống của các dòng tự phối thường suy giả m hơn dạng khởi đầu. Ngày nay nhờ

các tiế n bộ về sử dụng nguồn gen khởi đầu người ta đã tạo ra được các dòng tự phối có

sức sống khá, sinh trưởng tương đối tốt. Hàng loạt dòng tự phối đã được tạo ra ở ngô, cao lương, bắp cải, củ cải đường, hành tây, dưa các loại (đặc biệt là dưa chuột), các loài

phấn địa phương. Tuy vậy, mục đích của tự phối (Inbreeding) không phải là để chọn

lọc tạo ra các giố ng mới. Các dòng tự phối (Inbreeding line) được đem lai với nhau

hoặc đem lai với một giống tốt có sẵn để tìm ra tổ hợp có ưu thế lai cao. Bằng phương

pháp này các dòng tự phối được sử dụng là m nguồn vật liệu khởi đầu để tạo ra các

giống ưu thế lai (lai đơn, lai kép, lai ba hoặc lai giố ng - dòng) sử dụng hiệu ứng ưu thế

lai của con la i đời F1.

VII.5. Sử dụng quầ n thể các dạng đột biế n và đa bội

Bằng phương pháp chọn lọc cá thể người ta phâ n lập các loại hình đột biến, đa

bội có sức sống cao, có các tính trạng quý để gây thành giống mới. Giố ng ngô DT6,

các giống lúa DT1, DT10 được tạo thành theo con đường nà y. Các quần thể đột biế n và

đa bội còn được sử dụng để phân lập các dạng có một vài tính trạng quý, sau đó tiếp

tục được sử dụng là m vật liệu la i nhằ m tổ hợp các tính trạng quý này vào giống tương lai. Đó là hướng sử dụng giá n tiếp nguồn vật liệu đột biến đa bội và hiện nay là hướng chính để sử dụng nguồn vật liệu này.

Trong khi sử dụng nguồn gen thực vật cần hết sức chú ý một số vấn đề sau đây:

- Sự khác biệt của vật liệu về thời gian các giai đoạn sinh trưởng và giữa các pha

phát triển - cấu trúc bên trong của các giai đoạn sinh trưởng.

- Đặc điểm của các tính trạng số lượng quyết định năng suất.

- Các tính trạng về sinh trưởng (chiều dài thân, lá, số là, số nhánh...) và sự phục

hồi của các tính trạng số lượng quyết định năng suất.

- Tính chống chịu với các điều kiệ n ngoại cảnh bất thuận (hạn, úng, rét...)

- Đặc điểm nở hoa, thụ phấn của vật liệu (hoa nở kín hay hở, sự thay đổi kiểu nở

hoa ở các điều kiện nhiệt độ và độ ẩ m khác nhau)

- Tính chống chịu đối với các loài sâu bệnh, đặc biệt là đối với các nòi sinh lí của cùng một loài sâu bệnh nguy hiể m.

- Sự khác nhau về tính chống đổ, khả năng trồng dày, khả năng thích hợp cho

việc cơ giới hoá các khâu canh tác.

- Sự khác nhau về hà m lượng các chất chứa trong nông phẩm (protein, tinh bột, đường, dầu...)

- Các cấu trúc hình thái ảnh hưởng đến chất lượng nô ng phẩm ( màu sắc quả, hạt,

hình dạng hạt, kích thước các bộ phận...)

- Phản ứng của vật liệu với điề u kiện canh tác có tưới hay khô ng tưới, quản canh

hay thâm canh. Chú ý tới các điể m trên giúp nhà chọn giống sử dụng hữu hiệu các tính

trạng quý của nguồn gen thực vật và tránh được các ảnh hưởng của các tính trạng

VIII- NHẬP NỘI GIỐNG CÂY TRỒNG VIII.1. Khái niệ m

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG GIỐNG VÀ CHỌN GIỐNG ĐẠI CƯƠNG doc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)