V- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC Ở CÂY TỰ THỤ PHẤN V.1 Cơ sở di truyề n của cây tự thụ phấn
V.3.1. Chọn lọc nhằm duy trì quần thể hoặc nhằm phục tráng giống
a) Chọn hỗ n hợp (mass Selection)
Đây là phương pháp chọn giố ng cổđiể n nhưng ngày nay vẫn được áp dụng ở
cây tự thụ phấn hoặc cây giao phấn, hiệu quả của chọn lọc hỗn hợp tuỳ thuộc vào: - Hiệ uứng của gen kiể m tra tính trạng
- Khả năng di truyền của tính trạng
- Tương tác kiểu gen và mô i trường
- Dung lượng mẫ u
Nếu hiệuứng của gen kiể m tra tính trạng là hiệu ứng cộng thì kết quả chọn lọc
cao hơn. Chọn lọc hỗn hợp dựa trên cơ sở chọn lọc kiểu hình. Kết quả của nó tuỳ thuộc
vào mức độ di truyền rộng của từng tính trạng. Ở mức độ di truyền cao thì cây trồng ở
thế hệ sau coi như đã được chọn lọc. Ngược lạiở một số tính trạng có mức độ di truyền
thấp (năng suất hạt, kích thước quả...) thì con cái được chọn ra ởđời sau sẽ đa dạng
hơn và phải chọn lọc nhiều lần mới có hiệu quả.
Về sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường cao nhưng tính trạng lại có mức di truyền thấp thì chọn lọc sẽ không có hiệu quả.
Dung lượng mẫu là yếu tố quan trọng trong chọ n lọc hỗn hợp, đặc biệt đối với
cây thụ phấn nở. Dung lượng mẫu lớn sẽ tránh được sự suy thoái do giao phối gần. Nguyên nhân chính là m giảm năng suất.
Chọn hỗn hợpđược tiến hà nh theo trình tự sau:
Từ vườn vật liệ u khởi đầu, chọn ra những cây tốt. Tiến hành hỗn hợp (hạt
củ,cành...) của những cây tốt, đến năm sau gieo so sánh với giống đối chứng (tiêu chuẩn) là giố ng gieo trồng phổ cập và tốt nhất ởđịa phương và giống khởiđầu. Ở quần
thể lẫn ít có thể khử bỏ cây xấu (khử ẩm) còn nếu lẫn tạp nhiều thì chỉ chọn lấy những
cá thể tốt (chọn dương).
Phương pháp chọn lọc hỗn hợp có thể tiến hành 1 hoặc nhiều lần cho đến khi
đạt kết quả mong muố n của người chọn lọc. * Ưu điể m của phương pháp:
- Là phương pháp đơn giản, dễ là m, ít tốn kém và có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
- Là biệ n pháp hữu hiệu nhằ m duy trì quần thể giống địa phương và nâng cao
được độ thuần và tính điển hình của giống. * Nhượcđiể m:
- Không xác định được tính di truyền của từng cá thể biểu hiện ở đời sau nên không bồi dưỡngđịnh hướngđối với một số biế n dị tốt.
- Những tính trạng, đặc tính có lợi cho người nhưng không có lợi cho sinh vật
thì chọn lọc có hiệ u quả thấp.
Việc chọn lọc hỗn hợp từ những quần thể tự nhiên có cường độ chọn lọc không cao ( một số cây thâ n thảo, rau đậu).
b)Chọn cá thể (Individua l Selection)
Đây là phương pháp chọn lọc dễ cho hiệu quả hơn phương pháp chọn hỗn hợp
về cấu tạo ra giống mới cũng như duy trì quần thể giống thương mại. Phương pháp này thườngđược dùng ở cây tự thụ phấn và có hiệu quả cao vì nó dựa trên cơ sở chọn lọc
cả kiểu hình và kiểu gen. Từ một cá thể ban đầu chọn lọc, sau khi trồng tách ra từ các biến dị, có thể cho con cháu khác hẳn về kiểu hình và kiểu ge n gốc. Nếu kiểu hình chọn ra phản ánh đúng kiểu gen và di truyề n lại cho đời sau thì ta nói rằng tính trạngđó
mang tính di truyền do một hoặc nhiều gen nào đó kiể m tra chứ không phả i thường
biến gây nên do biếnđộng của môi trường.
Chọn lọc cá thểđược tiến hành theo trình tự sau:
Từ vườn vật liệu khởi đầu, chọn ra các cá thể tốt, hạt, ho m, củ của những cây tốt đã chọn ra, năm thứ 2 gieo thành từng dòng (từng hàng). Ở năm thứ 2, hạt, ho m, cành của những cây tốtđược thu hoạch riê ng, năm thứ 3 lạ i tiếp tục, chú ý gieo riêng thành từng hàng, dòng. Từ năm thứ 2, thứ 3, bên cạnh các dòng đã chọn, cần gieo thê m dòng hoặc giố ngđối chứng (tiêu chuẩn), cùng với ô đối chứng thứ 2 là vật liệu khởi đầu, để đánh giá hiệu quả mong muốn của người chọn giố ng. Để giả m bớt công việc và tiết
kiệmđược kinh phí, nên đào thả i các dòng nào xấu và chỉ giữ lại dòng tốt nhất để gieo trồng ở những năm tiếp sau. Các dòng nào có triển vọng cho năng suất cao, đồng đều, ít phân li có thểđưa ra so sánh sơ bộ, so sánh chính quy, thí nghiệm kĩ thuật, thời vụ... sau 2 – 3 vụ, dòng chọn ra biểu hiệnđộ thuần cao, cho năng suất và tính chống chịu ổn định, tiến hành đưa khảo nghiệ m Quốc gia tại các vùng sinh thá i khác nhau từ 2 – 3 vụ. Nếu có triể n vọng đưa khu vực hoá và mở rộng diện tích ra sản xuất để chờ công nhận
giống Nhà nước.
Chọn cá thể có những ưu khuyếtđiể m sau: * Ưu điể m:
- Có thể kiể m tra được đặc tính di truyền của từng cá thể qua các thế hệ, vì vậy
phương pháp này có hiệ u quảđể tạo ra giống mới.
- Đối với các tính trạng, đặc tính có lợi cho con người (hàm lượng protein, lipit,
đường...trong hạt) nhưng không có lợi cho sinh vật thì phương pháp này có hiệu quả. * Khuyếtđiể m:
- Phương pháp chọn lọc phức tạp, tốn kém, thời gian chọn giống kéo dài, trong trường hợp giố ng được chọ n có hệ số nhâ n thấp.
Ở cây giao phấn, nếu chọn cá thể liên tục dẫnđến hiệ n tượng giao phối gần, ảnh
hưởngđến sức sống của giố ng.