Khi đề cập đến vai trò của đột biế n, nga y từ những nă m 1930, Stadler đã nêu rõ "giá trị thực tiễn của đột biến nhân tạo là ở chỗ nó được áp dung ngay".
Sau đó là Nillson-Ehle và Gus-tafsson đã đề cập đến va i trò quan trọng của đột
biến và được các tác giả xe m như là một phương pháp chọn tạo giống độc đáo. Đồng
thời nó cũng là công cụ để tạo ra biến dị mới được sử dụng trong chương trình chọn tạo
giống theo các hướng sau:
a) Tha y đổi đặc điể m hình thái và đặc tính sinh lí có hiệu quả. Đột biến nhâ n tạo đã là m thay đổi về cấu trúc của nhiễ m sắc thể, gây ra bất dục, là m mất tính ổn định về
di truyền, làm thay đổi ở từng ge n như các đột biến thân lá đứng ở các loại cây trồng,
gây ra những biến đổi đáng kể về kiể u hình của chúng. Tuy nhiên ngoài những đặc tính
có lợi ra còn có đặc tính có hại. Những đặc tính này hầu như ít được sử dụng.
b) Tạo ra đột biến ở từng gen: đột biến gen riêng lẻ đã tạo ra những kiểu hình lí
tưởng như: thời gia n sinh trưởng sớm hơn, tăng khả năng chống chịu với một số loại
sâu bệnh hại, là m tăng hàm lượng lizin trong protein.
c) Tạo ra đột biến mang tính trạng số lượng: đặc tính nà y bao gồm: sản lượng,
thời gian sinh trưởng, trọng lượng hạt… làm tăng hà m lượng protein hoặc lượng dầu
trong hạt.
d) Tạo ra các đột biến xoma: đột biến xo ma thường thấy ở cây cảnh hoặc cây ăn
quả, trong con đường sinh sản sinh dưỡng. Trong kĩ thuật in vitro, bằng việc tái sinh các đột biến lạ, đem lạ i lợi ích cho cây sinh sản sinh dưỡng.
e) Tạo ra các gen đánh dấu: việc sử dụng thành công kĩ nghệ gen đã đáp ứng được yêu cầu nhậ n biết được các gen đánh dấu. Mặt khác các gen này lại dễ dàng tạo được bằng các tác nhân gây đột biến.
g) Đột biến gen làm mất đi mối liên kết cũ, xây dựng mố i liê n kết mới, dẫn đến là m tăng khả năng tổ hợp của gen.