"Đột biến là sự thay đổi đột ngột v ề v ật chất di truyền của tế bào. Đột biến có thể xảy ra ở gen (mất đi hay thay đổi cấu trúc) hoặc ở nhiễm sắc thể."
Ngay từ hồi Darwin, ông đã phân biệt 2 loại: biến dị xác định và biến dị không xác định. Tuy nhiê n việc nghiên cứu đột biến đã được tiến hành từ thời Hugo - Dơvri
(1880) với Oenothera - Lamarskiana " khổng lồ " mà sau này gọi là đột biến.
Tuy nhiên Dơvr i chưa nêu lên đầy đủ nguyê n nhân phát sinh ra đột biến, thời kì
đột biến. Mãi đến năm 1927 với những công trình nghiên cứu của Miuiler, Stadler với
việc sử dụng các tia phóng xạ, tia tử ngoại… gây đột biến ở ngô, ruồi dấ m thì lí thuyết và phương pháp gây đột biến mới được quan tâ m và phát triể n nha nh hơn.
Đột biến là một hiệ n tượng thường gặp trong tự nhiê n cũng như nhân tạo. Nhìn chung lệ đột biến xảy ra trong tự nhiên thấp hơn và tốc độ chậ m hơn so với đột biến
nhâ n tạo. Đột biến trong tự nhiên gọ i là đột biến tự phát. Tần số đột biến thay đổi tuỳ
theo từng loại cây trồng và từng gen riêng biệt. Các nhà chọn giống trước đây đã sử
dụng có kết quả các đột biến tự phát là những đột biến có lợi về kinh tế nhằ m cải lương
các giống cây trồng.
Do tần số đột biến nhân tạo rất cao nên người ta sử dụng để tạo ra giống mới. Đột biến gen có ý nghĩa rất lớn trong công tác chọn giống, nhằm tăng tỉ lệ các
biến của sinh vật từ hàng ngàn từ đến hàng vạn lần, có nhiều biế n dị không có trong tự
nhiê n.
- Về đột biến tự nhiên (tự phát) Serg bush (1942) người Đức đã tìm thấy thể đột
biến ở loài đậu (Lupinus- luteus) có hoa màu vàng mà trong hạt có dẫn suất làm cho
loài đậu này thích hợp làm thức ăn cho chăn nuôi. Từ đó có nhiều dạng đột biế n của loài này được sử dụng.
Ở loài cây ăn quả, phần lớn đột biến tự nhiên được sử dụng trong công tác chọn
giống đó là các loài cây sinh sản sinh dưỡng, các đột biế n so ma đem lại kết quả mĩ
mãn. Đặc biệt là những loại cây cảnh, nuô i cấy invitro đã tạo ra những đột biế n xo ma
dùng trong chọn tạo giống.
Một ví dụ điển hình là thể đột biế n ở ngô : gen opaque được sử dụng để chọn tạo
giống ngô lai có hàm lượng lizin cao.
- Về đột biến nhân tạo: khoảng mươi nă m trở lại đây công tác này được áp dụng
sâu rộng bằng việc sử dụng các tia phóng xạ (tác nhân lí học) và tác nhân hoá hoc. Do vậy tần số đột biến nhân tạo tăng lên cao: 10-3 và là một công cụ để tạo ra giống mới.
Tính đến nă m 1984 đã có 34 dạng đột biến về lúa được sử dụng trực tiếp, 13
dạng đột biến được sử dụng gián tiếp trong la i tạo. Trên thế giới đã có chừng 10 loại đậu tạo ra bằng đột biến được sử dụng trực tiếp và 2 dạng đột biến được sử dụng gián
tiếp.
Về sinh sản sinh dưỡng: đã có tới 20 loài cây ăn quả, 10 giống mía và khoai tây
được sử dụng trực tiếp. Phương pháp này có nhược điể m là không biết trước phương hướng của biế n gen và tần số biế n dị có lợi là rất thấp. Tuy nhiên nó lại có ưu điể m là thời gian tạo giống nhanh trồng vì phần lớn các biến dị đều di truyền.