V- CHỌN GIỐNG ƯU THẾ LAI Ở CÂY GIAO PHẤN V.1 Chọn vật liệ u để phát triển dòng tự phối:
V.3.1. Thử khả năng phối hợp chung:
Khi tạo dòng tự phối có rất nhiề u dòng được tạo ra (từ vài trăm tới và i nghìn dòng) công việc tự phối sẽ rất lớn và phức tạp. Tuy nhiên chỉ một số ít trong số các
dòng tạo ra có khả năng cho ưu thế lai. Vì lẽ đó mà loại bỏ các dòng không có khả năng cho ưu thế lai sớm sẽ rất có ích, vừa giả m bớt công sức vừa nâng cao hiệ u quả
chọn giố ng. Phương pháp thử khả năng phối hợp cho phép loại bỏ các dòng không có khả năng cho ưu thế lai.
- Thử khả nă ng phối hợp chung sớm:
Ngay từ thế hệ I3 khi mà các dòng tự phối được hình thành và đạt độ đồng đều tương đối cần thử ngay khả năng phối hợp chung. Lần thử này có thể loại bỏ tới 60 – 70% số dòng.
- Thử khả năng phối hợp chung muộn:
Được tiến hành ở thế hệ I5 hoặc I6. Lúc này các dòng tự phối đã đạt độ đồng đều
rất cao. Lần thử khả năng phối hợp chung muộn nà y cần đạt 2 mục tiêu: thứ nhất loại
bỏ tất cả các giống không có khả năng phối hợp cao, thứ 2 tìm các dòng có thể phối
hợp với nhau để tạo ra giố ng la i tổng hợp (giống Synthetic hoặc co mposite) đồng thời
cung cấp các dòng ưu tú cho gia i đoạn thử khả năng phối hợp riêng. - Phương pháp thử khả năng phối hợp chung:
Đó là thử khả năng phối hợp chung sớm hay muộn thì các dòng thử đều được đem lai với các vật liệu thử theo phương pháp la i đỉnh (Top cross). Sơ đồ lai như sau:
1 2 Vật liệu thử (Tester) 3 ... n
Vật liệ u thử (Tester) luôn được dùng là m mẹ và được thụ phấn của dòng định
thử. Như vậy vừa có thể là m tự phối và vừa lai thử khả năng phối hợp dễ dàng.
Yêu cầu của vật liệu thử là có cơ sở di truyền rộng: đó là các giố ng tổng hợp,
các giống có phương tốt, hoặc con la i kép. Để tăng độ chính xác cần tăng số cây trong
1 tổ hợp lai lê n sao cho đủ hạt để bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại ít nhất là 20 cây. - Cách xác định khả năng phối hợp chung:
Năng suất của tất cả các tổ hợp lai trong la i đỉnh được cộng lại và chia cho số tổ
hợp lai và có một trị số trung bình.
Năng suất của con lai từng dòng với Tester được so sánh với trị số trung bình (m). Tất cả các dòng có con lai với năng suất cao hơn năng suất trung bình của tất cả
các tổ hợp đều được coi là có khả năng phối hợp chung.
y1n
m = n
y > m có khả năng phối hợp chung.