Tính tất yếu và yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 25 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện

1.2.2. Tính tất yếu và yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

nghiệp

1.2.2.1. Tính tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nghĩa là có sự thay đổi ngành nghề sản xuất - kinh doanh, các khâu, các bộ phận vốn có của nông nghiệp, có sự thay đổi quan hệ, tỷ lệ giữa chúng và có sự thay đổi cách tổ chức, bố trí các nguồn nhân lực, vật lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là sự thay đổi một kết cấu kinh tế, thay đổi cả chất và lượng của nền kinh tế, do đó nó là một quá trình cách mạng lâu dài và khó khăn, cần tiến hành từng bước với qui mô và trình độ thích hợp. Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường sự thay đổi đó tuy khó khăn nhưng nhất thiết phải làm từ cơ sở, vùng lãnh thổ đến cả nước, sự thay đổi đó là tất yếu, hợp quy luật, đúng theo xu hướng phát triển. Bởi lẽ, trước sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, bản thân cơ cấu kinh tế kiểu cũ bộc lộ nhiều hạn chế, đó là cơ cấu bó hẹp, khép kín, không phải là cơ cấu để sản xuất hàng hoá, do vậy sản xuất chậm phát triển, thu nhập thấp, đời sống khó khăn... [10].

Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, từ cơ cấu sản xuất tự cung, tự cấp, phải chuyển sang cơ cấu sản xuất nhằm mục đích để bán. Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đòi hỏi mọi ngành, mọi vùng, mọi tổ chức kinh tế phải hoạt động theo yêu cầu của thị trường, theo mệnh lệnh và tiếng gọi của thị trường, thị trường cần hàng hoá gì thì sản xuất hàng hoá đó, chỉ sản xuất

và bán những cái mà thị trường cần. Cơ cấu kinh tế kiểu cũ mang tính tự cung, tự cấp nay phải được đổi mới phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường. Đó là cơ cấu kinh tế có phân công và hiệp tác lao động, có phân công chuyên môn hoá sản xuất, có mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các vùng, trong nước với nước ngoài, dựa trên thế mạnh của từng ngành, từng vùng để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn là yêu cầu khách quan bắt nguồn từ nhu cầu khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và lao động hiện có trong nông nghiệp để chuyển sang kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nông thôn. Để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nông thôn thì một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông thôn, đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới của đất nước [13]

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để khai thác mọi tiềm năng mở rộng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn còn là con đường giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển về mọi mặt giữa nông thôn và thành thị, cải thiện và nâng cao từng bước đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nông dân, khắc phục cảnh đói nghèo đã bao đời đè nặng lên cuộc sống của họ [13]

Quan điểm phát triển kinh tế của Đảng ta tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X là: Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt

đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Điều đó đòi hỏi phải quan tâm đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển, bởi lẽ trong cơ cấu kinh tế chung ở nước ta, kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Từ những lý do chủ yếu nói trên, có thể khẳng định rằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tất yếu khách quan đối với cả nước, cũng như đối với từng vùng, từng địa phương ở nước ta.

1.2.2.2. Yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với tăng trưởng:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế, được phản ánh qua sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người của một nền kinh tế. Như vậy, có thể hiểu tăng trưởng nông nghiệp là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp là sự gia tăng hoặc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào cơ bản đối với quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao động và công nghệ. Mặt khác, để đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, vốn và ngoại tệ cho tái sản xuất mở rộng và tích lũy ban đầu để đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác, các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp phải không ngừng gia tăng quy mô sản lượng, nghĩa là tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng sản lượng giữa các ngành, giữa các lĩnh vực là không giống nhau, nhờ đó tạo tiền đề để chuyển dịch về cơ cấu giữa các

ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp. Để đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng của tăng trưởng, việc đổi mới cơ cấu các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp, hay nói cách khác, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở bố trí lại một cách hợp lý các nguồn lực được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp giữa các ngành, các lĩnh vực [14].

Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển nông nghiệp bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và là một quá trình biến đổi lâu dài theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa rộng lớn, bao hàm cả bốn mục tiêu cơ bản là: Tăng trưởng kinh tế - tăng về quy mô số lượng, thay đổi về cơ cấu kinh tế - thay đổi về chất lượng, tiến bộ về xã hội - nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư, cải thiện về môi trường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và chỉ khi nào đồng thời đạt hiệu quả cao ở cả bốn mục tiêu này thì nền nông nghiệp mới được xem là phát triển bền vững [14].

Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế học coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của một nền kinh tế. Bởi vì, có những quốc gia đạt được mức tăng trưởng nông nghiệp rất cao nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân sống ở nông thôn có thu nhập ở mức nghèo đói. Đây là hệ quả của sự chuyển dịch thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các thành phần kinh tế và giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế đó. Mặt khác, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế có thể kéo theo sự khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, khiến cho các nguồn tài nguyên bị kiệt quệ, làm phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái hoặc cùng với tăng trưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị và nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị hạ thấp hoặc mất

đi, dẫn tới cơ cấu xã hội bị đảo lộn và bất ổn định. Tuy nhiên, nếu chỉ nhấn mạnh đến công bằng xã hội và bền vững môi trường tự nhiên sẽ dẫn tới phát triển dàn trải giữa các ngành và giữa các vùng, dẫn tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, không đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, để bảo đảm hài hòa cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, nhiều nước chọn con đường phát triển toàn diện thông qua tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải xuất phát từ tín hiệu của thị trường.

Phát triển nông nghiệp toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hóa gắn với thị trường. Chỉ có như vậy mới khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung, tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nước ta hiện nay. Sản xuất hàng hóa đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định [14].

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với hiệu

quả kinh tế và xã hội: Một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý phải là cơ

cấu đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất chỉ có thể tồn tại được khi sản phẩm có khả năng cạnh tranh, hay nói cách khác sản xuất phải đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng thống nhất với hiệu quả xã hội. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ tính đến hiệu quả về mặt kinh tế mà còn phải tính đến hiệu quả về mặt xã hội, phải được đo lường bằng các chỉ tiêu tổng hợp, cả về kinh tế và xã hội [14].

Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với nền

kinh tế mở và hội nhập quốc tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

nông thôn phải phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với thế giới và khu vực. Yêu cầu trên còn là cơ sở để hình thành các giải pháp xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý trong giai đoạn hiện nay [14].

Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với công

bằng xã hội: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo

hướng CNH, HĐH trong thế kỷ XXI ở nước ta không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc và toàn diện mà còn phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, khu vực nông thôn nói riêng. Vì vậy, cùng với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị [17]

Bảy là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải kết hợp giữa

truyền thống và hiện đại: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nước ta hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, bao gồm cả ngành nghề truyền thống ở nông thôn, nông nghiệp lúa nước, kinh nghiệm thâm canh cây trồng, vật nuôi, giống cây đặc sản… Mặt khác, phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tám là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn mục đích

tăng trưởng kinh tế với phân công lại lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch

vụ ở khu vực này: Để đảm bảo sự phát triển nông thôn bền vững, ổn định thì cơ cấu lao động nông thôn phải được điều chỉnh hợp lý. Cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động nông nghiệp là phương hướng lâu dài của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta. Thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ thúc đẩy phân công lại lao động xã hội bên trong lãnh thổ mà còn thúc đẩy quá trình tham gia vào hợp tác lao động quốc tế tạo thuận lợi cho từng ngành chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sâu hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhờ đó mà kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chín là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với quy hoạch,

chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước: Nông nghiệp trên địa bàn huyện là một bộ phận của nền nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung của tỉnh, của vùng và cả nước. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phải gắn kết với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước về mục tiêu, phương hướng và giải pháp.

Mười là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công

nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Xu hướng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xu hướng và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trong từng giai đoạn. Mối tương quan xuất phát từ thực tế ở nước ta và kinh nghiệm của các nước: Công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vừa tạo ra điều kiện vật chất, vừa thu hút lao động dư thừa của khu vực này trong quá trình CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)