Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 79)

Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng

3.4.1. Những kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nghiệp ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách đã được thực hiện từ hơn 10 năm nay, tuy nhiên, kết quả đáng kể đến là từ năm 2010 đến nay, với nhiều chính sách hỗ trợ chuyển dịch được lãnh đạo tỉnh và huyện đưa ra và áp dụng vào thực tế.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đã có sự chuyển dịch tốt từ nông nghiệp thuần túy sang các ngành nghề cho hiệu quả cao như ngành thủy sản, chăn nuôi, và đặc biệt là trồng hoa màu cho giá trị kinh tế cao. Tốc độ chuyển dịch là ổn định qua các năm.

- Giá trị kinh tế từ các ngành kinh tế được chuyển dịch được tăng cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp huyện, nâng cao thu nhập mức sống cho người nông dân.

- Lượng lao động chuyển đổi từ nông nghiệp trồng lúa sang các ngành nghề khác nhìn chung đều được đào tạo các kiến thức về ngành nghề chuyển đổi, được hướng dẫn về phương thức canh tác, nuôi trồng mới, giúp gia tăng hiệu quả kinh tế.

- Bộ máy tổ chức, quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện dần được hoàn thiện, và cho thấy được hiệu quả quản lý tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch trong hoạt động chuyển dịch cơ cấu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra hàng năm.

- Tính bền vững và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại huyện Nam Sách được đánh giá khá tốt, khi đã mang lại nhiều lợi ích rõ nét, đặc biệt là về đời sống của người nông dân trên địa bàn huyện.

3.4.2. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Mặc dù đã đạt được khá nhiều kết quả đáng khích lệ đối với hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách, nhưng vẫn còn có những điểm tồn tại trong hoạt động này thể hiện ở những thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện nhà.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mặc dù tăng đều qua các năm nhưng vẫn còn khá chậm, không đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế tại địa phương, cũng như yêu cầu chuyển dịch cơ cấu để nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp trồng lúa vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu ngành, với hơn 50%, và tốc độ giảm của tỷ trọng này còn khá hạn chế, trong 05 năm, chỉ giảm từ 52,8% xuống 51,6%, điều này cho thấy tâm lý người dân vẫn còn nặng suy nghĩ làm nông nghiệp là gắn liền với trồng lúa.

- Hiệu quả kinh tế mang lại từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện vẫn chưa cao, mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng không lớn. Tổng diện tích chuyển đổi, lao động chuyển đổi đều có mức tăng, nhưng còn chậm qua các năm trong giai đoạn từ năm 2010-2014.

- Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản của huyện Nam Sách còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm.

- Nhìn chung, những cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới đã được hình thành có hiệu quả cao hơn trước song còn thể hiện nhiều bất cập. Thứ nhất, cơ cấu sản xuất của huyện còn mang nặng tính độc canh, tự cấp, tự phát, phân tán, quy mô nhỏ là phổ biến trong nông nghiệp. Với tính chất tự cấp, tự phát và phân tán, quy mô nhỏ lại dễ dẫn đến hậu quả cung không phù hợp với cầu,

lúc thừa, lúc thiếu, sản phẩm bấp bênh nên vừa ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vừa làm cho nông dân không dám mở rộng đầu tư vì sợ rủi ro. Thứ hai, một số cơ cấu ngành sản phẩm nông nghiệp của huyện còn thể hiện nhiều bất cập giữa thực trạng phát triển và tiềm năng, giữa khả năng phát triển và nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra, trong phát triển nông nghiệp của huyện còn phổ biến tình trạng chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thậm chí còn sử dụng hóa chất bừa bãi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm; chưa kết hợp sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nên giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện thường thấp lại dễ rơi vào tình trạng bị ép giá, hiệu quả sản xuất vì thế không cao.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ cao và công nhân lành nghề trong nông nghiệp của huyện còn ít, trong khi đó trình độ dân trí và kiến thức kinh tế thị trường của đại bộ phận nông dân còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hoá gắn với thị trường trong nước và ngoài nước. Cán bộ kỹ thuật và quản lý có trình độ cao làm việc lâu dài trong nông nghiệp vốn đã ít về số lượng, đơn điệu về ngành nghề lại yếu về chất lượng là phổ biến ở huyện Nam Sách. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở về kỹ thuật và quản lý kinh tế còn chưa được quan tâm đúng mức.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nông nghiệp ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

3.4.3.1. Nguyên nhân do công tác quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của chính quyền địa phương

Hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền huyện chưa thực sự thể hiện được vai trò đôn đốc, định hướng cho người nông dân thực hiện các chính sách và biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý của chính quyền trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đánh giá trong bảng số liệu 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12 Đánh giá của nông dân về công tác tổ chức, quản lý của chính quyền Nhân Nhân

tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 ĐTB

Tổng số ngƣời Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý

Công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân

trong việc phát triển sản phẩm hoa mầu 11 29 81 63 58 3,53 242 Công tác tổ chức, quản lý có được những

chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân

trong việc phát triển sản phẩm thủy sản 16 34 76 59 57 3,44 242 Công tác tổ chức, quản lý có được những

chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm trang trại, chăn

nuôi 12 28 68 71 63 3,60 242

Bộ máy tổ chức, quản lý tại địa phương hoạt động một cách tích cực, hiệu quả trong việc hỗ

trợ nông dân phát triển kinh tế 10 28 81 76 47 3,50 242

Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập

Căn cứ vào bảng số liệu 3.12 cho thấy các mức điểm trung bình đánh giá vè công tác tổ chức quản lý tại huyện vẫn chưa đạt được sự hài lòng cao của nông dân trên địa bàn huyện: Công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm hoa mầu 3,53 điểm. Chỉ tiêu công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển thủy sản 3,44 điểm. Chỉ tiêu công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm trang trại, chăn nuôi 3,60 điểm. Chỉ tiêu bộ máy tổ chức, quản lý tại địa phương hoạt động một cách tích cực, hiệu quả trong việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế 3,50 điểm. Nhìn chung, các mức điểm này vẫn chưa phải là mức điểm cao. Điều này cho thấy cần phải thực hiện nhiều giải pháp tích cực hơn nữa trong công tác tổ chức, quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

+ Hạn chế trong công tác lập kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Công tác lập kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện còn nhiều bất cập do các cơ quan chức năng của huyện vẫn chú trọng chủ yếu vào

phát triển ngành nông nghiệp truyền thống thay vì phát triển ngư nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp chính quyền huyện lại ưu tiên phát triển trồng trọt đặc biệt là canh tác trồng lúa nước mà bỏ qua các loại cây hoa màu khác có thể cho năng suất cao hơn do chúng hợp với thổ nhưỡng đất canh tác của huyện.

Chính quyền huyện Nam Sách chưa có kế hoạch quy hoạch tổng thể phát triển cho từng ngành sản phẩm gắn với vùng sản xuất chuyên canh, một số ngành sản phẩm đã có quy hoạch nhưng quản lý còn chưa tốt và chưa có các biện pháp phù hợp nên chưa có tác dụng tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn rơi vào tình trạng manh mún, tự phát.

+ Hạn chế trong công tác điều hành

Chính quyền huyện Nam Sách tổ chức, điều hành chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn quá phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, lấy sản xuất tự cung, tự cấp làm hướng chính. Việc tổ chức, điều hành theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu chưa được chính quyền huyện quan tâm đúng mức và đầu tư thỏa đáng.

+ Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trong thời gian vừa qua, chính quyền huyện Nam Sách đã có tổ chức hoạt động kiểm tra xuống các địa phương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp song tần suất kiểm tra còn ít chưa thường xuyên nên không phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp. Đồng thời tổ kiểm tra cũng chưa có những biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm phát hiện được do đó các sai phạm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn phổ biến như sản phẩm nông nghiệp của huyện có hàm lượng thuốc bảo vệ nhiều, các địa phương thực hiện chuyển dịch kinh tế nông nghiệp không theo chủ trương ban hành…

+ Hạn chế của đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện

Trên địa bàn huyện đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ quản lý tổ chức và chuyên môn chuyên sâu về nông nghiệp còn thiếu và trình độ năng lực thấp, các mô hình trình diễn, các dự án thí điểm còn ít dẫn đến người dân khi chưa được “mục sở thị” nên chất lượng lao động nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở về kỹ thuật và quản lý kinh tế nông nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức, chính quyền huyện chưa có chính sách thu hút nhân tài về làm việc lâu dài và phục vụ sản xuất nông nghiệp, công tác đào tạo nghề cho nông dân, cán bộ xã, hợp tác xã, chủ trang trại còn chưa hiệu quả…

3.4.3.2. Nguyên nhân phi quản lý a) Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những nội dung rất quan trọng ảnh hưởng đến chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn con giống và cây trồng, thời vụ canh tác và kỹ thuật canh tác và nuôi trồng. Đánh giá về điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương tác giả đánh giá thông qua bảng 3.13 dưới đây:

Bảng 3.13 Đánh giá của nông dân về điều kiện tự nhiên Nhân Nhân

tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 ĐTB

Tổng số ngƣời Đánh giá về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với khả năng canh tác các sản phẩm hoa

mầu cho năng suất cao hơn trồng lúa 12 23 54 64 89 3,81 242 Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp

với khả năng nuôi trồng thủy sản 10 29 78 68 57 3,55 242 Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp

với nghề chăn nuôi và trang trại 18 26 57 68 73 3,63 242 Điều kiện tự nhiên của huyện nhìn

chung có nhiều điểm thuận lợi cho

người nông dân phát triển kinh tế 11 26 64 73 68 3,67 242 Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập

Theo đánh giá của nông dân trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, cho thấy chỉ tiêu điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với khả năng canh tác các sản phẩm hoa màu cho khả năng suất cao hơn trồng lúa đạt được mức điểm trung bình là 3,81 điểm. Đây là mức điểm trung bình tương đối cao. Kết quả này cho thấy các hộ nông dân trên địa bàn huyện đánh giá cao về sự phù hợp với khả năng canh tác cao hơn. Chỉ tiêu điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với nuôi trồng thủy sản đạt được mức điểm trung bình khá với 3,55 điểm. Chỉ tiêu điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với nghề chăn nuôi và trang trại đạt được mức điểm trung bình là 3,63 điểm. Khi được hỏi về chỉ tiêu điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp có nhiều điểm thuận lợi cho người nông dân phát triển kinh tế đạt được mức điểm trung bình là 3,67 điểm. Kết quả này cho thấy người nông dân vẫn chưa thực sự hài lòng cao về điều kiện tự nhiên cho việc phát triển nông nghiệp ở đây.

b) Tình hình kinh tế - xã hội

Sự phát triển về kinh tế, xã hội tại địa phương chưa thực sự tốt, do đó chưa tạo được đà phát triển và hỗ trợ phát triển của các sản phẩm được chuyển đổi, do đó sản phẩm nông nghiệp được làm ra chưa có thị trường tiêu thụ một cách ổn định.

Đánh giá của nông dân về tình hình kinh tế xã hội tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương được tác giả tổng hợp trong bảng số liệu 3.14 dưới đây:

Bảng 3.14 Đánh giá của nông dân về tình hình kinh tế- xã hội

Nhân tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 ĐTB ngƣời TS

Đánh giá về tình hình kinh tế- xã hội

Tình hình kinh tế-xã hội tại huyện phù hợp cho nông dân trong việc phát triển sản

phẩm hoa mầu 14 44 88 56 40 3,26 242

Tình hình kinh tế-xã hội tại huyện phù hợp cho nông dân trong việc phát triển

nghề nuôi trồng thủy sản 12 26 89 62 53 3,49 242

Tình hình kinh tế-xã hội tại huyện phù hợp cho nông dân trong việc phát triển

chăn nuôi và trang trại 16 21 78 69 58 3,55 242

Sự phát triển kinh tế- xã hội tại huyện là ổn định, giúp cho nhà nông có nhiều cơ

Căn cứ vào bảng số liệu 3.14 cho thấy người nông dân vẫn chưa hài lòng về điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Các mức điểm trung bình cho chỉ tiêu này là chưa cao mức điểm trung bình dao động từ 3,26-3,55 điểm.

Chỉ tiêu tình hình kinh tế xã hội tại huyện là phù hợp cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm hoa màu đạt được mức điểm trung bình là 3,26 điểm. Chỉ tiêu điều kiện kinh tế - xã hội là phù hợp cho nông dân trong việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đạt được mức điểm trung bình là 3,49 điểm. Chỉ tiêu tình hình kinh tế - xã hội của huyên là phù hợp cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm hoa màu đạt được mức điểm trung bình là 3,26 điểm. Chỉ tiêu sự phát triển kinh tế- xã hội tại huyện là ổn định, giúp cho nhà nông có nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 79)