Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 34 - 44)

1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện

1.2.4. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện

huyện

Từ khi đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta có sự chuyển biến tích cực, nhưng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp một số nơi vẫn chưa thoát khỏi độc canh, thuần nông. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế nông thôn các ngành nghề ngoài nông nghiệp vẫn chưa phát triển. Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta còn bất hợp lí, hiệu quả thấp chưa khai thác hết mọi tiềm năng của đất nước và lợi thế sinh thái của từng vùng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn.

Mặt khác, do những biến động của nền kinh tế đất nước gắn liền với bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường và sự tác động mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH nông thôn. Nền nông nghiệp đang từng bước chuyển sang nông nghiệp sản xuất hàng hoá với cấu trúc đa dạng và năng động. Tốc độ tăng giá trị sản lượng tuy cao nhưng chưa có bước tiến mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Vì vậy, để nâng cao

hiệu quả của công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng năng suất và tăng thu nhập cho đối tượng chuyển dịch thì cần đổi mới cơ cấu giữa các ngành trong toàn ngành và đổi mới trong nội bộ từng ngành, cụ thể như sau:

- Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính của nông nghiệp, trong nhiều năm giữa 2 ngành này mất cân đối nghiêm trọng, tỷ trọng của ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển. Vì vậy, cần hướng tới đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có vị trí tương xứng với ngành trồng trọt góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành này.

- Ngay trong ngành chăn nuôi cần phải đa dạng hoá, coi trọng phát triển đàn gia súc nhằm cung cấp thịt, sữa cho toàn nền kinh tế. Phải đổi mới cơ cấu chăn nuôi hợp lý, tăng nhanh tỷ trọng thịt trâu, bò và gia cầm bằng cách phát triển mạnh đàn bò thịt, phát triển mạnh đàn gia cầm gồm gà, vịt, ngan, ngỗng trong đó coi trọng đàn gà, vịt. Phát triển mạnh đàn lợn hướng nạc, nâng tỷ lệ nạc trong thịt lợn lên 40-50%.

- Trong ngành trồng trọt, phải tiến hành đa dạng hoá sản xuất, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất lương thực, tuy vậy vẫn phải đảm bảo được an ninh lương thực bằng nhiều biện pháp tăng năng suất, sản lượng lương thực như thâm canh, khai hoang, tăng vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá, chú trọng phát triển những cây có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.

- Cần phát triển nhanh ngành thuỷ sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và chế biến để nâng cao tỷ trọng giá trị ngành thuỷ sản, khai thác lợi thế của từng vùng. Khai thác, sử dụng có hiệu quả mặt nước, kể cả chuyển một phần đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển

mạnh nuôi ở biển, nuôi nước lợ, nước ngọt tăng sản lượng nuôi trồng tương đương sản lượng khai thác.

- Cuối cùng, ngoài những việc cần làm trên để tăng năng suất và tăng thu nhập cho đối tượng chuyển dịch cần đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp bao gồm cảc trồng rừng, khai thác và chế biến. Đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ góp phần giữ vững cân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.

1.2.4.1. Gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự rút ngắn thời gian thay đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng giai đoạn nhất định[19]

Gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ là sự đẩy mạnh thời gian thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành kinh tế nông nghiệp mà còn bao gồm sự rút ngắn thời gian thay đổi vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp[19]

Việc gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cần thiết vì trên thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta là một quá trình thường xuyên, liên tục và thường diễn ra với tốc độ tương đối chậm chạp theo thời gian.

Từ khi đổi mới đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta có sự chuyển biến tích cực song ngành nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ cấu nông nghiệp ở một số nơi vẫn chưa thoát khỏi độc canh, thuần nông. Nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của cả nước, chưa đạt yêu cầu so với đòi hỏi về phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững và nó còn chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế xã hội cả nước.

Điều này làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta còn bất hợp lí, hiệu quả thấp chưa khai thác hết mọi tiềm năng của đất nước và lợi thế sinh thái của từng vùng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp. Do đó, gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu,cần thiết để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng toàn diện.

Những biểu hiện của việc gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm:

- Đẩy nhanh thời gian thay đổi số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành kinh tế nông nghiệp.

Trong mỗi giai đoạn phát triển đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nước ta phải chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp càng nhanh thì kinh tế nông nghiệp càng có điều kiện để phát triển mà biểu hiện của quá trình này chính là việc đẩy nhanh thời gian thay đổi số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành kinh tế nông nghiệp.

Hiện nay, kinh tế nông nghiệp nước ta bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có tỷ trọng khác nhau. Trong từng nhóm ngành lại được phân chia thành các bộ phận nhỏ cũng có tỷ trọng khác nhau. Ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế nhất định tuy theo định hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp, các cơ quan chức năng thuộc quản lý Nhà nước sẽ dùng các chính sách thích hợp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Công tác này chính là việc thay đổi số lượng các ngành của kinh tế nông nghiệp đồng thời thay đổi tỷ trọng của chúng. Ví dụ để tăng tỷ trọng ngành kinh tế ngư nghiệp, Nhà nước có thể đưa ra các chính sách chuyển đổi diện tích đất trồng lúa không đạt hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thủy sản để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, để quá trình này đạt hiệu quả cao nhất hay cơ cấu kinh tế nông nghiệp bắt kịp với những định hướng về phát

triển của nhà nước thì mỗi vùng, mỗi địa phương phải đẩy nhanh thời gian thay đổi số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành kinh tế nông nghiệp nhằm gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương mình tạo điều kiện rút ngắn thời gian phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây cũng chính là biểu hiện của sự gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động ngành nông nghiệp để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy biểu hiện của gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chình là đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp.

Khi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi thì cần có sự thay đổi về cơ cấu lao động để đáp những điều kiện phù hợp tiến hành sản xuất nông nghiệp. Ví dụ khi địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành ngư nghiệp thì địa phương phải tiến hành đào tạo tăng số lao động trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Chính vì vậy, khi gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì yếu tố cần thiết phải thực hiện đó là đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp nó cũng là biểu hiện của công tác này.

Để đánh giá tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì phương pháp vector là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Để lượng hoá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giữa hai thời điểm t0 và t1, người ta thường dùng công thức sau:

                   n i n i i i i n i i t S t S t S t S 1 1 1 2 0 2 1 0 1 ) ( ) ( ) ( ) ( cos

Trong đó: Si(t) là tỷ trọng các chuyên ngành sản xuất cấu thành nền kinh tế nông nghiệp tại thời điểm t

φ được coi là góc hợp bởi 2 véc tơ cơ cấu S(t0) và S(t1).

Khi đó Cosφ càng lớn bao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu tức là tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm và ngược lại. Khi cosφ = 1 thì góc giữa hai vector này bằng φ điều đó có nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất tại hai thời điểm. Khi cosφ = 0 thì góc giữa hai véc tơ này bằng 900 và các vector cơ cấu là trực giao với nhau. Như vậy, gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính là giảm độ lớn của Cosφ.

1.2.4.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành là tập hợp các ngành kinh tế cấu thành ngành nông nghiệp, phản ánh mối quan hệ hữu cơ, những tác động qua lại giữa các ngành kinh tế đó, được thể hiện ra cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian, điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể và vận động hướng vào các mục tiêu nhất định của nền kinh tế.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành là việc chú trọng đẩy nhanh tốc độ thay đổi tỷ trọng các ngành cấu thành nền kinh tế nông nghiệp thay bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo các nhân tố khác như: thành phần kinh tế và vùng – lãnh thổ [10].

Việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành là cần thiết vì mỗi vùng lãnh thổ nông nghiệp bao giờ cũng có nhiều ngành với mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu các thành phần ngành nông nghiệp hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Đồng thời, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành thì cũng đã có xem xét và kết hợp tối ưu với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế. Chính những lý do trên có thể đưa ra nhận định thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành là cần thiết

hơn so với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế hay theo cơ cấu vùng lãnh thổ.

Dựa vào cơ cấu các bộ phận kinh tế cấu thành ngành kinh tế nông nghiệp và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lí, đa dạng trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu, có thể nêu các biểu hiện của việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế như sau:

- Thúc đẩy chuyển dịch giữa nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp (thủy sản): Đây là những ngành sản xuất mà tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, rừng và nguồn nước, đối tượng sản xuất là giới sinh học. Cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của nước ta hiện nay là chưa phù hợp, thể hiện ở chỗ tỷ trọng sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị nông – lâm – ngư nghiêp. Một cơ cấu hợp lý và hiệu quả là phải tăng nhanh tỷ trọng lâm và ngư nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

- Thúc đẩy chuyển dịch giữa trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề

Cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi - ngành nghề là cơ cấu phản ánh một cách toàn diện mối quan hệ trong sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm của trồng trọt là sản xuất có tính thời vụ. Phát triển chăn nuôi và ngành nghề một mặt vừa hỗ. trợ cho trồng trọt phát triển, mặt khác tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo mối quan hệ trồng trọt - chăn nuôi - ngành nghề là nhằm tăng tỷ trọng của chăn nuôi và ngành nghề, giảm tỷ trọng trồng trọt. Vì vậy, trong sản xuất ở nước ta hiện nay, chủ trương phát triển mọi ngành nghề, phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính là hoàn toàn đúng đắn.

- Thúc đẩy chuyển dịch giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành chế biến và dịch vụ.

Trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là khâu quan trọng hàng đầu, nó cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội. Khâu chế biến bao gồm việc chế biến các sản phẩm cho người, sản phẩm cho vật nuôi và phân bón cho cây trồng. Dịch vụ là khâu quan trọng, làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ vừa là khâu cung cấp các yếu tố sản xuất cho đầu vào, vừa đảm nhiệm khâu tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất (đầu ra). Việc duy trì các mối quan hệ tỷ lệ giữa sản xuất – chế biến và dịch vụ không những đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hoạt động bình thường mà còn làm tăng giá trị nông nghiệp, tăng sản lượng hàng hóa và nông sản xuất khẩu.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động giữa trồng trọt – chăn nuôi – lâm nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

Đây là sự phản ánh của phân công lao động xã hội theo ngành gắn liền với sản xuất nông nghiệp trên một địa bàn cụ thể. Sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn đã kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động ở khu vực này. Lao động trong nhóm hộ nông – lâm – ngư nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ, tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm đi. Đây là một xu hướng tiến bộ, vì nó vừa có tác dụng sử dụng có hiệu quả hơn việc “toàn dụng” lao động nông thôn, vừa thực hiện nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta.

1.2.4.3. Gia tăng hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Gia tăng hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính là việc nâng cao sự ổn định, sự bền vững về kinh tế nông nghiệp và điều kiện khí hậu, xã hội của nước ta. Chúng ta có thể áp dụng được các biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành nông nghiệp để gia tăng hiệu quả của công tác này[10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)